1.2. LÝ LUẬN VỀ SÁP NHẬP, MUA LẠI (M&A)
1.2.4.4. Xu hướng chuyển dịch nguồn nhân sự
Yếu tố con ngƣời là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp ngân hàng tồn tại và phát triển. Khi một thƣơng vụ M&A đƣợc thực hiện thì có thể kéo theo hàng ngàn nhân viên bị mất việc làm. Điều này xãy ra do có thể các phịng giao dịch nằm gần nhau và phải cắt giảm, giảm nhân sự hành chính, việc cắt giảm chi phí để tăng lợi nhuận, đáp ứng chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng. Hoặc việc thay đổi về văn hóa về nhân sự quản lý, việc sắp xếp một số nhân sự quản lý xuống làm nhân viên. Nếu họ chấp nhận đƣợc ở vị trí hiện tại thì họ sẽ tiếp tục làm việc, nếu họ cảm thấy không thỏa mãn các điều kiện làm việc hay thấy vị trí vai trị trở nên thấp kém thì việc ra đi để tìm một cơng việc khác thích hợp hơn là điều không thể tránh khỏi, ngay cả chuyển sang làm cho các ngân hàng đối thủ. Trong khi đó, ngân hàng có thể bỏ ra một lƣợng tiền lớn để giữ chân những ngƣời trong ban điều hành hoặc thuê những cá nhân có năng lực khác ở bên ngồi vào. Việc sáp nhập sẽ không mang lại hiệu quả chừng nào việc chảy máu chất xám vẫn xảy ra trong đội ngũ các lãnh đạo cao cấp của bên bán. Tuy nhiên, sẽ khó có thể tránh khỏi sự dịch chuyển nhân sự sau khi sáp nhập, ban lãnh đạo ngân hàng sau sáp nhập sẽ phải đánh giá đƣợc đáng kể những tổn thất có thể gặp phải khi thực hiện quá trình tái cơ cấu bộ máy quản lý.
Những hạn chế trên là tất yếu trong quá trình sáp nhập và mua lại. Việc nhận diện và có những biện pháp cần thiết nhằm khắc phục giúp đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình sáp nhập và mua lại ngân hàng