Kiểm tra điều chỉnh khe hở sờn răng (độ rơ ăn khớp)

Một phần của tài liệu Sửa chữa hệ thống truyền lực (Trang 72 - 74)

khớp)

Việc kiểm tra khe hở ăn khớp răng giữa bánh răng chủ động và bánh răng bị động đợc thực hiện bằng cách dùng đồng hồ so đo mức độ quay tự do qua lại của vành răng bị động khi giữ cố định bánh răng chủ động. Chú ý trớc khi kiểm tra cần lắp hoàn chỉnh bộ truyền lực chính trên vỏ của nó và xiết các bu lông cố định nắp ổ bi hai bên của bánh răng bị động và hộp vi sai đủ lực qui định. Ví dụ lực xiết đối với bộ truyền lực chính của xe Chrysler là 115-125 Nm. So sánh trị số độ rơ đo đợc với tiêu chuẩn của nhà chế tạo, nếu nhỏ quá hoặc lớn quá thì cần phải điều chỉnh lại bằng cách dịch chuyển vành răng bị động theo phơng đờng tâm trục của nó ra xa bánh răng chủ động (tăng độ rơ ăn khớp) hoặc vào gần bánh răng chủ động (giảm độ rơ ăn khớp) nh minh họa trên hình 13.5-9 và hình 13.5-10.

Có hai loại kết cấu điều chỉnh đợc sử dụng cho truyền lực chính là loại dùng đai ốc ren để điều chỉnh (hình 13.5-9) và loại dùng đệm điều chỉnh (hình 13.5-10).

Đối với loại dùng đai ốc ren điều chỉnh (hình 13.5-9), qui trình điều

chỉnh đợc thực hiện nh sau:

1. Nới lỏng các bu lông bắt giữ nắp ổ hai bên rồi vặn chặt lại bằng tay (không dùng cà lê).

2. Nới đai ốc điều chỉnh bên phải và vặn đai ốc điều chỉnh bên trái để đẩy bánh răng bị động vào sát bánh răng chủ động sao cho khe hở ăn khớp bằng 0.

3. Vặn đai ốc điều chỉnh bên phải vào một cách nhẹ nhàng và từ từ cho đến khi đai ốc đẩy vòng ngoài của vòng bi ép vừa sát vào các viên bi (thấy nặng tay) thì vặn thêm 20-30o, sau đó dừng lại và quay bánh răng chủ động và bị động nhiều vòng để cho các vòng bi tự định tâm cho thẳng nhau.

4. Vặn chặt các bu lông bắt giữ nắp ổ lại đủ lực qui định rồi kiểm tra lại độ rơ ăn khớp răng bằng đồng hồ so nh đã nói ở trên. Nếu cha đợc thì nới lỏng bu lông giữ nắp ổ và chỉnh lại. Để dịch bánh răng, cần vặn và nới các đai ốc điều chỉnh ở hai bên cùng mộ số vòng. Thực hiện điều chỉnh cho đến khi đạt yêu cầu. Độ rơ ăn khớp cho phép là 0,15-0,23 mm đo ở ít nhất 3 vị trí cách đều nhau theo chu vi trênvành răng bị động.

73 Hình 13.5-9. Điều chỉnh truyền lực chính 1- bánh răng chủ động; 2- các vòng bi côn; 3- nạng các-đăng; 4- đai ốc hãm; 5- vòng đệm điều chỉnh độ rơ vòng bi trục bánh răng chủ động; 6- h ớng điều chỉnh vị trí bánh răng chủ động; 7- đệm điều chỉnh vị trí bánh răng chủ động; 8, 11- đai ốc điều chỉnh độ rơ vòng bi và vị trí vành răng bị động; 9- vành răng bị động; 10- h ớng điều chỉnh vị trí vành răng bị động; 1 2 3 5 6 8 9 11 7 10 4

Đối với kết cấu dùng đệm điều chỉnh (hình 13.5- 10), việc điều chỉnh để dịch chuyển vành răng bị động đợc thực hiện bằng việc thay đổi tổng bề dày của các đệm chặn vòng bi ở mỗi bên thay vì dùng đai ốc ren điều chỉnh nh ở tr- ờng hợp trên. Sau khi thay đệm thích hợp, vặn chặt bu lông giữ nắp ổ đủ lực rồi kiểm tra độ rơ ăn khớp nh đã nói ở trên. Khi độ rơ vòng bi đã đợc chỉnh đúng thì nếu muốn dịch vành răng sang một bên thì giảm chiều dày đệm chặn bên

đó và tăng chiều dày đệm chặn bên kia. Đệm bên này giảm bao nhiêu thi đệm bên kia tăng bấy nhiêu để không làm thay đổi độ rơ vòng bi.

Một phần của tài liệu Sửa chữa hệ thống truyền lực (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w