Rủi ro danh mục cho vay:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 25 - 27)

NHTM là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ - một lĩnh vực đa dạng và có độ nhạy cảm cao, nên rủi ro trong kinh doanh ngân hàng rất đa dạng. Rủi ro có thể phát sinh từ bất kỳ giao dịch hoặc hoạt động kinh doanh nào có chứa đựng yếu tố không chắc chắn. Trong khi mọi giao dịch/hoạt động của ngân hàng đều tiềm ẩn một mức độ nhất định của yếu tố không chắc chắn. Trong các loại rủi ro của kinh doanh ngân hàng, rủi ro của hoạt động cho vay đƣợc xem là loại rủi ro chính yếu, xuất phát từ vị trí quan trọng của cho vay trong tổng tài sản cũng nhƣ trong nguồn lợi nhuận thu đƣợc của ngân hàng. (Bùi Diệu Anh, 2012)

Căn cứ vào cấu trúc thành phần, rủi ro của hoạt động cho vay có thế đƣợc chia thành hai loại căn bản: rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục (Hình 1.1).

Hình 1.1 Cấu trúc rủi ro tín dụng

(Nguồn: Sách hoạt động kinh doanh ngân hàng – Bùi Diệu Anh 2013)

Rủi ro giao dịch là rủi ro liên quan đến sự hoàn trả của từng giao dịch cho vay cá biệt. Đây là rủi ro có tính kỹ thuật, nó bao hàm ba loại rủi ro cụ thể là rủi ro lựa chọn (thẩm định và phân tích khách hàng), rủi ro bảo đảm (tài sản bảo đảm của khoản vay) và rủi ro nghiệp vụ (những tác nghiệp trong quá trình thực hiện giao dịch). Trong khi đó rủi ro danh mục là rủi ro gắn liền với một danh mục cho vay thiếu hiệu quả của ngân hàng thƣơng mại. Rủi ro danh mục bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.

Thứ nhất, rủi ro nội tại xuất phát từ những đặc điểm riêng biệt của mỗi chủ thể

vay vốn, mỗi ngành kinh tế, mỗi hình thức, phƣơng thức cấp tín dụng. Ví dụ ngành nông thì gặp rủi ro về thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, cho vay ngành công nghiệp có thể gặp phải tình trạng sản xuất thừa, thị trƣờng tiêu thụ bị thu hẹp, hàng hóa không bán đƣợc... Có thể nói rủi ro nội tại có tính tất yếu, không thể triệt tiêu vì nó thuộc về bản tính vốn có của đối tƣợng mà ngân hàng đầu tƣ, các biện pháp của ngân hàng chỉ có thể giúp kiểm soát từ đó hạn chế nó mà thôi.

Thứ hai, rủi ro tập trung: Đây là loại rủi ro xuất phát từ sự thiếu đa dạng trong

danh mục cho vay của ngân hàng, đi ngƣợc lại nguyên tắc phân tán rủi ro trong kinh doanh tiền tệ. Theo định nghĩa của Ủy ban Basel “rủi ro tập trung là bất kỳ rủi ro đơn lẻ hoặc nhóm rủi ro nào có khả năng tạo ra tổn thất đủ lớn liên quan đến mức vốn của

RỦI RO GIAO DỊCH RỦI RO DANH MỤC

RỦI RO BẢO ĐẢM RỦI RO TÍN DỤNG RỦI RO NGHIỆP VỤ RỦI RO LỰA CHỌN RỦI RO NỘI TẠI RỦI RO TẬP TRUNG

ngân hàng, tài sản có của ngân hàng hoặc tổng tổn thất của ngân hàng”. Nhận xét về tầm quan trọng của rủi ro tập trung, ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision) nhận định “Hoạt động cho vay là hoạt động cơ bản của hầu hết các ngân hàng nên rủi ro tập trung trên danh mục cho vay cũng là loại rủi ro cơ bản nhất trong phạm vi một ngân hàng”. Có thể nhận biết về rủi ro tập trung của một ngân hàng thông qua phân tích cơ cấu danh mục tín dụng.

Có thể thấy rằng, hạn chế rủi ro giao dịch là công việc bắt buộc của tất cả các ngân hàng trong quá trình cho vay, nhằm giảm thiểu hiện tƣợng không thu hồi đƣợc gốc và lãi của từng khoản cho vay. Tuy nhiên đứng ở góc độ toàn danh mục cho vay, rủi ro danh mục không chỉ phụ thuộc vào rủi ro cá biệt của từng khoản vay với tƣ cách tồn tại độc lập mà còn phụ thuộc vào sự tƣơng quan giữa các khoản cho vay trên danh mục. Độ tƣơng quan giữa các khoản vay trên danh mục càng cao, thì mức độ rủi ro của sự tập trung càng lớn, khả năng tổn thất xảy ra có thể đem lại hậu quả hết sức nặng nề cho ngân hàng. Do vậy trong hoạt động cho vay, bên cạnh rủi ro giao dịch các ngân hàng thƣơng mại đồng thời phải quan tâm đến rủi ro danh mục cho vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)