Giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ Cam sànhVietGAP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn vietgap của nông hộ tại huyện bắc giang tỉnh hà giang (Trang 120 - 124)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất, tiêu thụ cam sành theo tiêu

4.3.8. Giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ Cam sànhVietGAP

4.3.9.1. Tổ chức lưu thông tiêu thụ cam sành VietGAP

hoạch) phát triển và quảng bá rộng rãi thương hiệu cam sành VietGAP của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như các khoản kinh phí đầu tư cần thiết (hiện nay chưa có chiến lược cụ thể, nên các hoạt động vẫn mang tính đơn lẻ, rời rạc, không đồng bộ, không tập trung, không được quan tâm thoả đáng...).

Phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng KT-HT hyện Bắc Quang phải có kế hoạch nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, xác định dung lượng thị trường một cách khá cụ thể, rõ ràng, có tầm chiến lược để làm cơ sở quy hoạch vùng, mở rộng diện tích trồng cam sành hàng hoá, đồng thời thường xuyên phối hợp với UBND các xã, thị trấn có diện tích cam sành VietGap cần xây dựng kênh tiêu thụ hợp lý trình Sở Công Thương tỉnh phê duyệt góp ý để giảm thiểu chi phí các khâu trung gian, chi phí bảo quản chế biến, giảm thời gian lưu thông và tăng chất lượng sản phẩm hàng hoá.

Lựa chọn kênh tiêu thụ phải căn cứ vào: mục tiêu của kênh; yêu cầu về mức độ bao phủ thị trường; yêu cầu về mức độ điều khiển kênh; thời gian lưu thông sản phẩm của kênh; xem xét đến tổng chi phí và phân phối của cả kênh; mức độ linh hoạt của kênh; đặc điểm của sản phẩm; đặc điểm của khách hàng; đặc điểm của trung gian phân phối; đặc điểm của môi trường kinh doanh ...

Tăng cường sự liên kết giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; cần xây dựng hệ thống các kênh phân phối ổn định, chú trọng thiết lập hệ thống các cửa hàng, quầy bán và giới thiệu sản phẩm cam sành tại các thành phố, nơi có sức mua lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, ... để quảng bá, khuyếch trương thương hiệu cam sành VietGAP Hà Giang.

Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá, mở rộng thị trường, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm cam sành; tích cực tham gia các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế để quảng cáo thương hiệu sản phẩm cam sành VietGAP; đồng thời tích cực tuyên truyền, quảng cáo tiếp thị trên các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, truyền thanh, báo, tạp chí, palo áp phích...), đặc biệt cần xây dựng một trang thông tin điện tử (Website) riêng cho sản phẩm sản phẩm cam sành VietGAP để người dân, khách hàng, ... biết và cập nhật thông tin kịp thời. Thiết lập kênh tiêu thụ trong tỉnh, ngoài tỉnh: xác định thị trường tiềm năng và mở các đại lý, cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm sản phẩm cam sành ở các tỉnh, thành phố. Trước mắt, mở ở các tỉnh, thành phố có nhu cầu lớn, gần Tuyên Quang, Hà Nội, Hải Phòng thuận tiện trong di chuyển đảm bảo ít ảnh hưởng đến

chất lượng sản phẩm và giá bán, mỗi tỉnh, thành phố nên thiết lập ít nhất 01 cửa hàng giới thiệu sản phẩm; từ 4-5 cửa hàng (điểm) bán sản phẩm; sau đó phát triển dần ra các tỉnh khác.

Nghiên cứu và mở rộng thị trường nội địa là hoạt động cần thiết đặc biệt là thiết lập kênh thị trường xa như thị trường Miền Nam, Miền Trung ... hay các chuỗi siêu thị. Vì tính chất thời vụ của sản phẩm là một trong những hạn chế của sản phẩm. Vì vậy, mở rộng thị trường là một hoạt động nhằm hạn chế tối đa sự mất cân đối cung cầu trên thị trường và giảm thiểu những rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ.

Cần hoàn thiện và xây dựng kênh hàng riêng và ổn định cho sản phẩm cam sành VietGAP có chất lượng cao thông qua việc xây dựng mối quan hệ giữa hiệp hội với các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, các đại lý lớn nhằm thúc đẩy sự phát triển và tầm ảnh hưởng như hiệp hội cam sành Bắc Quang đã làm.

Xây dựng hệ thống các tiêu chí về mặt chất lượng sản phẩm trong giao dịch giữa các tác nhân thương mại lớn và giữa người sản xuất với các tác nhân đầu ra.

Cập nhật, phổ biến kiến thức về thị trường thông qua nhiều hình thức khác nhau để người dân nắm bắt thông tin kịp thời, tìm đầu ra cho sản phẩm của họ và giúp đỡ nông dân đa dạng hóa sản phẩm hơn nữa để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Duy trì các cửa hàng bán cam sành an toàn, có chính sách hỗ trợ để đầu tư nâng cấp về cơ sở vật chất mở rộng quy mô kinh doanh để làm nòng cốt mẫu mực cho các cửa hàng cam sành an toàn, thực phẩm sạch tiếp theo.

Khảo sát, lựa chọn, quy hoạch các cửa hàng, các siêu thị để có kế hoạch đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ các bước mở rộng mạng lưới kinh doanh cam sành VietGAP hàng năm, nghiên cứu các cửa hàng cam sành tại các khu dân cư tập trung, đặc biệt quan tâm đến các khu đô thị sẽ hình thành.

Thành lập các HTXDVNN vừa sản xuất vừa tiêu thụ cam sành an toàn. Phát huy vai trò của chợ đầu mối nông sản tại Vĩnh tuy trong tiêu thụ sản phẩm cam sành an toàn VietGAP ở địa phương.

4.3.9.2. Phát triển mạng lưới tiêu thụ cam sành VietGAP

Đẩy mạnh việc xúc tiến xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm cam sành an toàn huyên Bắc Quang; hoàn thiện hồ sơ chỉ dẫn địa lý về xuất sứ hàng hoá. Quảng bá trên thông tin đại chúng về cam sành an toàn và khuyến khích sử dụng cam sành an toàn có nhãn mác, xuất xứ.

Vận động, thiết lập các điểm bán cam sành an toàn tại các chợ trong và ngoài tỉnh để cam sành an toàn phục vụ người dân với giá tốt nhất (hình thành các gian hàng gới thiệu sản phẩm, miễn giảm thuế, tạo cơ chế cho các phương tiện vào thu mua cam...) tạo điều kiện cho người thu gom – bán buôn cam sành an toàn, hỗ trợ vay vốn với lãi xuất ưu đãi để mua xe tải nhỏ, xe có thiết bị bảo quản lạnh như xe chuyên dùng.

Tổ chức thành lập các tổ chức hội, nhóm người sản xuất và các doanh nghiệp tư nhân chuyên về thu gom và chế biến để đa dạng hoá và cải thiện chất lượng hàng hoá.

4.3.9.3. Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng tập huấn cho người sản xuất và tuyên truyền nâng cao nhận thức người tiêu dùng

Sở nông nghiệp và PTNT tỉnh, UBND huyện Bắc Quang hàng năm cần bố trí kinh phí cho trạm khuyến nông và các Trung tâm khoa học của tỉnh tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn kiến thức về cam an toàn cho người sản xuất, chỉ đạo các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội của huyện, xã cùng tham gia tuyên truyền, phổ biến kiến thức về VietGAP cho người dân.

Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng KT-HT, đài phát thanh truyền hình huyện tham mưu giúp UBND huyện trong việc quản lý và quảng bá thương hiệu “ cam sành an toàn Bắc Quang” trên các phương tiện thông tin đại chúng về cam sành an toàn và lợi ích của cam sành an toàn đến người tiêu dùng.

Tuyên truyền, hướng dẫn để người bán lẻ nhận biết được các tiêu chí cơ bản về cam sành an toàn (VietGap), từ đó họ có thể yên tâm hơn khi bán cam sành an toàn đến người tiêu dùng.

UBND các xã, thị trấn chỉ đạo các cấp, các ngành ở địa phương cần có các biện pháp kiểm soát & xử phạt nghiêm khắc đối với các tổ chức, cá nhân có các hành vi giả mạo cam sành an toàn.

Tăng cường công tác tuyên truyền thông qua in tem nhãn, tờ gấp, bảng chữ to các thông tin về cam sành an toàn thực phẩm sạch và tiêu chuẩn cam sành an toàn theo quy trình VietGAP. Tổ chức xây dựng các chương trình chuyên mục về cam sành an toàn, VietGAP trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình...)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn vietgap của nông hộ tại huyện bắc giang tỉnh hà giang (Trang 120 - 124)