Chỉ tiêu ĐVT Phân nhóm hộ BQ Nhóm theo VietGAP Nhóm không theo VietGAP 1. Tổng số hộ điều tra Hộ 30 30 30
2. Tuổi bình quân chủ hộ Tuổi 45,73 43,3 44,53
3. Số lớp học bình quân của chủ hộ Lớp 2,23 0,33 1,28 4. Tỷ lệ hộ có thời gian trồng cam
- Trên 10 năm % 77 63 70
- Từ 5 – 10 năm % 23 37 30
5. Tỷ lệ hộ sử dụng vốn tự có % 89 79 84
6. Tỷ lệ thu nhập từ trồng cam % 95,6 80 87,8
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Quan bảng 4.5 ta thấy độ tuổi bình quân của chủ hộ trồng cam sành theo quy trình VietGAP già hơn độ tuổi bình quân của chủ hộ trồng cam sành thường, tuổi bình quân của chủ hộ ở nhóm sản xuất theo VietGAp cao hơn ở nhóm không sản xuất theo VietGAP là 2,43 tuổi, độ tuổi bình quân của cả 2 nhóm hộ 44,52 tuổi. Số lớp học bình quân của nhóm hộ sản xuất theo quy trình VietGap 2,23 lớp, trong khi đó nhóm hộ không theo quy trình VietGap 0,33 lớp, số lớp học bình quân của chủ hộ 1,28 lớp.
Tỷ lệ số hộ có thời gian trồng cam của nhóm sản xuất theo quy trình VietGap thời gian trên 10 năm chiếm 77%, từ 5-10 năm chiếm 23%, của nhóm hộ không sản xuất theo quy trình VietGap thời gian trên 10 năm 63%, từ 5-10 năm 37%, điều này cho thấy các hộ trồng cam theo kinh nghiệm truyền thống đã thay đổi tư duy trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, việc áp dụng sản xuất theo quy trình VietGap của các hộ còn lúng túng. Hơn nữa trong quá trình sản xuất, các hộ bị ảnh hưởng lớn bởi tư duy sản xuất theo phong trào.
Còn đối với những hộ sản xuất cam sành thường thì không có khái niệm quy trình sản xuất mà làm theo kinh nghiệm truyền thống, mặc dù cũng có tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, nhưng vì tâm lý, bảo thủ, không có phương hướng
phát triển sản xuất và quá coi thường ATVSTP nên các hộ không áp dụng bất cứ quy trình nào vào sản xuất.
Trên 99% các hộ trồng cam đều sử dụng vốn tự có, bình quân chỉ có 0,065% các hộ vay vốn. Nhìn chung tỷ lệ vay vốn quá thấp, mặc dù tỉnh đã có chính sách hỗ trợ 100% lãi suất cho các hộ phát triển sản xuất cam, nhưng do thủ tục vay vốn quá rờm rà, nên các hộ sản xuất theo kiểu có bao nhiêu đầu tư bấy nhiêu. Mặt khác các hộ tham gia sản xuất cam lâu năm nên đã tạo được mối quan hệ và ưu tín với các đại lý bán vật tư, phân bón và thuốc BVTV trong vùng để mua chịu vật tư đầu vào mà không phải trả lãi và đến khi thu hoạch thì trả, phương thức này thuận tiên và đơn giản, phù hợp với nhận thức của người nông dân.
Thu nhập chính của các hộ được điều tra vẫn từ nông nghiệp trong đó nguồn thu từ trồng trọt là nhiều nhất với 100%, trung bình tỷ lệ thu nhập từ trồng cam chiếm 87,8% trong tổng thu nhập của các hộ trong nhóm điều tra. Trong đó ta thấy nhóm hộ không sản xuất theo quy trình VietGap có tỷ lệ thu nhập thấp hơn so với nhóm theo VietGap 15,6%.
4.1.3.2. Nguồn lực sản xuất
a. Đặc điểm đất đai lao động của hộ
Về đất đai, trong sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như trong sản xuất cam sành nói riêng thì đất đai được coi là “tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế” đồng thời là một nguồn lực để đánh giá khả năng mở rộng quy mô sản xuất.