theo tiêu chuẩn VietGap
a. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên
Ngoài đất đai và khí hậu, cần xem xét đến nguồn nước. Vì, các điều kiện đó có ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cam sành, đồng thời nó là những nhân tố cơ bản để các hộ lựa chọn và đưa ra định hướng sản xuất, hướng đầu tư thâm canh, quy trình chăm sóc và thu hoạch…
- Đất đai: Là yếu tố sản xuất đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển mở rộng quy mô cam sành VietGAP. Có thể nói cây cam sành là loại cây rễ trồng. Ở các huyện Quang Bình, Vị Xuyên và Bắc Quang, cây cam sành được trồng trên nhiều loại đất: Đất đồi dốc, đất vườn, đất ven sông, suối, nhưng cây cam sành đều sinh trưởng và triển khá tốt, cây cam sành phù hợp với đất có độ PH thích hợp từ 5,5 – 6,0%. Tại huyện Bắc Quang có trên 80% diện tích cam được trồng trên đất đồi có độ dốc từ 8- 20%, 20% còn lại trồng trong vườn nhà và đất bãi ven sông, suối khả năng thoát nước tốt. Tuy nhiên tầng canh tác khá dày, nhưng thường bị thiếu nước vào mùa khô (UBND huyện Bắc Quang, 2015a).
+ Khí hậu: Mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp đều chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết khí hậu. Đặc biệt trong vài năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên thời tiết diễn biến bất thường, rét đậm, rét hại và khô hạn cục bộ kéo dài, mùa mưa lượng mưa phân bố không đều, có những năm thời tiết nắng nóng, sương muối cây cam rụng hoa, thối quả làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cam sành VietGAP (Trung tâm KHKT giống cây trồng Đạo Đức, 2014).
+ Nhiệt độ: Là nhân tố chủ yếu tác động đến sinh trưởng, phát triển của cây cam sành. Cây cam sành sinh trưởng tốt ở những vùng có nhiệt độ bình quân/năm từ 22,5 – 230C. Khi nhiệt độ từ 8 – 100C thì khôi phục sinh trưởng, 10 – 120C sinh trưởng chậm, 210C trở lên sinh trưởng tốt, 22,5 – 230C cây sinh trưởng mạnh nhất, nhiệt độ còn ảnh hưởng tới thời kỳ nở hoa và sự phát triển của quả.
+ Lượng mưa: Là yếu tố quan trọng đến quá trình ra hoa, đậu quả. Nếu trong giai đoạn phân hoá mầm hoa, đủ nước thì tổng số hoa/chùm và số hoa đực/chùm giảm nhưng số hoa cái không bị ảnh hưởng nhiều nên tỷ lệ hoa cái tăng. Mưa nhiều trong thời gian hoa đang nở dẫn đến làm thối hoa, tỷ lệ đậu quả rất thấp có thể dẫn đến mất mùa (Trung tâm KHKT giống cây trồng Đạo Đức, 2014).
Cây cam sành đã trồng ở huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên từ thập kỷ 60, ở các vùng có lượng mưa trung bình hàng năm từ 2800 -5.000 mm, độ ẩm không khí là 78 - 85% nên nó chịu được độ ẩm không khí cao ở thời kỳ sinh trưởng thân lá, cây cam sành kém chịu úng, nhưng có khả năng chịu hạn tốt hơn (Sở NN&PTNT, 2013).
+ Ánh sáng: cây cam sành cần ánh sáng chiếu quanh năm đặc biệt là thời kỳ hình thành, phân hoá mầm hoa, hoa nở và quả phát triển, ánh sáng đầy đủ giúp cho quang hợp và đồng hóa các chất, tăng tích lũy dinh dưỡng. Tổng số giờ chiếu sáng/năm từ 1.800 giờ trở lên là khá thích hợp đối với cây cam sành (Sở NN&PTNT, 2013).
b. Nhóm yếu tố về điều kiện kinh tế – xã hội
Nguồn lực hiểu theo nghĩa rộng là tiềm năng phục vụ cho sản xuất: vốn, lao động, tri thức, khả năng tổ chức, điều kiện tự nhiên. Trong sản xuất kinh doanh, các nguồn lực được hiểu đó là giá trị đầu vào, là điều kiện vật chất cần thiết để tiến hành sản xuất kinh doanh. Người sản xuất chủ động về nguồn lực sẽ thực hiện tốt hơn quá trình sản xuất như:
- Trình độ năng lực của người sản xuất:
Trình độ, kinh nghiệm của người nông dân trong sản xuất cam sành VietGAP thì việc đầu tư thâm canh, chăm sóc kịp thời và đúng quy trình kỹ thuật năng suất tăng, chất lượng tốt. Nếu chủ hộ có kỹ thuật, có kinh nghiệm sẽ lựa chọn cây giống sạch bệnh, biện pháp canh tác, thuốc BVTV và các vật tư đầu vào hợp lý
sẽ giảm được chi phí đầu vào, tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích. Ngược lại, chủ hộ không có kỹ thuật, thiếu kinh nghiệm trong sản xuất dẫn đến hiệu quả thấp (UBND huyện Bắc Quang, 2015c).
- Vốn sản xuất:
Là giá trị tài sản bao gồm máy móc, phương tiện vận tải, nhà kho và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, có tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất để tạo ra đầu ra của quá trình sản xuất. Ngày nay, vốn đầu tư và vốn sản xuất được coi là yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất. Vốn không chỉ là cơ sở tăng năng lực sản xuất mà nó còn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học công nghệ, góp phần đáng kể vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động khi chủ hộ mở rộng diện tích sản xuất. Vì vậy, để duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế trong ngành trồng trọt nói chung và sản xuất cam sành VietGAP nói riêng thì yếu tố vốn không thể thiếu được (UBND huyện Bắc Quang, 2015).
- Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất:
Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến PTSX cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP, do vậy muốn đem lại hiệu quả kinh tế cao thì các hộ phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và thu hoạch. Đực biệt cần thực hiện đúng quy trình sản xuất VietGAP vì điều đó ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì vậy ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới để PTSX cam sành VietGAP luôn là những yêu cầu bức thiết (Trung tâm KHKT giống cây trồng Đạo Đức, 2016).
- Hiệu quả kinh tế từ sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP
Hiện nay trên địa bàn huyện Bắc Quang có một số cây ăn quả được trồng phổ biến là cam sành, cam canh, cam vinh, cam V2, Nhãn, bưởi, quýt. Nhưng cây cam sành là cây trồng chiếm ưu thế cả về diện tích và sản lượng của huyện. Đây là lợi thế trong việc áp dụng quy trình sản xuất VietGAP đối với sản phẩm cam sành Hà Giang. Sản phẩm cam sành VietGAP đã và đang được tiêu thụ với giá cao hơn hẳn cam sành thường và đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho các nông hộ sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP. Từ đó đã thúc đẩy các nông hộ tham gia sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP góp phần phát triển sản phẩm cam sành trong thời gian tới (Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bắc Quang, 2016).
c. Nhóm yếu tố kỹ thuật
- Giống: Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, vậy việc lựa chọn cây giống sạch bệnh, khỏe sẽ cho năng suất, chất lượng tốt. Tuy nhiên, ngoài việc áp dụng trình sản xuất VietGap thì người nông dân cũng cần phải có một trình độ canh tác nhất định để đầu tư thâm canh có hiệu quả.
- Thời vụ trồng: Vụ xuân trồng vào tháng 2,3, vụ thu trồng vào tháng 7,8 hàng năm. Do vậy, nếu trồng không đúng thời vụ thì sẽ gặp khó khăn về thời tiết, sâu bệnh hại… làm cây sinh trưởng chậm, phát triển kém, năng suất thấp. Như vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất cam sành, người nông dân không chỉ biết chăm sóc đầy đủ, hợp lý mà còn phải biết bố trí thời vụ trồng thích hợp (Trung tâm KHKT giống cây trồng Đạo Đức, 2015).
- Kỹ thuật chăm sóc: Đối với sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn VietGap thì kỹ thuật chăm sóc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Người sản xuất phải tuân thủ nghiêm quy trình kỹ thuật từ khâu làm đất, xử lý giống, trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.