NHÓM GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng việt nam thông qua hoạt động sáp nhập và mua lại (Trang 95 - 98)

3.3.1. Thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam, định hƣớng hoạt động sáp nhập và mua lại sáp nhập và mua lại

Hiện tại, NHNN đang triển khai đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng

giai đoạn 2011-2015” ban hành kèm quyết định 245/QĐ-TTg ngày 01 tháng 03 năm 2012 trong đó nêu rõ mục tiêu đến năm 2015 hình thành đƣợc ít nhất 1-2 ngân hàng

thƣơng mại có quy mơ và trình độ tƣơng đƣơng với các ngân hàng trong khu vực, khuyến khích và tạo điều kiện cho các TCTD thực hiện sáp nhập và mua lại. Nhƣ vậy đề án đã có mục tiêu, định hƣớng, quan điểm rõ ràng và cái cần thiết là thúc đẩy hoạt đông xãy ra theo những tiêu chí trong đề án. Để làm đƣợc điều đó, NHNN cần có những phân loại cụ thể, cần tác động đến những ngân hàng cụ thể để việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thành công.

Hành động cần thiết để đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thành công là đƣa ra các chính sách phụ nhằm hỗ trợ các ngân hàng vƣợt qua giai đoạn khó khăn để có

thể tiến tới thực hiện thƣơng vụ M&A cùng các TCTD khác. Những chính sách hỗ trợ các ngân hàng sau sáp nhập cũng quan trọng không kém nhƣ việc mở rộng hạn mức tín dụng, hỗ trợ thuế, tái cấp vốn tín dụng. Ngân hàng nhà nƣớc ban hành các thông tƣ, quyết định hƣớng dẫn cụ thể và hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng.

Ngoài ra, Kế hoạch phát triển hệ thống ngân hàng dài hạn trong vòng 10-20 năm tới cần thiết phải đƣợc ngân hàng nhà nƣớc thiết lập nhằm duy trì ổn định sự phát triển của toàn bộ hệ thống, ổn định thị trƣờng vốn từ đó tạo đà cho các ngân hàng phát triển. Kế hoạch chiến lƣợc phát triển dài hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam sẽ giúp cho các đối tƣợng muốn lập ngân hàng mới, muốn mua lại và sáp nhập ngân hàng có định hƣớng cho mình trƣớc khi lập kế hoạch cụ thể để thực hiện ý tƣởng của mình

3.3.2. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực

Không ngừng đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chun mơn cũng nhƣ trách nhiệm đạo đức của đội ngũ cán bộ. Đào tạo nguồn nhân lực với trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật đủ sức tiếp cận đƣợc với công nghệ mới. Đặc biệt chú trọng phát triển nguồn nhân lực CNTT qua công tác đào tạo, đào tạo lại và tuyển dụng mới.

Nâng cao năng lực quản lý, điều hành; nghiên cứu, phân tích, dự báo, đào tạo những chun gia phân tích thơng tin phục vụ điều hành chính sách tiền tệ cũng nhƣ giám sát các ngân hàng do các giải pháp chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện mới chỉ mang tính xử lý tình huống hơn là mang tính trung hạn do hạn chế về năng lực phân tích dự báo.

Nâng cao nhận thức về tác động của việc hội nhập ngành ngân hàng đến tất cả các nhà quản lý và nhân viên ngành ngân hàng.

Khuyến khích phát triển và tạo thuận lợi cho hoạt động của các hiệp hội ngành nghề trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng

3.3.3. Hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng

NHNN phải định hƣớng phát triển công nghệ làm cơ sở cho các NHTM thực hiện thống nhất. Chọn giải pháp kỹ thuật, trang thiết bị tiên tiến để rút ngắn khoảng cách về trình độ cơng nghệ với các nƣớc phát triển. Xây dựng chƣơng trình phần mềm ứng dụng hợp lý, chuẩn mực quốc tế và phù hợp với điều kiện Việt Nam có khả năng kết nối, mở rộng trong mơi trƣờng công nghệ cao và hội nhập kinh tế quốc tế.

nâng cấp hệ thống thanh toán. Triển khai các đề án cải tạo, nâng cấp các giải pháp an ninh mạng, bảo mật thơng tin, bảo đảm an tồn tài sản và hoạt động của NHNN và các NHTM

Xây dựng hệ thống thống kê, báo cáo nội bộ ngành ngân hàng nhanh chóng, chính xác, kịp thời để giúp việc quản lý của NHNN.

Tăng cƣờng hợp tác, liên kết giữa Ngân hàng với các tổ chức kinh tế, giữa các hệ thống Ngân hàng trong lĩnh vực công nghệ, mở rộng các dịch vụ Ngân hàng điện tử, đổi mới phƣơng thức phục vụ khách hàng, đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá các sản phẩm dịch vụ mới tới mọi tầng lớp dân cƣ nhằm thu hút khách hàng, phát triển thị trƣờng.

3.3.4. Minh bạch thông tin của hoạt động M&A

Việt Nam cần phải xây dựng đƣợc kênh kiểm sốt thơng tin, tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động M&A nói riêng. Bởi vì trong hoạt động M&A, thông tin về giá cả, thƣơng hiệu, thị trƣờng, thị phần, quản trị... là rất cần thiết cho các bên trong giao dịch. Nếu thơng tin khơng đƣợc kiểm sốt, minh bạch thì có thể gây nhiều thiệt hại cho các ngân hàng thực hiện M&A, đồng thời ảnh hƣởng nhiều đến các thị trƣờng khác nhƣ hàng hóa, chứng khốn. Cũng nhƣ các thị trƣờng khác, thị trƣờng M&A hoạt động có tính dây chuyền, nếu một vụ M&A lớn diễn ra khơng thành cơng hoặc có yếu tố lừa dối thì hậu quả cho nền kinh tế là rất lớn vì có thể cổ phiếu, trái phiếu, hoạt động kinh doanh, đầu tƣ... của ngân hàng đó nói riêng và các ngân hàng liên quan bị ảnh hƣởng theo.

Vì vậy cần xây dựng và ban hành các quy định và chế tài thích hợp yêu cầu các ngân hàng TMCP cơng bố tài chính một cách trung thực, đầy đủ, chính xác và kịp thời theo các chuẩn mực quốc tế, giảm thiểu sự lệch lạc thông tin về các ngân hàng TMCP.

3.3.5. Tăng cƣờng năng lực giám sát của Ngân hàng Nhà nƣớc

Để quản lý hoạt động của ngân hàng, đảm bảo kiểm sóat đƣợc hoạt động M&A của các ngân hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tránh cạnh tranh không lành mạnh, chi phối thị trƣờng thì NHNN cần tăng cƣờng năng lực giám sát để có thể can thiệp và xử lý các tình huống một cách kịp thời, hiệu quả.

Trên cơ sở bộ máy Thanh tra giám sát NHNN hiện có, xây dựng hệ thống thanh tra giám sát ngân hàng hiện đại và hữu hiệu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống

ngân hàng Việt Nam ngày càng đa dạng và thực hiện đúng các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng.

Tăng cƣờng, xây dựng các định chế thanh tra giám sát của Nhà nƣớc đối với hoạt động ngân hàng TMCP: Đổi mới phƣơng pháp thanh tra, giám sát; Hồn thiện các cơng cụ thanh tra giám sát phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam, nâng cao trình độ và đạo đức của ngƣời làm cơng tác thanh tra, có cơ chế giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm những cán bộ thanh tra gây phiền hà, sách nhiễu, có động cơ vụ lợi. Hồn thiện và mở rộng xu hƣớng thiết lập quan hệ giám sát tài chính quốc tế; Tham gia hệ thống giám sát tài chính chung ASEAN;

Cải cách hệ thống kế toán ngân hàng hiện hành, tất cả các ngân hàng đều phải bắt buộc áp dụng đầy đủ các chuẩn mực kế tốn quốc tế. Hồn thiện quy chế kiểm toán độc lập đối với các ngân hàng cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế.

NHNN cần tiến hành đánh giá lại chất lƣợng và sự chính xác của các bảng tổng kết tài sản của các ngân hàng để có thể giám sát một cách có hiệu quả thơng qua việc kiểm toán các nghiệp vụ kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế

Rà sốt và hồn thiện quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng phù hợp hơn với thông lệ, chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro, hạch tốn thu nhập/chi phí

Nâng cao hiệu lực quản lý và tăng cƣờng năng lực quản trị rủi ro, xây dựng hệ thống quản lý rủi ro thanh khoản; rủi ro thị trƣờng, lãi suất, tỷ giá hối đối; rủi ro tín dụng

Tăng cƣờng vai trò và năng lực hoạt động của Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) để hỗ trợ cho hoạt động của các NHTM

Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế và tham gia các hiệp ƣớc, thoả thuận quốc tế về giám sát ngân hàng và an tồn hệ thống tài chính. Tăng cƣờng trao đổi thông tin với các cơ quan giám sát NHNNg.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng việt nam thông qua hoạt động sáp nhập và mua lại (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)