Đánh giá thực trạng về chất lượng sản phẩm cam sành VietGap của nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn vietgap của nông hộ tại huyện bắc giang tỉnh hà giang (Trang 94 - 101)

hộ tại huyện Bắc Quang (Sở NN&PTNT, 2016).

Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN Bộ Nông nghiệp và PTNT“Quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn”.

+ Kiểm soát Quy trình trồng, chăm sóc, thu hái

PTNT tỉnh phối hợp với các đơn vị chức năng đi kiểm tra các vườn cam sành với các tiêu chí: tình hình sinh trưởng, sâu bệnh, chất lượng cây, khả năng ra hoa, đậu quả, khả năng ra lộc và khống chế lộc đông. Kiểm soát quy trình kỹ thuật sản xuất với tất cả các khâu theo quy trình, nhưng tập trung chủ yếu vào khâu bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Trong đó chú trọng vào việc xác định kiểm tra số lượng, chủng loại phân bón và nguyên tắc sử dụng 4 đúng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (đúng thuốc, đúng cách, đúng lúc và đúng liều lượng). Nghiêm cấm việc sử dụng thuốc BVTV trong danh mục cấm và phải ngừng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 10 ngày trước ngày thu hoạch. Kiểm tra thu hái, sơ chế, theo đó tổ kiểm soát sẽ tiến hành kiểm tra về thời điểm thu hái; phương pháp thu hái; cách thức bảo quản theo quy trình bảo sản phẩm cam sành không bị dập nát, không bị mất hoặc giảm các hàm lượng có trong quả cam sành. Mọi sai lệch trong quá trình trồng, chăm sóc, thu hái, bảo quản phải được phát hiện và uốn nắn kịp thời để đảm bảo chất lượng đặc thù của sản phẩm.

+ Kiểm soát chất lượng quả cam sành huyện Bắc Quang

Sản phẩm cam sành VietGap huyện Bắc Quang phải được kiểm tra trước khi xuất ra thị trường tiêu thụ để đảm bảo chất lượng đặc thù theo quy định. Quy trình kiểm tra thực hiện như sau:

* Lấy mẫu

Phương pháp lấy mẫu: Mẫu sản phẩm sẽ được lấy ngẫu nhiên trên cơ sở vùng sản xuất hoặc theo diện tích của từng cơ sở. Số lượng mẫu: Mỗi vùng sản suất lấy 5-7 mẫu mỗi mẫu 1 kg. Thời điểm lấy mẫu vào ngày nắng ráo trước khi các hộ thu hoạch . Mẫu phải được cho vào túi bảo quản và đánh số theo quy định, ghi rõ mẫu của nhà ai, lấy vào thời điểm nào; số lượng bao nhiêu, bảo quản mẫu rồi đưa về nơi đánh giá.

* Đánh giá cảm quan

Đánh giá cảm quan là việc Hội đồng đánh giá về các tiêu chí quan sát, thử nếm trong tiêu chí tính chất và chất lượng đặc thù đó là các tiêu chí hình thức vỏ quả và múi quả.

- Các tiêu chí về hình thức vỏ quả: Vỏ quả khi chín có màu vàng chanh/vàng mã mật, vỏ dầy sần.

- Các tiêu chí về múi quả: múi có màu đỏ hồng, có hạt, vị ngọt thanh, hơi chua dôn dốt, không chát, có mùi thơm.

+ Xét nghiệm các chỉ tiêu thành phần lý hóa

Các tiêu chí về thành phần lý hóa: độ Brix từ 8,25% đến 9,60%; đường tổng số từ 6,89% đến 8,12%; A xít hữu cơ từ 0,63% đến 0,78%; hàm lượng nước từ 87,22% đến 89,34%; chất khô từ 12,78% đến 10,66% và hàm lượng Vitamin C từ 19,54% đến 24,61%. Hàng năm các cơ quan chuyên môn tiến hành xét nghiệm một số mẫu ngẫu nhiên nhằm xác định ngay từ đầu tính chất chất lượng đặc thù quả cam sành huyện Bắc Quang để làm cơ sở đánh giá sơ bộ chất lượng toàn vùng và để tổ chức quản lý có những biện pháp thích hợp trong công tác quản lý của chính vụ đó cũng như các biện pháp cần tiến hành cho các vụ sau.

Xét nghiệm các chỉ tiêu lý hóa sẽ được tiến hành đối với vùng mới trồng có quy mô từ 0,5 ha trở lên nhằm xác định việc trồng mới hoặc thay thế có đảm bảo chất lượng đặc thù hay không. Các trường hợp có nghi ngờ về chất lượng đặc biệt là những trường hợp bị tố cáo có hành vi gian lận về chất lượng sản phẩm.

+ Xem xét các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm

Các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chí: dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng phân bón, dư lượng chất bảo quản, nấm mốc… Việc kiểm tra, kiểm soát về vệ sinh an toàn thực phẩm trước hết là kiểm tra theo quy trình trồng, chăm sóc đã quy định trên cơ sở hồ sơ sổ sách của chủ hộ được lập ra để theo dõi. Có thể tiến hành xét nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm trong các trường hợp sau:

- Không có sổ sách ghi chép của chủ hộ hoặc có sổ sách nhưng có nhiều điểm nghi vấn không rõ ràng, cán bộ kiểm tra không xác định được.

- Những trường hợp có nghi vấn hoặc bị tố cáo có sử dụng hoặc lén lút sử dụng các loại thuốc cấm hoặc sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc.

- Trường hợp đầu vụ cần thiết phải kiểm tra để tổ chức quản lý đánh giá được tổng quan về vệ sinh an toàn thực phẩm từ việc xây dựng những biện pháp quản lý hoặc phát triển cần thiết.

Để đảm bảo công tác kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả và giúp các chủ thể sản xuất và kinh doanh quả cam sành Hà Giang chủ động trong công tác gìn giữ chất lượng đặc thù của sản phẩm, việc tổ chức thực hiện theo phương pháp sau:

+ Tổ chức hoạt động trồng và chăm sóc theo nhóm, tổ, HTX cho phù hợp, theo đó có tổ trưởng hoặc nhóm trưởng phụ trách và thực hiện công tác quản lý, kiểm soát ngay từ cơ sở.

+ Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý có trách nhiệm tiến hành thường xuyên và liên tục các buổi tập huấn và hướng dẫn cũng như cung cấp các thông tin cần thiết để các chủ thể thực hiện canh tác theo quy trình.

+ Tiến hành lập các loại sổ sách để cập nhật theo dõi.

+ Có thể lựa chọn điểm với diện tích phù hợp để thực hiện mẫu công tác kiểm soát chất lượng kết hợp với tiêu chuẩn VietGAP. Điểm và diện tích được chọn làm mẫu phải được công khai trước các chủ hộ sử dụng thương hiệu cam sành VietGap.

4.2.1.1. Hoạt động triển khai công tác tổ chức, chỉ đạo của các cấp, các ngành Căn cứ quyết định phê duyệt dự án của UBND tỉnh Hà Giang, UBND huyện bắc Quang đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện dự án, do Phó Chủ tịch UBND huyên làm Trưởng ban; Trưởng Nông nghiệp và PTNT huyện làm Phó ban, Chủ nhiệm dự án; các thành viên là đại diện lãnh đạo các phòng ban chuyên môn của huyện, ngoài ra huyện còn thành lập Tổ chuyên môn giúp việc, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, giao cho Phòng nông nghiệp và PTNT huyện là cơ quan thường trực BCĐ. BCĐ thực hiện dự án tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện dự án trong 3 năm (2014-2016) tại 12 tổ với tổng diện tích thực hiện là 1059,8 ha ; tổ chức triển khai kế hoạch đến các cơ quan có liên quan và các xã tham gia dự án. Trong quá trình triển khai, UBND huyện Bắc Quang thường xuyên chỉ đạo BCĐ, các ngành liên quan tích cực kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các xã tham gia triển khai thực hiện các nội dung dự án theo kế hoạch, tiến độ đã được phê duyệt. Các cơ quan chuyên môn tích cực, chủ động tham mưu cho BCĐ thực hiện dự án xây dựng kế hoạch, tiến độ thực hiện các nội dung công việc cụ thể, xây dựng, hướng dẫn các địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ của dự án cho các hộ nông dân tham gia. UBND các xã tham gia dự án thực hiện chỉ đạo của UBND, BCĐ huyện, thành lập BCĐ thực hiện dự án của địa phương, thành lập các nhóm SX và Ban giám sát nội bộ; xây dựng quy chế hoạt động của các nhóm SX, tổ chức giám sát nội bộ trong quá trình triển khai... Quy hoạch vùng dự án, đào tạo, tập huấn cho các hộ SX theo quy trình VietGAP 12 xã trên địa bàn huyện Bắc Quang với tổng diện tích 1059,8 ha có 289 hộ tham gia. BCĐ huyện triển khai thực hiện các nội dung dự án tại 12 xã theo kế hoạch và tiến độ đã xây dựng như: Tổ chức các lớp tập huấn về thực hành SX VietGAP (3 ngày/lớp); phối hợp với Trung tâm vùng 1 Hải phòng cấp giấy chứng nhận 289 hộ dân tham gia tập huấn; in và cấp sổ ghi chép

cho từng hộ SX; mở các buổi hội thảo để hướng dẫn nông dân chăm sóc và sử dụng thuốc BVTV an toàn... (Chi cục QLCL nông lâm thủy sản, 2016).

4.2.1.2. Hoạt động kiểm tra, giám sát và cấp giấy chứng nhận VietGap

Kiểm tra, giám sát và cấp chứng nhận VietGAP BCĐ thực hiện dự án các xã đã thành lập Ban giám sát nội bộ và xây dựng kế hoạch giám sát, phân công nhiệm vụ phụ trách cho từng thành viên. Các thành viên Ban giám sát nội bộ nhắc nhở và hướng dẫn các hộ khắc phục các lỗi vi phạm khi đơn vị giám sát bắt lỗi. Đồng thời, phối kết hợp với BCĐ huyện, tổ công tác tỉnh, cán bộ chuyên môn huyện, tỉnh và BCĐ xã thường xuyên kiểm tra vườn cam sành, kiểm tra các hộ dân trong quá trình thực hiện dự án và hướng dẫn các hộ SX theo đúng quy trình kỹ thuật khuyến cáo. Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh phối hợp với sở công thương tỉnh in logo, hộp bìa catton cấp cho các hộ dân để sử dụng cho sản phẩm quả cam sành được cấp giấy chứng nhận VietGAP. Trước khi bước vào vụ thu hoạch, các nhóm SX đã thành lập được tổ thu gom và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cam sành được chứng nhận VietGAP cho các hộ dân trong vùng dự án. Cam sành VietGAP khi thu hoạch được phân loại tạo ra lô sản phẩm đồng đều, chất lượng cao, được đóng hộp, treo tem nhãn và đưa đi tiêu thụ. Giá bán bình quân cao hơn so với sản phẩm cam sành thường 20 - 25%. Đây là một trong các dự án triển khai SX theo tiêu chuẩn VietGAP sớm nhất, lần đầu tiên quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) được áp dụng trên cây cam sành của tỉnh Hà Giang. (Chi cục QLCL nông lâm thủy sản, 2016).

4.2.1.3 Hoạt động liên doanh, liên kết giữa các HTX và các tổ sản xuất cam sành (Chi cục QLCL nông lâm thủy sản, 2016)

Đặc điểm liên kết của HTX

Giữa HTX, tổ nhóm sản suất cam sành và các thành viên tham gia có sự liên kết chặt chẽ, có quy chế hoạt động cụ thể bằng văn bản. Trong quá trình sản xuất, các hộ chịu sự chỉ đạo, giám sát kỹ thuật của cán bộ chuyên môn kỹ thuật của tổ, nhóm trường, đồng thời tổ, nhóm trưởng là người có trách nhiệm tổng hợp ghi chép việc mua phân bón, thuốc BVTV đầu vào, quản lý lớp tập huấn.

Các hộ tham gia HTX, tổ, nhóm trên tinh thần tự nguyện, đây là những hộ có trên 80% nguồn thu nhập từ trồng cam sành. Đồng thời đây cũng là những hộ có kinh nghiệm lâu năm, có nhận thức tốt về việc sản xuất cam sành an toàn nên các hộ muốn tham gia HTX, tổ nhóm để có hướng sản xuất thống nhất, có sự

quan tâm hỗ trợ về mặt kỹ thuật từ cán bộ kỹ thuật HTX, tổ nhóm và các cơ quan chuyên môn tỉnh, huyện, xã nhiều hơn.

Có thể nói trong tổ chức HTX, tổ nhóm có sự thống nhất về giá, hỗ trợ nhau trong việc bán sản phẩm, song thực tế các hộ nông dân sản xuất ra sản phẩm rồi tự bán là chính, do HTX, tổ nhóm chưa có các mối liên kết với các doanh nghiệp tư nhân hay công ty thu mua nên việc tiêu thụ HTX, tổ nhóm không thể đảm nhiệm được mà để cho các hộ tự tìm các thương nái để bán..

Khó khăn của sản xuất cam sành VietGAP hiện nay là chưa có thị trường tiêu thụ riêng, nên dễ bị đổ đồng đều với cam sành thường được sản xuất theo cách truyền thống. Mặc dù vậy tất cả các thành viên trong HTX, tổ nhóm đều xác định sản xuất và tiêu thụ cam sành an toàn theo VietGap đã và đang là xu thế tất yếu, nó vừa bảo vệ sức khoẻ tốt hơn cho người sản xuất và bảo đảm quyền lợi cho người tiêu thụ.

4.2.1.4. Hoạt động xây dựng mô hình trình diễn sản xuất Cam sành theo quy trình VietGap tại huyện Bắc Quang tỉnh (Trung tâm KHKT giống cây trồng Đạo Đức, 2014)

Các HTX, tổ nhóm và các nông hộ là một trong những mô hình thí điểm áp dụng thực hành sản xuất tốt theo quy trình VietGAP. Về phía tỉnh Hà Giang đã ký hợp đồng với Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng 1 Hải Phòng và giao cho Trung tâm KHKT giống cây trồng Đạo Đức và Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm thủy sản chịu trách nhiệm kỹ thuật và kiểm tra đánh giá chất lượng áp dụng quy trình của nông hộ, HTX, tổ nhóm và các thành viên.

Tổ, nhóm và HTX sản xuất cam theo quy trình VietGap được hình thành từ năm 2014, hoạt động chủ yếu của tổ, nhóm và HTX là tổ chức quản lý quá trình sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn VietGap. Mô hình tổ, nhóm và HTX được tổ chức khá đơn giản mỗi vùng sản xuất thành lập 01 tổ, nhóm hoặc HTX gồm: 01 tổ, nhóm trưởng, 01 tổ, nhóm phó, và các thành viên tham gia. Riêng đối với HTX gồm có: 01 Chủ nhiệm HTX, 01 Phó chủ nhiệm HTX, và các xã viên tham gia sản xuất cam sành theo quy trình VietGAP. Cơ bản các nông hộ và các thành viên của tổ, nhóm và HTX đều là những người cần cù chịu khó, có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất cây cam sành nên khi được tập huấn thêm kiến thức khoa học về “thực hành nông nghiệp tốt”, các thành viên đã áp dụng hiệu quả các kiến thưc mới để chăm sóc cây cam sành của gia đình mình theo đúng quy trình kỹ thuật.

4.2.1.5. Các hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật, tuyên truyền nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ cam sành theo quy trình VietGap tại huyện Bắc Quang Để phát không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng bá thương hiệu hàng năm UBND huyện Bắc Quang phối hợp với Sở Công thương, sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, các ngành chức năng và các tổ nhóm, HTX, các hộ trồng cam chức năng tổ chức hội thi cam sành, mở lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về quy trình chăm sóc cam sành VietGAP cho các nông hộ. Đồng thời Hội cũng đã chỉ đạo các Chi hội tổ chức hội thảo, mời những hộ dân đã sản xuất cam sành cho hiệu quả kinh tế cao trực tiếp truyền đạt lại kỹ thuật và kinh nghiệm chăm sóc cam sành của gia đình mình cho các hội viên trong chi hội. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm cam sành ở địa phương, đồng thời đưa diện tích sản xuất cam sành VietGAP từ 36,5 ha năm 2014 lên 1059,8ha năm 2016. Năm nay, theo đánh giá của chúng tôi cam sành huyện Bắc Quang được mùa hơn năm ngoái, chất lượng quả cũng tăng hơn (Phòng nông nghiệp và PTNT huyện Bắc Quang, 2016).

Công tác chuẩn bị cho vụ thu hoạch và tiêu thụ cam sành năm nay, thực hiện kế hoạch tiêu thụ cam sành của huyện , Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện, hiệp hội cam sành Bắc Quang chuẩn bị một số vật tư như in tem nhãn, hộp bìa catton để đóng hộp sản phẩm cam sành nhằm quảng bá sản phẩm (Phòng nông nghiệp và PTNT huyện Bắc Quang, 2016).

* Công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm

Hàng năm, công tác tiêu thu cam sành luôn được UBND huyện Bắc Quang rất quan tâm và có chỉ đạo sát sao. Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện là cơ quan thường trực đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch và thành lập Ban Chỉ đạo hỗ trợ nhân dân làm tốt công tác Quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm cam sành. Ban Chỉ đạo xác định để làm tốt kế hoạch đề ra nên đã phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại- Sở Công thương tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại, hội thi cam tại huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn vietgap của nông hộ tại huyện bắc giang tỉnh hà giang (Trang 94 - 101)