Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu phục vụ cho nghiên cứu của luận văn gồm số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp, trong đó số liệu sơ cấp là chủ yếu. Cách thức tiến hành thu thập các loại số liệu như sau:
3.2.2.1. Thông tin thứ cấp
Bảng 3.6. Nguồn thu thập số liệu thứ cấp
Thông tin thu thập Nguồn thu thập Các số liệu về tình hình chung của
huyện Bắc Quang (điều kiện tự nhiên, đất đai, dân số, lao động…)
Chi cục Thống kê huyện Bắc Quang, phòng Tài nguyên và môi trường huyện Bắc Quang, báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội 5 năm 2010 -2016 và hàng năm của huyện Bắc Quang Số liệu về tình hình sản xuất và tiêu
thụ cam sành của huyện Bắc Quang qua 3 năm (2014 - 2016) bao gồm: diện tích, năng suất, sản lượng, các kênh tiêu thụ chính….
Chi cục thống kê huyện Bắc Quang, phòng Nông nghiệp&PTNT, trạm Khuyến nông huyện Bắc Quang. UBND các xã điều tra…
Phần tổng quan tài liệu nghiên cứu (cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài…)
Thu thập qua sách báo, tạp chí và các ấn phẩm xuất bản khác, các kết quả nghiên cứu có liên quan, các báo cáo của trung ương, địa phương, các cơ quan quản lý Nhà nước về thực hành nông nghiệp tốt (VietGap) và các Website có nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
3.2.2.2. Thông tin sơ cấp
a. Nội dung thông tin thu thập từ các bộ phiếu điều tra + Đối với nhóm hộ sản xuất.
- Các số liệu về nguồn lực của hộ: Nhân khẩu, lao động; Diện tích đất các loại; Tư liệu sản xuất chủ yếu; Vốn và nhu cầu vay vốn.
- Thông tin về các khoản thu nhập bằng tiền trong năm 2016 của hộ
- Thông tin về sản xuất cam sành VietGAP của nông hộ gồm quy mô sản xuất, đầu tư cho sản xuất, quy trình kỹ thuật. Các thông tin về tiêu thụ sản phẩm như khối lượng xuất bán, giá bán, đối tượng thu mua, phương thức thanh toán.
- Các thông tin định tính về những khó khăn mà hộ đang gặp phải và ảnh hưởng của chúng đến sản xuất cam sành VietGAP của hộ.
+ Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra các đối tượng: 1Cán bộ quản lý ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Băc Quang, 2cán bộ phụ trách lĩnh vực nông nghiệp các xã điều tra; 3các hộ sản xuất cam sành, 4đối tượng là khách hàng tiêu thụ sản phẩm.... Mục đích sử dụng các số liệu này như sau:
- Thông tin của cán bộ quản lý được sử dụng để phân tích thực trạng sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP nói chung.
- Thông tin của các hộ nông dân được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế và những thuận lợi, khó khăn trong phát triển sẩn xuất cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP của nông hộ.
+ Chọn cán bộ:
Phỏng vấn sâu cán bộ có trách nhiệm trong các tổ sản xuất cam sành xã về quản lý vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cam sành VietGAP tại huyện Băc Quang (02 cán bộ phòng NN&PTNT huyện và 03 cán bộ tại các xã điều tra.
b. Phương pháp thu thập:
Phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi được soạn thảo trước cho từng đối tượng, đánh giá có sự tham gia của cán bộ quản lý, hộ sản xuất cam sành VietGAP.