Tình hình sản xuất rau, quả theo tiêu chuẩn GAP trên Thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn vietgap của nông hộ tại huyện bắc giang tỉnh hà giang (Trang 38 - 42)

Ở Châu âu có các thể chế quản lý chất lượng nông sản tiến bộ nhất. Nghiên cứu mới đây cho thấy chính phủ các nước Châu Âu rất quan tâm đến các chính sách quản lý vệ sinh an toàn của rau, quả tươi tập trung vào việc quản lý dư lượng thuốc BVTV (Nguyễn Thị Quỳnh Mai, 2012).

Tại Anh, thì hệ thống phân phối phải chịu trách nhiệm từ khi có sắc lệnh an toàn thực phẩm, nguyên tắc là để lưu thông các sản phẩm không đặt tiêu chuẩn là trách nhiệm của tác nhân phân phối cuối cùng trước người tiêu dùng, nếu vi phạm sẽ bị phạt nặng.

Tại Pháp, chế tài xử phạt lại khác, nó được quy định rằng người đầu tiên đưa sản phẩm không đạt tiêu chuẩn an toàn vào lưu thông sẽ bị phạt và tùy theo sản phẩm sản xuất trong nước hay nhập khẩu thì người chịu trách nhiệm sẽ là người sản xuất hay nhà nhập khẩu.

Tại Hà Lan thì Hiệp hội người tiêu dùng chủ động trực tiếp tiến hành kiểm tra phân tích sản phẩm và uy tín của các nhà phân phối bán lẻ sẽ bị ảnh hưởng nặng bởi hoạt động kiểm tra này.

Theo nghiên cứu của FAO, tại các nước đang phát triển, hầu hết đều có cơ quan đăng ký thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất khác để kiểm soát việc sử dụng của họ. Tuy nhiên, hoạt động của các cơ quan này còn thiếu tính hiệu quả do thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan và có khi là do sự thiếu các nguồn lực cần thiết. Các nước trong khu vực đều thiếu liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan có trách nhiệm trong việc xúc tiến an toàn thực phẩm, kiểm soát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và GAP.

Tại Thái Lan, các hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm được quản lý bởi luật thực phẩm ban hành năm 1979.

Tại Philipines, hệ thống tiêu chuẩn và phân loại sản phẩm đã được thiết lập cho 20 loại rau quả từ năm 1963, nhưng hệ thống này đã không được phổ biến một cách rộng rãi và chưa bao giờ được sử dụng bởi khu vực tư nhân, trong khi các tiêu chuẩn mới khác đang được xây dựng.

Hiên nay tất cả các nước thành viên ASEAN đã lập chương trình GAP đến năm 2020. Chính phủ các nước phải tập chung nguồn lực vào đầu tư phát triển các chương trình GAP. Các nước Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippin, Indonesia và Brunei chia sẻ những kiến thức đã đạt được trong việc phát triển GAP với việc triển khai thực hiện.

Bảng 2.2. Sản lượng cam ở 10 nước sản xuất nhiều nhất thế giới năm 2016

TT Nước Giá trị (1000$) Sản lượng (Tấn) TT Nước Giá trị (1000$) Sản lượng (Tấn) 1 Brazil 3.481.071 18.012.560 6 Nga 566.980 2.933.800 2 Mỹ 1.578.237 8.166.480 7 Egypt 538.493 2.786.397 3 Trung Quốc 1.256.177 6.500.000 8 Italy 342.163 1.770.503 4 Ấn Độ 966.290 5.000.000 9 Turkey 321.194 1.662.000 5 Mexico 708.636 3.666.790 10 Nam Phi 311.691 1.612.828 Nguồn: Faostat database (2016) Trên thế giới hiện nay và ngay cả ở Việt Nam thì sản xuất rau, quả an toàn theo tiêu chuẩn GAP với nhiều chủng loại đang được áp dụng nhiều nhất và cho được nhiều thành tựu đáng tự hào về mặt sản lượng cũng như chất lượng cao. Qua đó đã xuất khẩu ra thị trường quốc tế và đạt được giá trị kim ngạch lớn trong những năm vừa qua. Các loại quả áp dụng quy trình này còn hạn chế trên thế giới.

2.2.1.1. Hàn Quốc

Tổng giá trị sản xuất rau của Hàn Quốc tính đến 1995 khoảng 8 tỷ USD với tổng diện tích gieo trổng là 356 nghìn ha. Trong suốt thời kỳ 1990 đến 2002, tuy tổng diện tích đất trổng trọt giảm 10,6% nhưng diện tích trồng rau vẫn tăng là 1,46 lần (Nguyễn Thị Quỳnh Mai, 2012).

Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy chính phủ đã áp dụng biện pháp ổn định giá trực tiếp qua thu mua của chính phủ. Hiện nay chính phủ đang đầu tư cho việc hiện đại hoá trang thiết bị bảo quản chất lượng cao nên đang được mở rộng với tốc độ nhanh. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong phát triển rau là thiếu lao đông nông thôn do đó chi phí tiền lương trong tổng chi phí tăng nhanh, biến động giá rau hàng năm vẫn chưa giải quyết được, do vậy nghiên cứu rau được tập trung vào các vấn đề tìm cách ổn định giá rau, làm thế nào để nông dân giảm giá thành sản xuất để đứng vững trong cuộc cạnh tranh trên thị trường mở toàn cầu. 2.2.1.2. Thái Lan

Thái Lan có tổng diện tích là 51,4 triệu ha, trong đó diện tích sử dụng vào nông nghiệp là 19,84 triệu ha. Diện tích trồng rau và hoa năm 1992 là 449 nghìn ha với sản lượng là 4,68 triệu tấn và năng suất bình quân 104,1 tạ/ha. Thái Lan có thể trồng được cả rau nhiệt đới và ôn đới. Hiện nay có trên 100 loại rau được trồng ở Thái Lan trong đó có 45 loại được trồng phổ biến Thái Lan xuất khẩu cả rau an toàn và rau chế biến. Năm 1998 xuất khẩu 162.116 tấn, đến năm 2002 tăng lên 238.201 tấn. Rau chế biến xuất khẩu chủ yếu là rau đóng hộp. Thị trường xuất khẩu rau an toàn chủ yếu của Thái Lan là thị trường châu Á. Tuy xuất khẩu rau nhưng Thái Lan cũng có nhập khẩu rau, năm 1998 lượng nhập khẩu là 18.233 tấn (Nguyễn Thị Quỳnh Mai, 2012).

2.2.1.3. Ẩn Độ

Ấn Độ là nước có tiến bộ nhanh chóng về sản xuất nông nghiệp, sản lượng lương thực đã tăng từ 108,4 triệu tấn năm 1971 lên 182 triệu tấn năm 1994. Cũng trong giai đoạn này, sản xuất rau của Ấn Độ tăng từ 34 triệu tấn lên 53,8 triệu tấn và bình quân rau đầu người là 130g/ngày (Mclean, 1998). Về tiêu thụ, hiện nay có 7 kênh tiêu thụ rau xanh, trong đó kênh tiêu thụ có sự tham gia của HTX là kênh hiệu quả nhất: người sản xuất - hợp tác xã - người bán buôn - người bán lẻ - người tiêu dùng. Rau được tiêu thụ qua kênh này, ví dụ khoai tây chiếm 17 - 70% thị phần.

Chính sách sắp tới của Ấn Độ là tâp trung phát triển giống chống chịu phù hợp với từng vùng, cung cấp giống tốt, xây dựng các cơ sở hạ tầng cần thiết và trang thiết bị chế biến, phát triển công nghệ sau thu hoạch để giảm hao hụt tới từng vùng.

2.2.1.4. Nhật Bản

Thông qua các Hợp tác xã, Chính phủ Nhật Bản giáo dục, hướng dẫn nông dân trồng những giống cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao cũng như giúp họ kỹ năng quản lý hoạt động sản xuất, thống nhất trong nông dân sử dụng nông cụ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến.

Mục tiêu là giúp nông dân tiêu thụ hàng hóa có lợi nhất, trợ giúp nông dân có thể ký gửi hàng hóa cho cơ quan quản lý Nhà nước với một mức phí nhỏ hoặc có thể bán cho nhà nước theo giá thực tế.

Để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, Chính phủ đề nghị nông dân sản xuất theo kế hoạch với chất lượng và tiêu chuẩn thống nhất với nhau và ưu tiên bán cho Nhà nước.

Nhà nước cung cấp hàng hóa, vật tư cho nông dân theo giá cả thống nhất và hợp lý, nhờ đó giúp cho nông dân ở những vùng xa xôi có thể có được vật tư mà không chịu cước phí quá đắt.

Đối với chính sách xuất khẩu nông sản nói chung và cam quýt nói riêng: Chính phủ Nhật Bản đã ký các hiệp định thương mại song phương với các nước như Thái Lan có hiệu lực từ cuối năm 2007, theo ước tính, hiệp định này sẽ tăng lượng trái cây Nhật Bản xuất khẩu vào thị trường Thái Lan từ 30%- 50%, riêng sản phẩm cam sẽ được miễn thuế vào năm 2012, việc cắt giảm thuế trên sẽ hạ giá và đồng nghĩa giúp nâng cao tính cạnh tranh cho trái cây Nhật Bản trên thị trường Thái Lan.

Hiện tại và định hướng xuất khẩu quả của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào 3 thị trường chính là Đài Loan, Mỹ và Singgapo là nơi có thu nhập cao yêu cầu quả có chất lượng cao, số lượng lớn.

Như vậy, tuy là một nước có diện tích nhỏ lại là một nước công nghiệp phát triển nhưng bằng những chính sách quan tâm đến nông nghiệp, nông dân của Chính phủ Nhật Bản từ khâu sản xuất, phân phối và tiêu thụ đã giúp cho nông dân yên tâm sản xuất, giúp Nhật Bản trở thành một trong những nước xuất khẩu rau, quả hàng đầu thế giới.

2.2.1.5. Trung Quốc

Nhận thức được vai trò to lớn của FDI trong quá trình phát triển của nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng, chính phủ Trung Quốc đã có nhiều chiến lược và chính sách thu hút đầu tư FDI có hệ thống vào ngành nông nghiệp ngay từ khi mở cửa nền kinh tế. Trọng tâm của chính sách này được thể hiện:

Đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông, lâm, ngư nghiệp: Chính phủ Trung Quốc thực hiện chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư, đặc biệt là các chính sách ưu đãi về thuế: ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (các mức thuế cũng được phân chia theo lĩnh vực đầu tư, vùng lãnh thổ đầu tư, công nghệ sử dụng, tỷ trọng lao động, tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm... mà áp dụng các mức thuế suất, mức miễn giảm thuế khác nhau).

Thực hiện nguyên tắc tự do hoá đầu tư. Với chính sách này Chính phủ Trung Quốc tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào các lĩnh vực mà trước đây vẫn còn chưa mở cửa. Từ đố các nhà đầu tư nước ngoài sẽ cảm thấy được “đối xử” công bằng so với các nhà đầu tư trong nước, tạo môi trường đầu tư tự do và lành mạnh.

Chính phủ Trung Quốc đặc biệt chú trọng đến bảo vệ môi trường, đặc biệt không cấp phép cho những dự án đầu tư có tác động đến nguồn tài nguyên và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Cùng với các chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt vào lĩnh vực nông nghiệp, Chính phủ Trung Quốc có những chính sách nhằm kiểm soát mạnh mẽ, đảm bảo cho các dự án đầu tư mang lại lợi ích tối đa mà không gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực, sản xuất trong nước, văn hoá dân tộc và tài nguyên môi trường, đảm bảo sự phát triển tự chủ của nền nông nghiệp trong nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn vietgap của nông hộ tại huyện bắc giang tỉnh hà giang (Trang 38 - 42)