2.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG SÁP
2.2.2.1. Giai đoạn trước năm 2004
Trong giai đoạn này, quá trình cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt đƣợc những tiến bộ đáng kể và nhiều thay đổi quan trọng. Tháng 5/1990, hội đồng Nhà nƣớc thông qua và công bố 2 Pháp lệnh về ngân hàng ( Pháp lệnh NHNN Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính). Sự ra đời của 2 Pháp lệnh Ngân hàng đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hai cấp, trong đó NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh tiền tệ, ngân hàng và thực thi nhiệm vụ của một Ngân hàng trung ƣơng; các NHTM và tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh tốn,
ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong khuôn khổ pháp luật.
Thời điểm năm 1989-1990, Việt Nam gặp cuộc khủng hoảng kinh tế từ đó kéo theo phần lớn các TCTD lâm vào tình trạng khó khăn, nợ xấu có ngân hàng đến 40- 50% trên tổng dƣ nợ. Thực hiện các Pháp lệnh về ngân hàng, từ năm 1990 đến năm 1996 NHNN đã cấp giấy phép hoạt động cho 20 NH TMCP, trong đó 10 ngân hàng đƣợc thành lập trên cơ sở sắp xếp, sáp nhập từ các hợp tác xã tín dụng trƣớc Pháp lệnh, 10 ngân hàng đƣợc cấp giấy phép thành lập mới
Đến thời điểm 1996 – 1997, nền kinh tế Việt Nam lại chịu ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực với việc hàng loạt các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và khơng có khả năng trả nợ ngân hàng và các vụ án liên quan đến lĩnh vực ngân hàng. Vào đầu năm 1998, một số NH TMCP, đặc biệt là các NH TMCP nơng thơn đã lâm vào tình trạng mất khả năng thanh tốn, có nguy cơ đổ vỡ gây ảnh hƣởng dây chuyền đến cả hệ thống. Trƣớc tình hình đó, NHNN đã áp dụng hàng loạt các biện pháp để xử lý, củng cố và hỗ trợ các NH TMCP yếu kém, cải tổ cơ cấu lại toàn bộ hệ thống ngân hàng. Thực hiện Đề án “Chấn chỉnh và sắp xếp lại các NH TMCP Việt Nam” đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 212/1999/QĐ-TTg ngày 29/10/1999, các NH TMCP đã trải qua giai đoạn tái cơ cấu toàn diện. Các NH TMCP kinh doanh thua lỗ, năng lực tài chính yếu bị giải thể, sáp nhập với ngân hàng khác. Đến hết tháng 12/2002, NHNN đã thu hồi giấy phép của 12 NH TMCP
Bảng 2.11: Các thƣơng vụ M&A NHTM VN trƣớc năm 2004 Ngân hàng sáp nhập Ngân hàng đƣợc sáp nhập Thời
gian
NH TMCP Phƣơng Nam NH TMCP Đồng Tháp 1997
NH TMCP Phƣơng Nam NH TMCP Đại Nam 1999
NH TMCP Phƣơng Nam NH TMCP Châu Phú 2001
NH TMCP Phƣơng Nam Quỹ TDND Định Cơng Thanh Trì 2000
NH TMCP Sài Gịn Thƣơng Tín NH TMCP Thạnh Thắng, Cần Thơ 2002
NH TMCP Đà Nẵng Cty Tài chính Sài Gịn SFC Thành
lập NH TMCP Việt Á
2003
NH TMCP Nhà Hà Nội NH TMCP Quảng Ninh 2003
NH TMCP Kỹ Thƣơng NH TMCP Nơng thơn Hải Phịng 2003
NH TMCP Đông Á NH TMCP Tứ Giác Long Xuyên 2001
NH TMCP Phƣơng Nam NH TMCP Nông thôn Cái Sắn 2003
NH TMCP Quốc Tế NH TMCP Mekong 2001
NH Đầu tƣ và Phát triển NH TMCP Nam Đô 2003
NH TMCP Đông Á NH TMCP Nông thôn Tân Hiệp 2003
Nguồn: Website các ngân hàng [18]
Vụ sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam diễn ra lần đầu tiên năm 1997 là trƣờng hợp NH TMCP Phƣơng Nam (Southern Bank) sáp nhập với NH TMCP nông thôn Đồng Tháp.
Southern Bank đƣợc thành lập 19/05/1993 với số vốn ban đầu 10 tỷ đồng. Năm đầu, Southern Bank đạt tổng vốn huy động 31,2 tỷ đồng; dƣ nợ 21,6 tỷ đồng; lợi nhuận 258 triệu đồng. Với mạng lƣới tổ chức hoạt động là 01 Hội sở và 01 chi nhánh.
Trƣớc những khó khăn của nền kinh tế thị trƣờng còn non trẻ và sự tác động mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực (1997), Ngân hàng Nhà nƣớc đã chủ trƣơng tập trung xây dựng hệ thống ngân hàng thƣơng mại vững mạnh. Theo đó, Southern Bank đã tiến hành sáp nhập các ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong giai đoạn 1997 – 2003:
- Năm 1997: Southern Bank sáp nhập với NH TMCP Đồng Tháp. NH TMCP Đồng Tháp mặc dù hoạt động có hiệu quả nhƣng vốn chỉ có 5 tỷ đồng, trong khi yêu cầu về vốn cổ phần phải tăng lên khoảng 20 tỷ, do đó NH TMCP Đồng Tháp phải sáp nhập vào Southern Bank, lúc này vốn điều lệ của Southern Bank tăng lên 100 tỷ đồng
- Năm 1999: Southern Bank sáp nhập với NH TMCP Đại Nam, với việc sáp nhập này NHNN cho phép Southern Bank đƣợc thực hiện dự trữ bắt buộc bằng trái phiếu, tín phiếu kho bạc trong thời gian không quá 3 năm, tiền lãi thu đƣợc từ nguồn này, Southern Bank đƣợc dùng để bù đắp dần số tiền bị tổn thất của Đại Nam trƣớc năm 1993
- Năm 2000: Southern Bank mua lại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Định Công Thanh Trì Hà Nội
- Năm 2001: Southern Bank sáp nhập với NH TMCP Nông Thôn Châu Phú. - Năm 2003 Southern Bank sáp nhập với NH TMCP Nông Thôn Cái Sắn, Cần Thơ, nâng vốn điều lệ lên 142 tỷ đồng.
thành. Đến tháng 03/2004, Southern Bank có 33 đơn vị gồm các chi nhánh, phòng giao dịch, 1 công ty quản lý quỹ và khai thác tài sản. Các chi nhánh của Southern Bank phát triển lên từ các ngân hàng đƣợc sáp nhập đều đạt đƣợc hiệu quả hoạt động cao. So với năm 1996, các chỉ tiêu năm 2003 của Southern Bank đã tăng đáng kể: vốn điều lệ từ 50 tỷ tăng lên 114,26 tỷ (128,5%), huy động vốn từ 147 tỷ tăng lên 1.401 tỷ (853%), tổng dƣ nợ từ 157 tỷ tăng lên 1.162 tỷ (640%), lợi nhuận trƣớc thuế từ 8,9 tỷ lên 22,3 tỷ (150%)
Ngoài ra cịn có các vụ sáp nhập khác mà hầu hết là sự sáp nhập của một NH TMCP nông thôn vào một NH TMCP đô thị
+ Năm 2001: Ngân hàng TMCP Đông Á (EAB) mua lại NH TMCP Nông Thôn Tứ Giác Long Xuyên (An Giang) và sáp nhập với NH TMCP Nông Thôn Tân Hiệp (Kiên Giang) vào năm 2004
+ Năm 2002: Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thƣơng Tín (Sacombank) sáp nhập với NHTMCP Thạnh Thắng (Cần Thơ)
+ Năm 2003 Ngân hàng TMCP Phƣơng Đông (OCB) sáp nhập với NHTMCP Nông Thôn Tây Đô
+ Năm 2003: Ngân hàng Đầu Tƣ & Phát Triển Việt Nam (BIDV) đã mua lại NH TMCP Nam Đô.
+ Năm 2003: Công ty tài chính Sài Gịn (SFC) sáp nhập với NHTMCP Đà Nẵng hình thành NHTMCP Việt Á
Các vụ sáp nhập trong giai đoạn này diễn ra do sự gợi ý sắp đặt của NHNN, nếu khơng muốn nói là bắt buộc thực hiện khi một ngân hàng rơi vào tình trạng kiểm sốt đặc biệt. Đứng trƣớc sự lựa chọn là tuyên bố phá sản, thanh lý giải thể, bị thu hồi giấy phép thì việc sáp nhập, mua bán với các ngân hàng khác là sự lựa chọn tối ƣu tránh ảnh hƣởng dây chuyền đến cả hệ thống, củng cố niềm tin của dân chúng.