Trần Thị Hương (2018), Chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại phiên tịa xét xử sơ thâm án hình sự tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học

Một phần của tài liệu TapchiNgheluat so12 2020 (Trang 41 - 43)

tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người cĩ thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội là khơng cĩ tội”. Điều luật dùng chữ “và” trong đoạn 2 là khơng chính xác vì khơng đủ căn cứ buộc tội phải đồng nghĩa với “khơng thể làm sáng tỏ căn cứ buộc tội”. Do đĩ, chỉ cần khơng đủ căn cứ buộc tội thì cơ quan cĩ thẩm quyền tiến hành tố tụng, người cĩ thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội khơng cĩ tội.

Thứ hai, sửa đổi quy định về thẩm quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam trong giai đoạn xét xử.

Theo quy định tại Điều 45 BLTTHS, Thẩm phán được quyền ra các quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ biện pháp tạm giam. Việc quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thuộc thẩm quyền của Chánh án, Phĩ Chánh án (điểm a, Khoản 2 Điều 44 BLTTHS). Quy định này theo chúng tơi khơng thật là phù hợp, hạn chế quyền của Thẩm phán chủ tọa phiên tịa. Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, thẩm phán xét thấy khơng cần thiết phải thay đổi biện pháp ngăn chặn để áp dụng biện pháp tạm giam thì cũng khơng thể giải quyết kịp thời mà phải đề nghị Chánh án hoặc Phĩ Chánh án quyết định. Để việc áp dụng biện pháp tạm giam được kịp thời, đúng căn cứ, bảo đảm phù hợp giữa người cĩ điều kiện đánh giá về các căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam và người cĩ quyền quyết định áp dụng biện pháp này, chúng tơi đề xuất quy định thẩm quyền của Thẩm phán được phân cơng chủ tọa phiên tịa trong việc áp dụng biện pháp tạm giam đồng thời với việc tăng cường kiểm tra, giám sát phát hiện vi phạm trong việc áp dụng biện pháp tạm giam của chủ thể này.

Thứ ba, sửa đổi các quy định về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa.

Điều 73 BLTTHS quy định về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa. Theo đĩ, người bào chữa cĩ 14 quyền. Tuy nhiên, cĩ một số quy định chưa rõ ràng hoặc chưa đầy đủ ảnh hưởng tới việc thực hiện quyền của luật sư. Cụ thể là:

- Điểm k, Khoản 1 Điều 73 BLTTHS quy

định người bào chữa cĩ quyền “Đề nghị cơ quan cĩ thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản”. Như vậy, Luật sư cĩ quyền đề nghị cơ quan cĩ thẩm quyền tiến hành tố tụng giám định, định giá tài sản lần đầu khơng? Thực tế, các luật sư bào chữa vẫn thực hiện quyền yêu cầu giám định, định giá tài sản lần đầu nhưng trên cơ sở căn cứ vào điểm g Khoản 1 Điều 73 BLTTHS “Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định tại Bộ luật này….”, trong đĩ hoạt động tố tụng bao gồm cả giám định, định giá lần đầu, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản. Theo chúng tơi, cần sửa đổi điểm k Khoản 1 Điều 73 BLTTHS theo hướng người bào chữa cĩ quyền “Đề nghị cơ quan cĩ thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định, giám định bổ sung, giám định lại, định giá, định giá lại tài sản”.

- Điểm h Khoản 1 Điều 73 BLTTHS quy định luật sư cĩ quyền “thu thập chứng cứ”. Đây được coi là điểm mới của BLTTHS, nhằm bảo đảm cho người bào chữa thực hiện tốt hơn việc bảo chữa cho người bị buộc tội. Tuy nhiên, gần như chưa cĩ những biện pháp bảo đảm cho người bào chữa thực hiện quyền thu thập chứng cứ nên sự phối hợp của những cơ quan, cá nhân cĩ liên quan chủ yếu xuất phát từ quan hệ cá nhân của luật sư. Thực tế, khi luật sư đề nghị tiếp xúc, trao đổi với bị hại, người làm chứng, người khác biết về vụ án hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, rất nhiều trường hợp người được đề nghị từ chối. Điều này cĩ thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như khơng tin tưởng luật sư, khơng muốn cung cấp, ngại mất thời gian, ngại gặp rắc rối và quan trọng là khơng cĩ bất kỳ chế tài, ràng buộc nào đối với họ về trách nhiệm cung cấp thơng tin, tài liệu, đồ vật cho luật sư. Do đặc thù nghề nghiệp, luật sư đơn phương thực hiện các hoạt động nghề nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi cho thân chủ nên thường gặp khĩ khăn, bất lợi hơn trong việc tiếp cận, phát hiện và thu thập các chứng cứ liên quan để phục vụ cho quá trình bào chữa. Về vấn đề này, PGS.TS. Trần Văn Độ chia sẻ: “Nếu người làm chứng từ chối

trả lời thì người bào chữa biết làm sao? Trong khi các cơ quan tố tụng hỏi thì họ bắt buộc cĩ nghĩa vụ trả lời. Như vậy là chưa bình đẳng”

“Nếu mở rộng quyền cho luật sư hỏi, đồng thời quy định người làm chứng cĩ nghĩa vụ phải trả lời thì cũng là một kênh thuận lợi để đảm bảo tính khách quan, tồn diện”6. Theo chúng tơi, những cơ chế hỗ trợ cho luật sư thực hiện quyền thu thập chứng cứ là cần thiết để quyền của luật sư khơng chỉ là những “mỹ từ” trong luật.

Các cơ quan tiến hành tố tụng ở trung ương cũng cần nghiên cứu, ban hành văn bản quy định cụ thể việc Luật sư tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án nĩi chung và trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nĩi riêng nhằm bảo đảm để Luật sư thực hiện đúng, đủ và thuận lợi các quy định của pháp luật hình sự, gĩp phần bảo đảm cơng tác điều tra, truy tố xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Thứ tư, sửa đổi các quy định nhằm tăng cường hiệu quả tranh tụng trong xét xử.

Việc ghi nhận nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm cĩ ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện sự thừa nhận quy luật tất yếu khách quan là tính tranh tụng giữa hai nhĩm chủ thể cĩ lợi ích đối lập nhau trong tố tụng hình sự: bên buộc tội và bên bào chữa (gỡ tội). Nguyên tắc tranh tụng cĩ những nội dung cốt lõi như sự bình đẳng giữa những người cĩ thẩm quyền tố tụng và những người tham gia tố tụng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án; bảo đảm sự độc lập của Tịa án với vai trị là chủ thể tạo điều kiện cho những chủ thể tranh tụng là Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác tranh tụng bình đẳng; bản án, quyết định của Tịa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tịa… Bảo đảm tranh tụng

thực chất và hiệu quả cũng là bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đốn vơ tội. Theo đĩ, cần cĩ những tiền đề pháp lý nhất định đảm đảm nguyên tắc tranh tụng như sự thừa nhận tư cách “các bên tranh tụng” giữa các chủ thể thực hiện chức năng buộc tội, chức năng bào chữa và đảm bảo sự bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chủ thể này; đảm bảo sự độc lập của Tịa án với tư cách là chủ thể thực hiện chức năng xét xử, “mọi yếu tố làm ảnh hưởng đến tính độc lập của Tịa án phải được loại bỏ” và “khơng thể để lẫn lộn giữa chức năng buộc tội với chức năng xét xử”7. Theo định hướng này, cần sửa đổi các quy định BLTTHS như:

- Sửa đổi quy định về phân định các chủ thể theo chức năng tố tụng thành các nhĩm chủ thể buộc tội, các chủ thể bào chữa. Tịa án và các chủ thể tố tụng khác thay vì theo vị thế tố tụng (người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng) như hiện nay. Việc thay đổi cơ cấu của BLTTHS về chủ thể tố tụng hình sự như nêu trên là tiền đề để quy định về địa vị pháp lý của mỗi nhĩm chủ thể tố tụng hình sự phù hợp với yêu cầu của nguyên tắc tranh tụng.

- Sửa đổi nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự (Điều 18) theo hướng bỏ quy định về trách nhiệm khởi tố vụ án của Tịa án. Mặc dù cĩ ý kiến cho rằng việc quy định Tịa án cĩ quyền khởi tố vụ án khơng đồng nghĩa với việc Tịa án thực hiện chức năng buộc tội vì “nếu chỉ dừng ở việc khởi tố vụ án thì chức năng buộc tội cũng chưa bắt đầu”8song theo quan điểm của chúng tơi khởi tố vụ án là hoạt động nhằm khởi động tiến trình tố tụng hình sự, là trình tự cần thiết về mặt tố tụng và gắn bĩ chặt chẽ với việc thực hiện các hoạt động tiếp theo thuộc phạm vi của chức năng buộc tội như khởi tố bị can, điều tra vụ án. Quy định Tịa án cĩ thẩm quyền khởi

6Tranh cãi việc luật sư thu thập chứng cứ, http://tuvanphapluat.com/luat-su/dan-su/78-tin-tuc/361-tranh-cai-chuyen-luat-su-thu-thap-chung-cu, truy cập ngày 4/5/2020. luat-su-thu-thap-chung-cu, truy cập ngày 4/5/2020.

7Nguyễn Hồng Thịnh (2018), Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm tại Điều 26 của Bộ luật tố tụnghình sự năm 2018, bài viết trên website tapchitoaan.vn, truy cập ngày 2/10/2019. hình sự năm 2018, bài viết trên website tapchitoaan.vn, truy cập ngày 2/10/2019.

Một phần của tài liệu TapchiNgheluat so12 2020 (Trang 41 - 43)