Các biện pháp khác nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh từ phía các ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng việt nam thông qua hoạt động sáp nhập và mua lại (Trang 94 - 95)

3.2. NHÓM GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI KHI TIẾN HÀNH

3.2.8. Các biện pháp khác nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh từ phía các ngân hàng

hàng TMCP

- Tăng cƣờng năng lực quản trị, điều hành, bộ máy kiểm soát từ hội sở đến lãnh đạo các chi nhánh, phòng giao dịch: tức là sắp xếp, đào tạo lại, đào tạo mới, sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả, có chính sách đãi ngộ bổ nhiệm phù hợp và hình thành nên cơ chế tự giám sát hiệu quả, giúp nâng cao công tác quản trị hiện đại trong hoạt động ngân hàng.

- Phát triển nguồn nhân lực ngân hàng, phù hợp với xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế: Nếu công nghệ đƣợc xem là yếu tố tạo ra sự đột phá thì nguồn nhân lực đƣợc xem là yếu tố nền tảng, tuyển dụng nguồn nhân lực có chất lƣợng; xây dựng vào đào tạo lực lƣợng cán bộ kế thừa với chiến lƣợc phát triển của ngân hàng hiện đại.

- Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng gắn liền với phân khúc thị trƣờng: Việc đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng nên gắn liền với việc chun mơn hóa các dịch vụ mà khách hàng của mình sử dụng, tránh việc đầu tƣ dàn trải, xác định đƣợc dịch vụ cốt yếu và tập trung phát triển chất lƣợng các dịch vụ đó. Việc phát triển các sản phẩm hiện đại chỉ nên đƣợc thực hiện một cách từ từ và có chọn lọc. Đồng thời, mỗi ngân hàng phải thực hiện đƣợc phân khúc thị trƣờng mục tiêu của mình, tránh việc chạy đua cạnh tranh khách hàng một cách thiếu định hƣớng để tập trung nguồn lực, tiết kiệm chi phí marketing và nâng cao chất lƣợng dịch vụ cho khách hàng của mình.

- Hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng để phát triển các dịch vụ:

Việc đổi mới công nghệ nên tập trung vào dịch vụ ngân hàng bán lẻ, các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin nhƣ hệ thống máy rút tiền tự động (ATM), Internet- banking, mobile-banking, quản lý hệ thống dữ liệu khách hàng; đẩy nhanh tốc độ phát triển của hệ thống thanh tốn khơng dùng tiền mặt, đảm bảo tính an tồn và chính xác trong các giao dịch. Cải tiến và nâng cao chất lƣợng dịch vụ ngân hàng truyền thống. đảm bảo khả năng tiếp thu và quản lý kiểm sốt đƣợc cơng nghệ, Đảm bảo tốt công tác an ninh mạng. Tạo và giữ đƣợc lòng tin của khách hàng khi tham gia sử dụng các dịch vụ ngân hàng.

Để có thể huy động vốn thơng qua thị trƣờng chứng khốn nƣớc ngồi, các ngân hàng TMCP phải áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế và từng bƣớc thực hiện cơng khai minh bạch tài chính theo các quy định của thị trƣờng tài chính quốc tế.

- Xây dựng thƣơng hiệu:

Với một thƣơng hiệu mạnh, ngân hàng có thể duy trì cũng nhƣ phát triển thị phần của mình một cách thuận lợi và vững chắc. Các ngân hàng TMCP cần nhận thức rằng việc xây dựng thƣơng hiệu khơng phải chỉ qua các hình thức quảng cáo khuyến mãi mà chính là chất lƣợng dịch vụ, phong cách phục vụ và uy tín của ngân hàng để từ đó hình thành nên giá trị ngân hàng trong tâm trí khách hàng.

- Sắp xếp lại nguồn lực nội bộ ngân hàng

Việc sáp nhập các chi nhánh đƣợc cân nhắc khi hoạt động kém hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh cũng là một giải pháp nên đƣợc cân nhắc để tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Hoặc chia tách chi nhánh khi chi nhánh đạt đƣợc một mức độ phát triển, quy mô nhất định để tránh quá tải cho chi nhánh, nhân lực đƣợc sử dụng hiệu quả và hợp lý hơn, tăng hiệu quả và nâng cao tính cạnh tranh của ngân hàng. Sắp xếp lại các nguồn lực, bố trí chi nhánh, phịng giao dịch hợp lý là điều quan trọng trong chiến lƣợc cạnh tranh của mỗi ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng việt nam thông qua hoạt động sáp nhập và mua lại (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)