Chuẩn bị các vấn đề hậu sáp nhập và mua lại để có một thương vụ thành công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng việt nam thông qua hoạt động sáp nhập và mua lại (Trang 40)

công

Quá trình hòa nhập các hoạt động kinh doanh, các bộ phận chức năng của các bên sau khi kết thúc một thƣơng vụ sáp nhập và mua lại có thể xảy ra một số vấn đề mà hai bên cần chuẩn bị trƣớc để mang đến hiệu quả cho một thƣơng vụ

Các bên chƣa coi trọng thế mạnh về sản phẩm, dịch vụ của nhau; hoặc không chuyển giao đầy đủ kỹ năng, thế mạnh của từng bên.

Việc không dung hợp giữa các nền văn hóa công ty đôi khi chính là nguyên nhân thất bại của nhiều cuộc sáp nhập. Các nhà quản lý bên mua thƣờng mắc một sai lầm lớn khi tự cho mình nhiều quyền hạn hơn trong việc áp đặt sự giám sát khắt khe đôi khi hơi thái quá của mình đối với bên bán. Do đó các bên khi thực hiện cần tìm hiểu kỹ đối tác, văn hóa công ty, đội ngũ nhân sự, hợp tác với nhau trên cơ sở hai bên cùng có lợi

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 nêu cơ sở lý luận cho hoạt động M&A, mô hình tiến trình M&A để phát huy hiệu quả những lợi ích và hạn chế những tồn tại của hoạt động này. Và đƣa ra các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh làm cơ sở đánh giá sự tác động của M&A đến năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam. Phần này cũng cho thấy rõ sự cần thiết phải thực hiện hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam. Đồng thời luận văn cũng đƣa ra một số bài học kinh nghiệm rút ra từ những thành công, thất bại của các thƣơng vu M&A trên thế giới.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP, MUA LẠI CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM 2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG M&A Ở VIỆT NAM

Trên thế giới, các hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) đƣợc hình thành rất sớm và phổ biến ở các nƣớc có nền kinh tế phát triển. Các hoạt động này tạo ra một xu thế, hƣớng các công ty, tập đoàn đến việc liên kết tập trung nhằm tận dụng các giá trị cộng hƣởng. M&A ở Việt Nam bắt đầu phổ biến từ khoảng năm 2000 và ngày càng sôi động. Trƣớc năm 2007, ở Việt Nam mỗi năm có không quá 50 vụ M&A, nhƣng vài năm trở lại đây, khi Việt Nam tham gia vào Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO), hoạt động M&A đã có sự gia tăng cả về số lƣợng và giá trị giao dịch.

Năm 2007, nền kinh tế Việt Nam đã chứng kiến tốc độ tăng chóng mặt của hoạt động M&A cả về số thƣơng vụ và giá trị giao dịch. Năm 2007 có 108 thƣơng vụ M&A tăng 70 thƣơng vụ (tƣơng đƣơng với tăng hơn 184%), giá trị thƣơng vụ tăng hơn 1,42 tỷ USD (tƣơng đƣơng với tăng hơn 475%) so với năm 2006.

Đến năm 2008 mặc dù số thƣơng vụ tăng khoảng 38%, song giá trị giao dịch lại giảm khoảng 41% so với năm 2007. Điều này phản ánh tốc độ chậm của một số giao dịch mua bán lớn và tốc độ cổ phần hóa chậm, do hầu hết các giao dịch mua bán lớn trong năm 2007 liên đới tới nhiều công ty Nhà nƣớc mới đƣợc cổ phần hóa

Bảng 2.1: Thƣơng vụ M&A tại Việt Nam giai đoạn 2003 – 2011 STT Năm Số thƣơng vụ Giá trị (triệu USD) So với năm trƣớc Số thƣơng vụ Tốc độ tăng/giảm (%) Giá trị Tốc độ tăng/giảm (%) 1 2003 41 118 2 2004 23 34 -18 -43,9 -84 -71,19 3 2005 22 61 -1 -4,35 270 79,41 4 2006 38 299 16 72,73 238 390,16 5 2007 108 1.719 70 184,21 1.420 474,92 6 2008 146 1.009 38 35,19 -710 -41,3 7 2009 295 1.138 149 102,05 129 12,78 8 2010 245 1.700 50 16,95 562 49,38 9 2011 266 6.250 21 8,57 4.500 257,14

Biểu đồ 2.1: Số lƣợng và giá trị M&A tại Việt Nam (2003 – Q1/2012)

Nguồn: Stox Plus, Thomson Reuters[14]

Năm 2011 cả về số thƣơng vụ và giá trị thƣơng vụ đều tăng vƣợt bậc so với năm 2010, với 266 thƣơng vụ tƣơng đƣơng tăng 8,75% và đạt giá trị lên đến 6,25 tỷ USD. Bên cạnh đó, năm 2011 cũng là năm đƣợc biết đến với nhiều thƣơng vụ lớn, song yếu tố nƣớc ngoài lại đang đóng vai trò quan trọng trong hoạt động đầu tƣ ở Việt Nam. Các thƣơng vụ M&A trong vài năm trở lại đây chủ yếu thuộc hai dạng: Công ty nƣớc ngoài mua lại công ty Việt Nam và Công ty Việt Nam mua lại công ty Việt Nam.

Thị trƣờng mua bán và sáp nhập (M&A) Việt Nam 2012 suy giảm đáng kể so với năm 2011. Tổng quy mô thị trƣờng đạt 4,9 tỷ USD giảm 21,6% so với năm 2011 với 157 thƣơng vụ

Theo StoxPlus, trong quý 1/2013, quy mô thị trƣờng cũng đã đạt 643 triệu USD với 14 thƣơng vụ.

Chủ yếu là theo chiều ngang nhƣng đã xuất hiện các vụ M&A theo chiều dọc ví dụ Công ty Tour Du lịch Thiên Minh mua chuỗi khách sạn Victoria. Số liệu về các thƣơng vụ M&A cho thấy các thƣơng vụ theo chiều dọc chƣa có nhiều mà chủ yếu là M&A theo chiều ngang. Đặc biệt là việc các tập đoàn nƣớc ngoài tham gia thị trƣờng Việt Nam dựa trên các mảng kinh doanh cốt lõi ở nƣớc của họ.

Một số thƣơng vụ N&A tiêu biểu: Hà Tiên 1 - Hà Tiên 2

Năm 2009: Sáp nhập Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 và Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 2. Đây là giao dịch sáp nhập giữa hai doanh nghiệp có quy mô lớn trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.

Motul - Vilube

Năm 2008: Tập đoàn Dầu nhớt Motul, một công ty sản xuất và phân phối dầu nhớt của Pháp đã mua 70% cổ phần còn lại mà nó chƣa nắm giữ tại Công ty Cổ Phần Hóa Chất và Dầu Nhờn (Vilube). Công ty Dầu Nhờn Motul đã mua 30% cổ phần của Vilube vào tháng 12/2006.

Pomina - Thép Việt

Pomina phát hành riêng lẻ 80 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu của Thép Việt (TTV) để hoán đổi lấy toàn bộ cổ phiếu TTV. Tỷ lệ thực hiệ

Sau khi hoàn tất đợt phát hành, cổ đông của TTV sẽ chuyển thành cổ đông của Pomina, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ nhƣ những cổ đông hiện hữu của Pomina.

Sau đợt phát hành này, vốn điều lệ của Pomina là 1.720 tỷ đồng.

Vincom - Vinpearl

Năm 2011: Công ty cổ phần Vincom tiến hành sáp nhập vào Công ty CP Vinpearl và đổi tên thành Vingroup. Vingroup sẽ có mức vốn điều lệ gần 5.500 tỷ đồng.

Ngoài ra, có rất nhiều thƣơng vụ đầu tƣ dƣới dạng liên kết, đầu tƣ vào công ty con làm tiền đề cho các thƣơng vụ M&A.

Trong số các giao dịch M&A tại Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) chiếm tới 77% về số lƣợng các thƣơng vụ. Số thƣơng vụ này quy mô chỉ khoảng 2 – 5 triệu USD, một số ít ở mức 10 – 30 triệu USD, song nó đã chứng tỏ đƣợc tính chủ động hơn của các DNVN trong hoạt động M&A, tiến tới tái cấu trúc các khoản đầu tƣ của mình. Tuy nhiên, đến 66% tổng giá trị giao dịch M&A tại Việt Nam thuộc các doanh nghiệp nƣớc ngoài (DNNN). Xét về quy mô, khoảng 80% các thƣơng vụ M&A đƣợc công bố trong thời gian vừa qua có giá trị tƣơng đối nhỏ (dƣới 20 triệu USD), đã xuất hiện một vài thƣơng vụ có giá trị lớn (từ 100 triệu USD trở lên) và xu hƣớng này đƣợc nhận định là đang gia tăng.

Nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hiện nay đang dần có xu hƣớng chuyển dịch vào những lĩnh vực và ngành nghề có khả năng tạo đƣợc nhiều lợi thế cạnh tranh tại các thị trƣờng của các quốc gia đang chuyển đổi thông qua hình thức sáp nhập, mua lại các doanh nghiệp nội địa. Lợi ích đầu tiên khiến các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài hứng thú khi tiến hành hoạt động mua bán, sáp nhập tại Việt Nam là họ có thể tiếp cận thị trƣờng một cách nhanh nhất thông qua việc hƣởng lợi từ các giá trị có sẵn của công ty bị mua, bị sáp nhập, đồng thời là một cách thức hiệu quả để bƣớc vào thị trƣờng, tiết kiệm cho họ thời gian tìm kiếm dự án hay các thủ tục hành chính. Thay vì phải trải qua các bƣớc chuẩn bị, họ cần dành thời gian để tìm kiếm đối tác. Hơn thế nữa, M&A là một hình thức tập trung kinh tế, tập trung nguồn lực sẽ làm tăng giá trị của doanh nghiệp mới ở Việt Nam bằng thƣơng hiệu, uy tín, công nghệ, kinh nghiệm từ đó tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ. Bản thân các doanh nghiệp trong nƣớc cũng đƣợc hƣởng lợi từ hoạt động này. Việc mời các nhà đầu tƣ bên ngoài mua lại cổ phần dù ít hay nhiều đƣợc xem nhƣ là một chiến lƣợc mang tính sống còn đối với các doanh nghiệp đang gặp khó khăn giúp phục hồi công việc kinh doanh đang bên bờ vực phải đóng cửa hay phá sản.

2.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP, MUA LẠI CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM SÁP NHẬP, MUA LẠI CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

2.2.1. Thực trạng năng lực cạnh của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

Từ khi Việt Nam chuyển sang giai đoạn kinh tế thị trƣờng, mở cửa hội nhập thì số lƣợng ngân hàng tăng lên đáng kể và có nhiều loại hình ngân hàng. Đặc biệt là sự tăng lên về số lƣợng tập trung vào NH TMCP và chi nhánh NHNNg tại Việt Nam. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của ngành ngân hàng đối với nhà đầu tƣ trong nƣớc và thế giới.

Bảng 2.2: Số lƣợng ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam qua các năm Nhóm ngân hàng Năm 1991 1993 1997 2001 2005 2006 2007 2008 2009 2010 NHTM NN (*) 4 4 5 5 5 5 5 5 5 5 NH TMCP 4 41 51 39 37 34 34 38 39 37 CN NHNNg 0 8 24 26 29 34 41 45 36 49 NHLD 1 3 4 4 4 5 5 5 5 5 NHNNg 100% - - - 5 5 5

(*): NHTM NN bao gồm các NHTM thuộc sở hữu của nhà nƣớc

Trong năm 2008, Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam đã chính thức chuyển đổi từ NHTM 100% vốn nhà nƣớc sang NH TMCP; Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam đã tổ chức phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào ngày 25/12/2008

Điểm nổi bật trong năm 2008 là NHNN đã cấp giấy phép thành lập cho 5 ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài đầu tiên tại Việt Nam, đó là các ngân hàng HSBC, ANZ, Standard Chartered, Hong Leong, Shinhan. Điều này thể hiện cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO và cũng cho thấy sức hấp dẫn của thị trƣờng vốn Việt Nam cũng nhƣ sự cạnh tranh trên lĩnh vực tài chính ngân hàng sẽ ngày càng gia tăng.

Năm 2011 ngành ngân hàng chứng kiến vụ sáp nhập của 3 ngân hàng: NH TMCP SCB, NH TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và NH TMCP Đệ Nhất-đánh dấu bƣớc đầu thực hiện đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015”

Trong bối cảnh hiện nay, ngành ngân hàng Việt Nam phải đối phó với nhiều khó khăn thách thức và thể hiện rõ nét hơn qua kết quả hoạt động của mình.

2.2.1.1. Về năng lực tài chính

- Quy mô ngân hàng

Trong các năm gần đây, các ngân hàng đặc biệt là các NH TMCP, có tốc độ tăng trƣởng vốn điều lệ nhanh nhằm nâng cao năng lực tài chính, quy mô hoạt động. Cuộc đua tăng vốn bắt đầu vào đầu năm 2006 và tiếp tục trong năm 2007 do sự thuận lợi của thị trƣờng chứng khoán và nền kinh tế, tuy nhiên tốc độ tăng vốn năm 2008 giảm đáng kể do sự suy giảm từ các yếu tố này.

Theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các TCTD, các NH TMCP phải có vốn điều lệ ít nhất là 1.000 tỷ đồng năm 2008 và đến năm 2010 là 3.000 tỷ đồng. Bằng các phƣơng án tăng vốn điều lệ nhƣ kêu gọi vốn từ các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc và thông qua hoạt động sáp nhập, mua lại ngân hàng thì hiện tại các NHTMCP đã đạt đƣợc mức vốn điều lệ pháp định.

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nƣớc, tổng tài sản của hệ thống các tổ chức tín dụng tính đến 31/12/2012 đạt 5.085.780 tỷ đồng, tăng 2,54% so với năm 2011. Tổng vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng đạt 392.152 tỷ đồng đến cuối năm 2012 (tăng

11,24% so với năm 2011) và mức vốn điều lệ thấp nhất đạt 3.000 tỷ đồng, đạt theo quy định của NHNN.

Bảng 2.3: Tổng tài sản và vốn điều lệ các ngân hàng năm 2012 (đơn vị: tỷ đồng)

STT Tên Ngân Hàng Tổng tài sản Vốn điều lệ Nhóm Ngân hàng 1 Agribank 560.000,0 29.605,0 Nhóm các NHTM NN 2 Vietinbank 503.606,0 26.217,0 3 BIDV 484.696,0 23.012,0 4 VCB 484.696,0 23.174,0 5 MHB 47.281,8 3.369,0 6 MDBank 8.596,0 3.750,0 Nhóm NHTMCP 7 BaoVietBank 12.915,5 3.000,0 8 SaigonBank 14.932,2 3.080,0 9 NamABank 17.612,0 3.000,0 10 VietBank 18.254,9 3.000,0 11 KienLongBank 18.581,0 3.000,0 12 DaiABank 19.227,2 3.100,0 13 PGBank 19.581,0 3.000,0 14 TienPhongBank 20.050,3 5.550,0 15 WesternBank 20.550,6 3.000,0 16 NaviBank 20.915,7 3.010,0 17 VietABank 22.513,1 3.098,0 19 VietCapitalBank 22.895,9 3.000,0 19 BacABank 25.343,7 3.000,0 20 OCB 27.000,0 3.234,0 21 TrustBank 27.171,3 3.000,0 22 GPBank 32.000,0 3.018,0 23 ABBank 44.175,0 4.200,0 24 LienVietPostBank 60.000,0 6.460,0 25 OCeanBank 62.639,0 4.000,0 26 VIB 63.783,5 4.250,0 27 DongABank 65.548,0 5.000,0 28 Southern Bank 72.159,1 4.000,0 29 VPBank 98.000,0 5.770,0

30 SeABank 101.092,0 5.335,0 31 Maritime Bank 110.000,0 8.000,0 32 SHB 117.569,0 8.866,0 33 SCB 148.697,0 10.584,0 34 SacomBank 151.915,4 10.740,0 35 Eximbank 170.251,8 12.355,0 36 MB 175.612,4 10.625,0 37 ACB 177.011,8 9.377,0 38 Techcombank 179.732,8 8.848,0 39 HDBank 50.000,0 5.000,0

Nguồn: Reuters và BCTC 2012 của các ngân hàng [12], [18]

Nhìn vào bảng ta thấy nhóm ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo, tổng tài sản chiểm tỷ trọng lớn. Trong cơ cấu tổng tài sản của toàn hệ thống, tăng trƣởng phần lớn đến từ khối ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc khi tăng thêm hơn 232.000 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 11,78%). Ngƣợc lại, tài sản của các ngân hàng cổ phần bị sụt giảm hơn 102.000 tỷ đồng so với năm 2011 (tƣơng đƣơng 4,54%).

Nhìn chung, hệ thống ngân hàng đã có sự tăng trƣởng quy mô về tổng tài sản và vốn điều lệ nhƣng so với các nƣớc trong khu vực và thế giới thì vẫn còn ở mức thấp.

- Các chỉ số tài chính

Hiệu quả kinh doanh năm 2012 giảm đáng kể so với các năm về trƣớc thông qua các chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) giảm mạnh và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ tăng mạnh đạt ở mức 8,82% tăng 152% so với năm 2011. Tổng lợi nhuận toàn ngành ngân hàng năm 2012 là 28.600 tỷ đồng, sụt giảm gần 50% so với năm 2011

Bảng 2.4 : Một số chỉ tiêu tài chính hệ thống ngân hàng 2008-2012(đơn vị: %)

Năm ROA ROE Tỷ lệ nợ xấu

2012 0,98 13,05 8,82

2011 1,12 14,26 3,50

2010 1,02 13,39 2,20

2009 1,12 15,28 2,50

2008 1,10 20,00 3,30

Bảng 2.5: Tình hình hệ thống ngân hàng thời điểm 30-11-2012 so với đầu năm Đơn vị: % Các nhóm TCTD Tăng trƣởng tổng TS Tăng trƣởng vốn ĐL Tăng trƣởng vốn tự có ROE ROA Tỉ lệ an toàn vốn NHTMNN 7,04 28,08 16,15 10,34 0,79 10,45 NHTMCP -6.89 5,24 4,42 5,1 0,49 13,93 NHLD, NNg -4.54 1,78 8,81 4,5 0,92 30,36

Cty tài chính, cho thuê -8.24 -1.04 -21.89 -1.21 -0.76 9,37

TCTD hợp tác 16,72 0,02 0,02 8 1,53 37,94

Toàn hệ thống -1.09 9,68 7,89 6,31 0,62 13,37

Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước [13]

Bảng số liệu trên cho biết mức độ tăng trƣởng tài sản, vốn điều lệ, vốn tự có, các chỉ số lợi nhuận trên tài sản và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của hệ thống ngân hàng tại thời điểm 30/11/2012 so với đầu năm. Xét về hiệu quả kinh doanh qua các chỉ số cơ bản là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), kết quả năm 2012 đều giảm so với những năm trƣớc.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của toàn hệ thống tính đến 31/11/2012 là 13,7%. Đây là một mức cao so với quy định cụ thể 9% mà NHNN yêu cầu từ cuối năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng việt nam thông qua hoạt động sáp nhập và mua lại (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)