Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiến
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.2. Các quy trình sản xuất cam sành
2.1.2.1. Cam sành thường
Hầu hết việc sản xuất cam sành của các nông hộ đều dựa trên kinh nghiệm truyền thống của những người đi trước, các hộ có thói quen dùng các loại phân bón và thuốc BVTV một cách bừa bãi, quá mức, bón không cân đối, chưa chấp hành thời gian cách ly, do vậy không đảm bảo VSATTP. Hơn nữa các hộ chưa có ý thức phân tích đất, nước trước khi trồng, một số còn sử dụng phân tươi để bón cho cam sành.
2.1.2.2. Cam sành an toàn (VietGap)
Theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn kèm theo Quyết định số 379/2008/QĐ-BNN-KHCN của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành thì cam sành sản xuất theo quy trình an toàn phải đảm bảo điều kiện sản xuất về nhân lực, về đất trồng, phân bón, nước tưới, kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh...
Người sản xuất phải được tập huấn kĩ thuật sản xuất CSAT. Đất trồng phải đảm bảo các tiêu chuẩn về mức độ ô nhiễm trong đất không được quá mức quy định cho phép. Phân bón cần sử dụng phân bón trong danh mục quy định, không có nguy cơ ô nhiễm. Trong sản xuất CSAT, vấn đề nước tưới trong sản xuất CSAT
cũng rất quan trọng, nước tưới phải đảm bảo không ô nhiễm, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn, không sử dụng nước thải công nghiệp, nói chung nguồn nước cho vùng sản xuất CSAT cần được kiểm tra định kì đột xuất. Cùng với đó kĩ thuật canh tác, công tác phòng trừ sâu bệnh cũng phải tuân thủ theo quy trình. Ngoài ra, cam sành sản xuất theo quy trình an toàn cần đảm bảo các điều kiện về thu hoạch bảo quản, công bố tiêu chuẩn chất lượng, CSAT trước khi lưu thông phải đảm bảo các quy định về chất lượng và phải có tổ chức kiểm tra và giám sát.
2.1.2.3. Quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
IPM (IntegVTATed Pests Management) có nghĩa là quản lý tổng hợp dịch hại bảo vệ cây trồng. Biện pháp IPM là một hệ thống điều khiển dịch hại bằng cách sử dụng tất cả những kĩ thuật thích hợp trên cơ sở sinh thái.
Định nghĩa khoa học hơn của IPM là: Sử dụng những nguyên tắc sinh thái hợp lý (mối quan hệ giữa các sinh vật trong hệ sinh thái, cân bằng sinh học trong tự nhiên, quy luật tự điều chỉnh, quy luật hình tháp số lượng) (Nguyễn Mạnh Dũng, 2001).
2.1.2.4. Quy trình VietGAP
Sản xuất rau, quả tươi theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) đã được ban hành từ năm 2008 hiện đang được áp dụng ở tất cả các tỉnh thành trong nước, việc áp dung quy trình VietGap không chỉ đảm bảo VSATTP mà còn đảm bảo an sinh xã hội và môi trường. Tuy nhiên việc áp dung quy trình sản xuất VietGap vào sản xuất cam sành trên địa bàn huyện Bắc Quang mới được triển khai năm 2013, do vậy, đòi hỏi có sự tham gia của người sản xuất, khách hàng và các cơ quan, các tổ chức từ cơ sở đến tỉnh có như vậy mới thành công và có hiệu quả (Bộ NN&PTNT, 2008).
2.1.3. Vai trò, đặc điểm của phát triển sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP của nông hộ tại huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang