Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn vietgap của nông hộ tại huyện bắc giang tỉnh hà giang (Trang 57 - 59)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu

3.1.3.1. Thuận lợi

- Huyện Bắc Quang có vị trí địa lý và đặc điểm sinh thái rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong phát triển ngành nông nghiệp, trong đó thế mạnh là phát triển cây ăn quả có múi theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Nhân dân đã biết khai thác thế mạnh về đất đai, xây dựng các mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao.

3.1.3.2. Khó khăn

- Điều kiện thời tiết, khí hậu, thuỷ văn khắc nghiệt ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của người dân.

- Lao động và hộ nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao chiếm trên 82%.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

a) Chọn địa bàn và chọn hộ:

- Chọn địa bàn: Chọn 3 xã là: Vĩnh Hảo, Tiên Kiều và xã Việt Hồng. Do đây là các xã trọng điểm trồng cam sành nói chung và có các nông hộ tham gia áp dụng quy trình VietGAP vào sản xuất cam sành ở huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

- Chọn hộ: Số lượng mẫu nghiên cứu: chọn 60 hộ trong tổng số 3 xã, mỗi xã là 20 hộ.

Tiêu chí chọn hộ: Chọn tổng thể 30 hộ sản xuất cam sành theo quy trình VietGAP (mỗi xã 10 hộ) và 30 hộ sản xuất cam sành thường (mỗi xã 10 hộ) trên địa bàn 3 xã là Vĩnh Hảo, Tiên Kiều và xã Việt Hồng.

b. Chọn mẫu điều tra

Dựa trên tỷ lệ trồng cam sành của các hộ trong 3 xã (Vĩnh Hảo, Tiên Kiều và xã Việt Hồng) để xác định lượng mẫu điều tra và dựa trên yêu cầu số mẫu đủ lớn, đảm bảo ý nghĩa thống kê để phân tích. Sau đó chọn số lượng hộ điều tra dựa vào danh sách các hộ trong thôn, khu dân cư chọn ngẫu nhiên số hộ cần điều tra theo danh sách sau đó trực tiếp đến phỏng vấn từng hộ.

+ Chọn cán bộ

Các bước thu thập thông tin sơ cấp như sau: Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn.

Bước 2: Tiến hành điều tra thử tại 2 hộ tại xã Vĩnh Hảo. Bước 3: Kiểm tra, chỉnh sửa và hoàn thiện phiếu điều tra. Bước 4: Phỏng vấn chính thức để thu thập thông tin và số liệu. Bước 5: Tổng hợp số liệu.

Bảng 3.5. Số lượng mẫu của các điểm điều tra

Đối tượng điều tra ĐVT Tổng

số Tổng số Các xã chọn điểm Vĩnh Hảo Tiên Kiều Việt Hồng Cán bộ quản lý cấp huyện, Tp phòng NN và Trưởng trạm KN (phỏng vấn trực tiếp) người 2 - - - Cán bộ quản lý cấp xã, tổ SX, Khuyến

nông (Phỏng vấn trức tiếp) người 3 1 1 1

Hộ sản xuất cam sành theo quy trình

VietGap (Điều tra) hộ 30 10 10 10

Hộ sản xuất cam sành không theo quy

trình VietGap (điều tra) hộ 30 10 10 10

Tác nhân tiêu thụ (Phỏng vấn trực tiếp) người 9 3 3 3 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2016) - Dưới sự giúp đỡ của Phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông huyện Bắc Quang, và bằng phương pháp chọn ngẫu nhiên theo danh sách các hộ tham gia phát triển cam sành theo tiêu chuẩn VietGap. Vì vậy chúng tôi chọn 3 xã (Vĩnh Hảo, Tiên Kiều và xã Việt Hồng) do 3 đơn vị này mang tính đại diện cho huyện Bắc Quang.

Tiếp theo chúng tôi tiến hành điều tra 60 hộ, mỗi xã 20 hộ theo các quy mô sản lượng khác nhau. Các hộ này đều được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên có điều chỉnh. Hầu hết đây là các hộ đều đã có kết quả, hiệu quả về phát triển kinh tế, bước đầu có kiến thức kỹ thuật, hiểu biết trong việc trồng và chăm sóc cam sành.

- Chúng tôi căn cứ vào tình hình trồng cam để phân nhóm đối tượng. Dựa vào số lượng gốc cam và sản lượng cam sành của các hộ và tổng số hộ trồng

cam sành theo số liệu thống kê các xã có thể phân tổ theo quy mô như sau: Từ 300 ->500 cây 16 hộ; từ 500 - >1000 cây 16 hộ; từ 1000 - >3000 cây 16 hộ; từ 3000 cây trở lên 12 hộ.

- Ngoài điều tra hộ trồng cam sành, chúng tôi còn phỏng vấn trực tiếp 9 tác nhân tiêu thụ (người tiêu dùng, bán buôn, bán lẻ) cam sành trên địa bàn huyện Bắc Quang để biết được tình hình giá cả, quy mô thị trường, các kênh tiêu thụ chính của cam sành huyện Bắc Quang.

- Chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn trực tiếp 3 cán bộ quản lý ở địa phương và 2 cán bộ phòng nông nghiệp và PTNT và trạm khuyến nông huyện Bắc Quang phụ trách về lĩnh vực cây ăn quả có múi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn vietgap của nông hộ tại huyện bắc giang tỉnh hà giang (Trang 57 - 59)