Khái quát chung về quản lý nhà nước về đào tạo sau đại học

Một phần của tài liệu TapchiNgheluat so12 2020 (Trang 62 - 63)

SAU ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Lê Anh Tuấn1

Tĩm tắt: Trong thời gian qua, quản lý nhà nước về đào tạo sau đại học đã cĩ nhiều tiến bộ và đạt

được nhiều kết quả gĩp phần đổi mới giáo dục sau đại học. Tuy nhiên, vấn đề này cũng cịn nhiều bất cập, hạn chế trong tư duy quản lý cũng như hoạt động thực tiễn đào tạo sau đại học ở nước ta. Bài viết đưa ra một số giải pháp hồn thiện quản lý nhà nước về đào tạo sau đại học ở Việt Nam hiện nay.

Từ khĩa:Quản lý nhà nước, đào tạo sau đại học, Việt Nam.

Nhận bài: 10/11/2020; Hồn thành biên tập: 10/12/2020; Duyệt đăng: 21/12/2020.

Abstract: In recent time, there have been many advances in public management of higher education and this in return has transformed undergraduate training. However, limitations remain in management vision and actual practice. The article proposes a number of solutions to improve state management of graduate training in Vietnam.

Keywords:Public management, higher education, Vietnam.

Date of receipt: 10/11/2020; Date of revision: 10/12/2020; Date of approval: 21/12/2020.

1. Khái quát chung về quản lý nhà nướcvề đào tạo sau đại học về đào tạo sau đại học

Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo sau đại học là sự tác động cĩ tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động giáo dục và đào tạo sau đại học (bao gồm đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, bồi dưỡng sau đại học), do các cơ quan quản lý giáo dục của nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do nhà nước ủy quyền nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong đĩ nâng cao chất lượng giáo dục bậc cao, duy trì trật tự, kỉ cương và nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Quản lý nhà nước về đào tạo sau đại học theo đĩ bao gồm bốn nhĩm nội dung chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, hoạch định chính sách đào tạo sau đại học. Cụ thể: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển đào tạo sau đại học; ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo sau đại học; ban hành điều lệ nhà trường, chuẩn cơ sở đào tạo, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở đào tạo; quy định hoạt động dạy học và đào tạo trong nhà trường và ngồi nhà trường; quy định về đánh giá kết quả học tập và rèn luyện; khen thưởng và kỷ luật đối với người học; quy định tiêu chuẩn chức danh, chế

độ làm việc của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục; tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phĩ của người đứng đầu các cơ sở giáo dục; chuẩn nghề nghiệp nhà giáo; ban hành quy tắc ứng xử của nhà giáo, của cơ sở giáo dục; quy định về điều kiện, tiêu chuẩn và hình thức tuyển dụng giáo viên; quy định mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo; khung trình độ quốc gia; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn, định mức sử dụng cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị trường học; việc biên soạn, sử dụng sách giáo trình; việc thi, kiểm tra, tuyển sinh, liên kết đào tạo và quản lý văn bằng, chứng chỉ; việc cơng nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngồi cấp được sử dụng trong nước; quy định về đánh giá chất lượng đào tạo; tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng đào tạo và kiểm định chất lượng tạo; thực hiện cơng tác thống kê, thơng tin về tổ chức và hoạt động đào tạo.

Thứ hai,tổ chức bộ máy quản lý đào tạo sau đại học: tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý đào tạo sau đại học.

Thứ ba, huy động và quản lý các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo sau đại học: tổ chức, quản lý cơng tác nghiên cứu, 1 Thạc sỹ, NCS, Khoa Luật, Học viện Khoa học xã hội.

ứng dụng khoa học, cơng nghệ trong lĩnh vực đào tạo sau đại học; tổ chức, quản lý cơng tác hợp tác quốc tế, đầu tư của nước ngồi về đào tạo sau đại học.

Thứ tư, thanh tra, kiểm tra nhằm thiết lập trật tự kỷ cương pháp luật trong hoạt động đào tạo sau đại học, thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển.

Quản lý nhà nước về đào tạo sau đại học là phương thức quản lý nhà nước về một lĩnh vực cụ thể cho nên nĩ cĩ tính chất chung của quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước. Quản lý nhà nước về đào tạo sau đại học cịn cĩ những đặc điểm sau:

Một là, kết hợp quản lý hành chính và quản lý chuyên mơn trong các hoạt động quản lý đào tạo sau đại học: quản lý nhà nước về đào tạo sau đại học ở cơ sở thực chất là triển khai các hoạt động hành chính nhà nước trong quá trình chỉ đạo các hoạt động đào tạo ở cơ sở. Chỉ trên cơ sở biết kết hợp quản lý hành chính và quản lý chuyên mơn thì mới cĩ thể chỉ đạo tốt hoạt động đào tạo sau đại học.

Hai là, tính quyền lực nhà nước trong hoạt động quản lý. Đây là hoạt động nổi bật của quản lý nhà nước và quản lý hành chính ở mọi lĩnh vực nĩi chung, đĩ là tính quyền lực trong hoạt động quản lý: tư cách pháp nhân trong quản lý, cơng cụ và phương pháp quản lý và quan hệ thứ bậc trong quản lý.

Ba là,kết hợp Nhà nước - xã hội trong quá trình triển khai quản lý nhà nước về đào tạo sau đại học. Dân chủ hố và xã hội hố cơng tác giáo dục là một tư tưởng cĩ tính chiến lược và cĩ vai trị rất to lớn trong sự phát triển giáo dục nĩi chung và quản lý đào tạo sau đại học nĩi riêng.

Một phần của tài liệu TapchiNgheluat so12 2020 (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)