Giải pháp về kỹ thuật sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn vietgap của nông hộ tại huyện bắc giang tỉnh hà giang (Trang 119 - 120)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất, tiêu thụ cam sành theo tiêu

4.3.6. Giải pháp về kỹ thuật sản xuất

a) Đáp ứng tốt nguồn giống cam sành chất lượng và sạch bệnh

- Giống tốt là một trong những yếu tố quan trọng nhất cho quá trình đầu tư xây dựng một vườn cam sành có năng suất cao và ổn định, giảm chi phí đầu tư khi trồng mới mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, trong thời gian tới, cán bộ khuyến nông huyện, xã cần kết hợp với cán bộ kỹ thuật của tỉnh thường xuyên tập huấn chuyển giao KHKT cho bà con nông dân sản xuất theo quy trình VietGAP, cách phòng trừ sâu bệnh hại và cách nhận biết giống sạch cho các hộ.

- Phòng trồng trọt sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tham mưu làm tốt công tác quản lý đối với các đơn vị sản xuất và cung ứng cây giống cam sành sạch bệnh trên địa bàn toàn tỉnh.

b) Chú trọng công tác chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP

- Giai đoạn kinh doanh là giai đoạn mang lại hiệu quả kinh tế cao và thể hiện rõ lợi thế cạnh tranh trong toàn bộ quá trình sản xuất cam sành VietGAP. Trong giai đoạn này, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật cần được quan tâm cả về đầu tư chăm bón và thu hoạch sản phẩm. Công tác chăm bón, cần quan tâm tới hai công việc bón phân và phòng trừ sâu bệnh hại.

- Ngoài ra cần thường xuyên theo dõi tình hình sinh trưởng và phát triển của cây trồng để có biện pháp xử lý kịp thời các hiện tượng thiếu phân vi lượng như: thiếu kẽm, magie, thiếu sắt… để bón bổ sung.

- Phòng trừ sâu bệnh hại: Phòng trừ sâu bệnh hại là một vấn đề vô cùng quan trọng trong trồng và chăm sóc cam sành. cây cam sành thường bị một số bệnh chính như: Sâu vé bùa, rầy chổng cánh, câu cấu hại lộc non, nhện đỏ, nhện rám vàng, nhện trắng, rệp muội bông, rệp muội xanh, ruồi đục quả, bọ xít xanh…Bệnh Greening, bệnh loét, bệnh ghẻ, bệnh tàn lụi... Sâu bệnh hại cam sành là vấn đề rất cần phải chú ý và theo dõi thường xuyên để xử lý kịp thời, nếu không sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất cũng như tuổi thọ của cây cam. Cần tuân thủ quy trình VietGAP với các chỉ định đúng về thuốc BVTV và thời gian cách ly như vậy sẽ làm giảm lượng phân bón.

c) Áp dụng công nghệ sau thu hoạch cam sành VietGAP

- Cần tiếp tục nghiên cứu áp dụng công nghệ sau thu hoạch và bảo quản cam sành có hiệu quả.

- Sản phẩm cam sành VietGAP chủ yếu tiêu thụ quả tươi. Thời gian thu hoạch cam sành từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau (4 tháng).

- Hiện nay chưa có công nghệ chế biến bảo quản cam sành nào có hiệu quả để các hộ dân áp dụng, việc bảo quản chủ yếu hiện nay của các hộ là bằng kinh nghiệm chọn và phân loại quả, loại bỏ những quả bị bệnh, bị xây xát, quả không đạt tiêu chuẩn tiêu thụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn vietgap của nông hộ tại huyện bắc giang tỉnh hà giang (Trang 119 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)