Các yếu tố tác động đến sự phát triển của hoạt động trọng tài trên phạm vi thế giớ

Một phần của tài liệu TapchiNgheluat so12 2020 (Trang 77 - 78)

của hoạt động trọng tài trên phạm vi thế giới

2.1. Nỗ lực từ Chính phủ của nhiều quốcgia trên thế giới gia trên thế giới

Sự phát triển của hoạt động trọng tài gắn bĩ chặt chẽ với mức độ cam kết và ủng hộ của Chính phủ trong việc thực hiện các chính sách, chủ trương và văn bản pháp luật thúc đẩy sự phát triển của hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và hịa giải.

Trong năm 2015, Chính phủ Nga đã tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật trọng tài trong nước theo hướng thúc đẩy việc phát triển và hiện đại hĩa cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong nước. Thực hiện chính sách, chủ trương nêu trên, 04 trung tâm trọng tài đã được cấp phép hoạt động, bao gồm: Tịa án trọng tài thương mại

quốc tế, Ủy ban trọng tài hàng hải, Trung tâm trọng tài của Phịng Cơng nghiệp và Doanh nghiệp Liên bang Nga và Trung tâm trọng tài Nga tại Học viện trọng tài17.

Chính phủ Hàn Quốc đã rà sốt, sửa đổi Đạo luật Trọng tài vào tháng 11/2016 nhằm đảm bảo tính tương thích với Luật Mẫu năm 2006 của UNCITRAL, theo đĩ quy định trường hợp tịa án cho phép áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo phán quyết trọng tài. Trong năm 2017, Hàn Quốc đã ban hành Đạo luật thúc đẩy sự phát triển của hoạt động trọng tài nhằm tạo cơ sở pháp lý cho những hỗ trợ của Chính phủ đối với sự phát triển của hoạt động trọng tài18, bao gồm cả việc hỗ trợ mở rộng các tổ chức trọng tài, huy động các chuyên gia tham gia hoạt động trọng tài và hỗ trợ các nghiên cứu về phát triển hoạt động trọng tài.

Gần đây, Chính phủ Thái Lan đã ban hành Chương trình cấp visa rút gọn nhằm tạo điều kiện thu hút các chuyên gia nước ngồi giàu kinh nghiệm, cĩ trình độ chuyên mơn sâu để đến sinh sống và/hoặc làm việc tại Thái Lan và đặc biệt tham gia các hoạt động trọng tài tại Thái Lan. Trung tâm trọng tài Thái Lan đã tiến hành làm việc với phía Chính phủ Thái Lan để được áp dụng Chương trình cấp visa rút gọn này đối với các chuyên gia sang Thái Lan làm việc với tư cách trọng tài viên quốc tế19.

2.2. Nỗ lực từ chính các tổ chức trọng tài

Một trong những động lực đem lại những kết quả thay đổi tích cực của hoạt động trọng tài trong thời gian gần đây xuất phát từ chính những

16

Trung tâm trọng tài Thành phố Thẩm Quyến giới thiệu thủ tục phúc thẩm, Tuần báo trọng tài tồn cầu, ngày 03/01/2019. Xem tại: https://globalarbitrationreview.com/article/1178592/shenzhen-centre-introduces-appellate- procedure, truy cập ngày 14/9/2020.

17 Klimov, Yaroslav và Panov, Andre, Cải cách pháp luật trọng tài tại Nga: Khung pháp lý mới, Báo cáo Trọng tàiquốc tế của Norton Rose Fulbright, Số 7, tháng 9/2016. Xem tại: https://www.nortonrosefulbright.com/- quốc tế của Norton Rose Fulbright, Số 7, tháng 9/2016. Xem tại: https://www.nortonrosefulbright.com/- /media/files/nrf/nrfweb/imported/international-arbitration-report---issue-7.pdf?la=en&revision=2b95e882-b426- 4aa1-952e-6270bebf896b, truy cập ngày 14/9/2020.

18

Lim, Sean, Han, Yewon, & Kim, Saemee, Hàn Quốc,Báo cáo năm 2016-2017 của về hoạt động trọng tài quốc tế của Baker McKenzie. Xem tại: Available: https://globalarbitrationnews.com/wp-content/uploads/2017/06/South- Korea.pdf, năm 2017, truy cập ngày 19/9/2020.

19

Mendiola, John, Chương trình cấp visa rút gọn của Thái Lan: Hướng dẫn tĩm tắt,trang thơng tin pháp lý Silk. Xem tại: https://silklegal.com/thailands-smart-visa-a-quick-guide/, ngày 11/12/2018, truy cập ngày 19/9/2020.

nỗ lực của các tổ chức trọng tài. Các tổ chức trọng tài đã khơng ngừng nghiên cứu, rà sốt và hồn thiện quy trọng trọng tài của mình nhằm đảm bảo các quy tắc, thủ tục trọng tài của mình luơn được cập nhật, phù hợp với thực tiễn và nhu cầu của khách hàng. Chính việc này đã gĩp phần hình thành nên khung tiêu chuẩn đối với hoạt động trọng tài trên phạm vi tồn cầu, qua đĩ đảm bảo chất lượng của hoạt động trọng tài và tính hiệu quả, tiết kiệm, linh hoạt và thiết thực của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

Bên cạnh đĩ, các tổ chức trọng tài luơn quan tâm đến việc đầu tư phát triển đội ngũ trọng tài viên trẻ trong cộng đồng trọng tài viên thơng qua việc xây dựng những diễn đàn như Young ISTAC, DIAC 10 và KCAB Next. Chẳng hạn như diễn đàn KCAB Next của Hàn Quốc được thành lập từ tháng 10/2018. Đây được coi là sân chơi cho các trọng tài viên trẻ tuổi để học hỏi, chia sẻ ý tưởng, kinh nghiệm. Diễn đàn được đặt dưới sự quản lý, điều hành của một ban điều hành gồm 13 trọng tài viên giàu kinh nghiệm tại Hàn Quốc, đại diện cho các lĩnh vực pháp lý khác và cĩ những quốc tịch khác. Diễn đàn này đã hỗ trợ các trọng tài viên trẻ xây dựng mạng lưới quan hệ của mình, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức của bản thân cũng như tìm kiếm cơ hội phối hợp trong các hoạt động trọng tài trong tương lai.

Ngồi ra, việc tổ chức các cuộc thi về trọng tài như Willem C Vis Moot, Vis Moot East và cuộc thi trọng tài thương mại quốc tế của các trung tâm trọng tài cũng đã thu hút sự quan tâm, tham gia của nhiều sinh viên luật và các chuyên gia, cán bộ pháp lý trẻ tuổi. Tại Việt Nam, năm 2019, Trường Đại học Ngoại thương đã phối hợp với VIAC và Câu lạc bộ luật sư thương mại quốc

tế tổ chức cuộc thi “Vietnam CISG Pre-Moot 2019”. Lấy cảm hứng từ cuộc thi Vis Moot quốc tế được tổ chức hàng năm tại Vienna (Áo) và HongKong, cuộc thi Việt Nam CISG Pre-Moot là vịng tập dượt quốc gia cho các đội thi trước khi tham gia đấu trường quốc tế. Dưới hình thức phiên trọng tài giả định (Moot Arbitration) dựa trên tình huống tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hĩa quốc tế, các thí sinh tham dự cuộc thi sẽ được tìm hiểu khơng chỉ về các quy định và cách áp dụng CISG trong thực tiễn giải quyết tranh chấp mà cịn được thực hành tranh tụng bằng tiếng Anh trước các hội đồng trọng tài bao gồm các chuyên gia uy tín trong nước và quốc tế. Cuộc thi được phát động từ tháng 11 năm 2018 và đã thu hút sự tham gia của hơn 30 đội thi là sinh viên tới từ các trường đại học trên cả nước. Cuộc thi được đánh giá như một “vườn ươm” tài năng – nơi phát triển và gĩp phần tạo ra thế hệ các thẩm phán, trọng tài viên, luật sư, chuyên gia cĩ khả năng tham gia tranh tụng quốc tế, từ đĩ, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế tồn cầu20.

Các tổ chức trọng tài cũng thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo thường niên và theo chuyên đề, qua đĩ gĩp phần làm sân chơi trọng tài ngày càng sơi nổi hơn. Sự kiện Tuần lễ Trọng tài Hong Kong hàng năm21 và Hội nghị thượng đỉnh trọng tài Trung Quốc đã trở thành một sự kiện hàng năm định kỳ tại khu vực Châu Á. Bên cạnh đĩ, SIAC cũng thường xuyên tổ chức đại hội trọng tài hai lần/năm cùng nhiều các hội thảo quốc tế khác. Tại Hàn Quốc, sự kiện Tuần lễ các phương thức giải quyết tranh chấp (ADR) Seoul được Bộ Tư pháp Hàn Quốc phối hợp với UNCITRAL và ICC đồng tổ chức hàng năm với

20 Xem tại: https://www.viac.vn/goc-nhin-trong-tai-vien/bai-hoc-lap-phap-mang-ten-bo-luat-hinh-su-a582.html,truy cập ngày 20/9/2020. truy cập ngày 20/9/2020.

Một phần của tài liệu TapchiNgheluat so12 2020 (Trang 77 - 78)