Truyền lực chính là bộ truyền và giảm tốc bánh răng một cấp hoặc hai cấp (tức là gồm một hoặc hai cặp bánh răng truyền lực) lắp trên cầu chủ động của ô tô có nhiệm vụ:
- Truyền mô men từ các trục các-đăng hoặc trực tiếp từ hộp số đến bộ vi sai. Trong trờng hợp hộp số đặt dọc và truyền mô men ra cầu sau qua trục các-đăng dọc xe thì bộ truyền bánh răng của truyền lực chính có cặp bánh răng côn để truyền mô men giữa hai trục vuông góc (hình 13.5-1), truyền lực chính loại đơn thì chỉ có một cặp bánh răng côn, còn loại kép thì có thêm một cặp bánh răng trụ. Trong trờng hợp động cơ và hộp số đặt ngang và hộp số truyền động trực tiếp truyền lực chính thì truyền lực chính là cặp bánh răng trụ răng nghiêng và bánh răng chủ động thờng nằm trên hộp số (hình 13.3-6).
- Giảm tốc và tăng mô men truyền đến các bánh xe để đảm
bảo tỷ số truyền chung thích hợp của hệ thống truyền lực trong khi hộp số vẫn nhỏ gọn.
Bộ vi sai là bộ truyền bánh răng hành tinh, có nhiệm vụ đảm bảo cho các bánh xe chủ động hai bên có thể quay với vận tốc khác nhau khi xe quay vòng hoặc đi trên đờng không bằng phẳng để tránh hiện tợng trợt cứng của bề mặt bánh xe gây mòn nhanh.
Hình 13.5-1 giới thiệu sơ đồ cấu tạo của bộ truyền lực chính loại đơn (một cặp bánh răng côn xoắn truyền lực) và bộ vi sai. Bộ truyền lực chính gồm bánh răng côn xoắn chủ động 5 (thờng đợc gọi là bánh răng quả rứa) nhận mô men quay từ trục các-đăng và truyền cho bánh răng côn xoắn bị động 6 (thờng đợc gọi là bánh răng vành chậu). Bánh răng chủ động nhỏ hơn bánh răng bị động nên tốc độ quay của bánh răng bị động đợc giảm và mô men tăng so với tốc độ quay và mô men của bánh răng chủ động. Bánh răng bị động 6 quay dẫn theo vỏ hộp vi sai 7 lắp cố định trên thân của bánh răng này cùng quay.
Bộ vi sai gồm vỏ hộp 7, trên đó lắp trục 13 của các bánh răng hành tinh 10 ăn khớp đồng thời với hai bánh răng bán trục hình côn bên phải 9 và bên trái 11. Hai bánh răng côn 9 và 11 đợc lắp then hoa với các nửa trục 8 và 12 để dẫn động các bánh xe chủ động. Các bánh răng hành tinh 10 đợc trục 13 và vỏ hộp 7 mang quay theo bánh răng bị động 6. Nguyên lý truyền động từ hộp vi sai đến các nửa trục dẫn động các bánh xe nh sau:
- Khi xe chạy thẳng trên đờng bằng phẳng nền cứng, quãng đờng lăn của các bánh xe hai bên bằng nhau nên lực cản trên hai bánh xe nh nhau làm cho phản lực tại hai vị trí ăn khớp hai bên của bánh răng hành tinh với hai bánh răng bán trục hai bên bằng nhau. Do đó, các bánh răng hành tinh lúc này không quay quanh trục 13 của nó mà đóng vai trò nh các chốt khoá hai bánh răng bán trục 9 và 11 thành một khối cứng với vỏ hộp vi sai 7 và tất cả quay cùng tốc độ với bánh răng bị động 6 của bộ truyền lực chính. Do đó, hai nửa trục (bán trục) dẫn động hai bánh xe chủ động hai bên quay cùng tốc độ.
-Khi xe đi trên đờng vòng, quãng đờng lăn của các bánh xe khác nhau. Lúc này phản lực tại điểm ăn khớp hai bên của bánh răng hành tinh bị khác nhau nên các bánh răng hành tinh vừa
quay theo vỏ hộp vi sai quanh đờng tâm của các nửa trục lại vừa quay quanh trục 13 của nó. Do đó, hai bánh răng bán trục hai bên
quay với tốc độ khác nhau, đảm bảo cho các bánh xe quay với tốc độ khác nhau phù hợp với bán kính quay vòng của xe. Tức là dù xe quay vòng với bán kính lớn hay nhỏ, các bánh xe cũng không bị quay trợt trên mặt đờng. Bánh xe ở phía xa tâm quay vòng sẽ quay nhanh hơn, còn bánh xe ở phía gần tâm quay vòng sẽ quay chậm hơn.