2.3 Thực trạng danh mục cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam gia
2.3.3 Cơ cấu danh mục theo đối tƣợng khách hàng:
Bảng 2.8 (Phụ lục 1) cho thấy dƣ nợ cho vay tăng khá ở các tổ chức kinh tế, tăng cao ở thể nhân. Điển hình cuối năm 2015, dƣ nợ tổ chức kinh tế tăng 14% so với cuối năm 2014 trong khi đó dƣ nợ thể nhân tăng 50,4%. Cơ cấu tín dụng theo khách hàng tiếp tục dịch chuyển tích cực theo định hƣớng đẩy mạnh bán lẻ của Vietcombank. Theo đó năm 2015 tỷ trọng dƣ nợ thể nhân ở mức 20% (tỷ trọng cao nhất trong vòng 5 năm qua), tỷ trọng dƣ nợ của các tổ chức kinh tế khoảng 80% (trong đó dƣ nợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở mức 15,6% và dƣ nợ doanh nghiệp lớn ở mức 64,3%).
Cụ thể tỷ trọng dƣ nợ cho vay tập trung chủ yếu vào các tổ chức kinh tế (trong đó chủ yếu là công ty cổ phần, công ty TNHH và doanh nghiệp nhà nƣớc) và tín dụng thể
nhân. Tỷ trong dƣ nợ tập trung thấp ở đối tƣợng doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, hợp tác xã và các công ty tƣ nhân.
Danh mục cho vay của Vietcombank ngày càng đƣợc mở rộng với tỷ trọng dƣ nợ bán lẻ tăng, phù hợp với định hƣớng của Ban Lãnh đạo.
So sánh với các ngân hàng TMCP Nhà nƣớc (BIDV, Vietinbank) theo số liệu tại Bảng 2.9 (Phụ lục 1) ta thấy tỷ trọng cho vay theo đối tƣợng khách hàng của cả 3 ngân hàng khá cân đối và tƣơng đƣơng nhau. Theo đó tổng dƣ nợ tín dụng của 3 đối tƣợng khách hàng phổ biến là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp nhà nƣớc chiếm đa số từ 70% - 75% tổng dƣ nợ, dƣ nợ cho vay cá nhân chiếm từ 15% - 20% tổng dƣ nợ, dƣ nợ cho vay các đối tƣợng còn lại từ 5% - 10% tổng dƣ nợ qua các năm. Về cơ cấu dƣ nợ theo loại hình thì 3 ngân hàng này khá tƣơng đồng.