3.4. NHĨM GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ
3.4.1. Hồn thiện khn khổ pháp lý cho hoạt động M&A
Xây dựng tập trung và có hệ thống đối với quy định của pháp luật về hoạt động mua lại, sáp nhập ngân hàng thƣơng mại và đầu tƣ mua cổ phần để trở thành cổ đông chiến lƣợc trong Luật Các tổ chức tín dụng với tƣ cách là đạo luật điều chỉnh chuyên
ngành, theo đó cần có các định nghĩa, khái niệm, hình thức, điều kiện, quy trình và hợp đồng mua lại, sáp nhập ngân hàng cụ thể. Đồng thời, với tƣ cách là một hình thức tập trung kinh tế bị điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật cạnh tranh, các quy định về mua lại và sáp nhập ngân hàng cần phải phù hợp, đáp ứng các điều kiện về kiểm soát cạnh tranh không lành mạnh, về thị phần, thị trƣờng liên quan... để tránh việc độc quyền, hạn chế cạnh tranh lành mạnh trên thị trƣờng ngân hàng. Cần đƣa ra những chế tài pháp luật đủ mạnh để răn đe các cá nhân tổ chức vi phạm các điều khoản của hoạt động ngân hàng, hoạt động M&A.
Kết hợp các tiêu chí để xác định thị phần của tổ chức tín dụng, phản ánh đúng bản chất của sự tập trung trong hoạt động ngân hàng.
Bổ sung quy định về việc mua lại và sáp nhập giữa một ngân hàng thƣơng mại Việt Nam và một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, đảm bảo khi xảy ra mua lại và sáp nhập giữa hai tổ chức nói trên có thể sẽ không vi phạm quy định về tập trung kinh tế theo pháp luật hiện hành.
Đảm bảo tính nhất quán trong quy định của pháp luật và tạo điều kiện dễ dàng cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc tham gia vào các hoạt động mua lại và sáp nhập doanh nghiệp và tạo điều kiện quản lý thuận tiện đối với các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, cần sửa đổi và sử dụng thống nhất quy định về khái niệm mua lại và sáp nhập doanh nghiệp.
Các vấn đề về mặt nội dung của thƣơng vụ M&A cần phải đƣợc quy định đầy đủ hơn nữa nhƣ định giá doanh nghiệp, chuyển đổi tài sản, các vấn đề tài chính, cổ phần, cổ phiếu, ngƣời lao động, thuế, phí... Cần tránh tình trạng khi các ngân hàng đã có chủ trƣơng sáp nhập nhƣng cơ chế chính sách, hệ thống văn bản pháp lý không rõ ràng làm cho các ngân hàng gặp khó khăn khi sáp nhập và mất cơ hội thực hiện. Phải có những quy định cụ thể nhƣ kiểm toán, định giá, tƣ vấn, môi giới, cung cấp thông tin, bảo mật, chuyển giao và xác lập sở hữu, chuyển dịch tƣ cách pháp nhân, cổ phần, cổ phiếu, các nghĩa vụ tài chính, ngƣời lao động, thƣơng hiệu, cơ chế giải quyết tranh chấp.
Để thực hiện các giao dịch sáp nhập và mua lại ngân hàng trong điều kiện mới, Nhà nƣớc phải xây dựng quy trình để tạo cơ chế kiểm sốt, xử lý đổ vỡ một cách bài bản theo nguyên tắc thị trƣờng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời xác định
cơ quan làm đầu mối, phân chia nhiệm vụ, sự phối hợp giữa các bộ ngành (Bộ Tài chính, NHNN, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, Cục quản lý cạnh tranh, Ủy ban chứng khoán, Bảo hiểm tiền gửi...). Đối với cơ quan đầu mối tiếp nhận xử lý cần đƣợc trao những chức năng, quyền hạn cần thiết và đủ mạnh để có thể giải quyết vấn đề, nhất là khi xảy ra khủng hoảng hệ thống, cơ quan đầu mối có thể là tổ chức bảo hiểm tiền gửi nhƣ mơ hình bảo hiểm giảm thiểu rủi ro ở Mỹ và Nhật Bản.
Ngoài ra, cần xem xét để bổ sung các quy định pháp luật về mua lại và sáp nhập khi ngân hàng Việt Nam niêm yết ở nƣớc ngồi; tổ chức tín dụng nƣớc ngồi hoặc nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia mua vốn tại hai ngân hàng Việt Nam trở lên.