Ngân hàng thƣơng mại cổ phần ngoại thƣơng Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015
Phƣơng pháp và quy trình thiết kế Bảng câu hỏi: Phƣơng pháp sử dụng: điều tra chọn mẫu
Thang đo sử dụng: là thang đo thứ bậc thông qua 5 mức độ đánh giá rất thấp,
thấp, trung bình, cao và rất cao
Quy trình thiết kế Bảng câu hỏi: Nội dung câu hỏi đƣợc xây dựng trên cơ sở
các cơ sở lý luận và các nội dung đánh giá về danh mục cho vay và quản trị danh mục cho vay tại VCB giai đoạn 2011 – 2015. Các nội dung thực hiện khảo sát đánh giá đi từ nhận định về thực trạng rủi ro danh mục cho vay, các phƣơng pháp quản trị danh mục Vietcombank đã áp dụng, mức độ sử dụng các công cụ để điều chỉnh danh mục cho vay và mức độ hiệu quả của quản trị danh mục thông qua các chỉ tiêu. Qua đó đánh giá nguyên nhân và mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến quản trị danh mục của VCB theo ý kiến của Chuyên gia.
Mục tiêu của Bảng câu hỏi: Bảng câu hỏi đƣợc thực hiện nhằm tổng hợp đánh giá của chuyên gia về danh mục cho vay và quản trị danh mục cho vay tại Vietcombank. Kết quả Bảng câu hỏi là cơ sở thống kê để phân tích, kiểm chứng tổng
hợp ý kiến chuyên gia với thực tế số liệu phân tích thời gian qua và kiểm định độ tin cậy của thang đo các nhân tố ảnh hƣởng qua hệ số Cronbach's Alpha.
Đối tƣợng khảo sát: Các chuyên gia là cán bộ, lãnh đạo các Phòng, Ban của Trụ
Sở Chính Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam có liên quan trực tiếp đến việc ban hành chính sách, định hƣớng, hƣớng dẫn thực hiện phê duyệt tín dụng và kiểm tra giám sát. Bao gồm các Phòng: kiểm toán nội bộ, Bộ phận Quản lý rủi ro tín dụng (TPHCM và Hà Nội), Phòng chính sách tín dụng, Ban Khách hàng doanh nghiệp, Phòng công nợ, Kiểm tra nội bộ, Phòng kế hoạch, Phòng Tổng hợp và phân tích chiến lƣợc,...
Kết quả khảo sát:
Số phiếu điều tra: 84 phiếu (Cán bộ và Lãnh đạo của 17 Phòng Ban Trụ Sở Chính có liên quan trực tiếp đến hoạch định, tổ chức và giám sát danh mục cho vay)
Số phiếu thu về: 72 phiếu Số phiếu hợp lệ: 72 phiếu
Bảng kết quả khảo sát chi tiết đƣợc trình bày tại Phụ lục 2. Kết quả khảo sát đƣợc tóm tắt qua các nội dung nhƣ sau:
Thứ nhất, đánh giá của Chuyên gia về thực trạng rủi ro danh mục cho vay thời gian qua:
Bảng 2.19 (Phụ lục 2) cho thấy 76% ý kiến chuyên gia đánh giá danh mục cho vay tổng thể của Vietcombank đang có rủi ro ở mức độ trung bình, 22% ý kiến chuyên gia nhận định danh mục cho vay Vietcombank đang có rủi ro cao, còn lại khoảng 2% ý kiến chuyên gia cho rằng rủi ro danh mục cho vay của Vietcombank vẫn còn ở mức độ thấp. Trong đó cơ cấu danh mục cho vay theo các tiêu thức khác nhau thì có 42% ý kiến chuyên gia cho rằng rủi ro danh mục cho vay theo ngành nghề kinh tế đang ở mức độ cao, 26% ý kiến chuyên gia nhận định rủi ro danh mục cho vay theo đối tƣợng/loại hình hiện tại cao, còn lại nếu phân theo kỳ hạn, loại tiền thì rủi ro danh mục cho vay
đƣợc đanh giá ở mức rủi ro thấp hoặc trung bình. Nhƣ vậy xét trên bình diện tổng thể thì các chuyên gia nhận định danh mục cho vay Vietcombank đang ở mức độ rủi ro trung bình và rủi ro danh mục theo ngành kinh tế, theo loại hình là khá cao.
Thứ hai, đánh giá của chuyên gia về phƣơng pháp quản trị danh mục cho vay mà VCB đã áp dụng trong thời gian qua thông qua Bảng 2.20 (Phụ lục 2) cho
thấy danh mục cho vay đƣợc hình thành một cách ngẫu nhiên (phƣơng pháp thụ động) ở mức độ cao chiếm 54% ý kiến. Nhận định về các nội dung chủ yếu của quản trị danh mục cho vay theo phƣơng pháp chủ động nhƣ hoạch định, xây dựng chính sách, tổ chức thực hiện và giám sát danh mục cho vay chỉ ở mức độ thấp đến trung bình.
Thứ ba, đánh giá của chuyên gia về mức độ sử dụng các công cụ điều chỉnh cơ cấu danh mục cho vay theo Bảng 2.21 (Phụ lục 2) cho thấy các công cụ điều chỉnh
nội bảng nhƣ thu hồi nợ, mua bán nợ, tăng trƣởng dƣ nợ, tăng vốn tự có, tăng trích lập dự phòng rủi ro đƣợc VCB sử dụng ở mức độ trung bình và thấp (hơn 50% ý kiến nhận định), việc sử dụng ở mức độ cao rất ít. Các công cụ điều chỉnh ngoại bảng thì hầu nhƣ chƣa đƣợc nghiên cứu sử dụng hoặc là ở một mức độ rất thấp. Điều này không làm tăng tính hiệu quả trong công tác quản trị danh mục cho vay của ngân hàng này.
Thứ tƣ, đánh giá hiệu quả trong việc quản trị danh mục cho vay thời gian qua thông qua một số tiêu chí cả về định tính lẫn định lƣợng theo Bảng 2.22 (Phụ lục
2) cho thấy đối với các chỉ tiêu định tính nhƣ mức độ tuân thủ các quy định của pháp luật; mức độ hiệu quả của các chính sách, hệ thống lên công tác quản trị danh mục chủ yếu tập trung ở mức độ trung bình và mức độ cao. Đối với các chỉ tiêu định lƣợng cả về lợi nhuận – thu nhập cũng nhƣ về rủi ro VCB cũng chỉ hiệu quả ở mức độ trung bình. Mặc dù nhìn nhận các chỉ tiêu gần nhƣ thực hiện theo đúng kế hoạch định hƣớng của Ban lãnh đạo nhƣng trong tƣơng quan với các ngân hàng TMCP nhà nƣớc khác thì Vietcombank vẫn chƣa phải là ngân hàng quản trị danh mục cho vay hiệu quả nhất.
Thứ năm, đánh giá của các chuyên gia về ảnh hƣởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài đến hiệu quả quản trị danh mục cho vay thời gian qua theo
Bảng 2.23 (Phụ lục 2) cho thấy: đối với các nhân tố bên trong thì việc nhận thức tầm quan trọng của quản trị danh mục cho vay, khả năng hoạch định – điều hành – giám sát danh mục, Bộ máy tổ chức, các chính sách quản trị danh mục, quy mô vốn tự có, cơ cấu nhân lực, hệ thống công nghệ, các công cụ điều chỉnh danh mục ở VCB chỉ mới hỗ trợ cho công tác quản trị danh mục cở mức độ thấp và trung bình. Việc thiếu thốn các nhân tố hỗ trợ từ bên trong nội tại là nguyên nhân dẫn đến danh mục cho vay của VCB chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao. Bên cạnh đó các nhân tố bên ngoài nhƣ môi trƣờng kinh tế vĩ mô, hệ thống thông tin tín dụng, cơ quan giám sát ngân hàng, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và sự phát triển của thị trƣờng tài chính chƣa hỗ trợ tốt cho VCB nói riêng và các ngân hàng khác nói chung trong việc quản trị danh mục cho vay có hiệu quả.
Kiểm định độ tin cậy của thang đo các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản trị danh mục cho vay tại VCB thông qua hệ số Cronbach's Alpha theo Bảng
2.24, Bảng 2.25, Bảng 2.26, Bảng 2.27 (Phụ lục 2) ta thấy các nhân tố đạt độ tin cậy cao ảnh hƣởng đến quản trị danh mục cho vay của VCB bao gồm: nhân tố bên trong (quy mô vốn tự có, nguồn nhân lực của ngân hàng, hệ thống thông tin quản trị và các công cụ điều chỉnh danh mục), các nhân tố bên ngoài (môi trƣờng kinh tế vĩ mô, hệ thống thông tin CIC, hoạt động của cơ quan giám sát ngân hàng, sự phát triển của thị trƣờng tài chính và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng). Riêng các nhân tố bên trong nhƣ (nhận thức của ban lãnh đạo, khả năng hoạch định – tổ chức – giám sát danh mục, bộ máy cơ cấu tổ chức và hệ thống các chính sách quản trị rủi ro) đã đƣợc loại khỏi mô hình do độ tin cậy của thang đo thấp. Điều này có thể lý giải bởi hai nguyên nhân: hoặc do các nhân tố đó thực sự không có ảnh hƣởng (1), hoặc là ngƣời đƣợc khảo sát chƣa hiểu rõ ý của ngƣời khảo sát (2). Đứng về quan điểm của tác giả thì các biến này không có ý nghĩa do nguyên nhân thứ hai. Vì vậy tác giả nhìn nhận tất cả những nhân tố đó ít nhiều đều có ảnh hƣởng đến việc quản trị có hiệu quả danh mục cho vay của ngân hàng Vietcombank và những giải pháp liên quan đến việc cải
thiện những nhóm nhân tố đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng này (Chi tiết sẽ đƣợc trình bày ở Chƣơng 3).