2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Vietcombank:
Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam trƣớc đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank) đƣợc thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam). Là ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc đầu tiên đƣợc Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tƣ cách là một ngân hàng thƣơng mại cổ phần vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức đƣợc niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trƣởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nƣớc, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nƣớc, đồng thời tạo những ảnh hƣởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thƣơng mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống nhƣ kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng nhƣ mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…
Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có nhiều lợi thế trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao.
Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trƣờng, Vietcombank hiện là một trong những ngân hàng thƣơng mại lớn nhất Việt Nam với trên 14.000 cán bộ nhân viên, hơn 460 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nƣớc, gồm Trụ sở chính tại Hà Nội, 96 chi nhánh và 368 phòng giao dịch trên toàn quốc, 2 công ty con tại Việt Nam, 1 văn phòng đại diện và 2 công ty con tại nƣớc ngoài, 5 công ty liên doanh, liên kết.
Luôn hƣớng đến các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động, Vietcombank liên tục đƣợc các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. Đây cũng là ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam có mặt trong Top 500 Ngân hàng hàng đầu Thế giới theo kết quả bình chọn do Tạp chí The Banker công bố.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý:
Hình 2.1 Mô hình quản trị của Vietcombank
Hình 2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của Vietcombank
(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank năm 2015)
2.2 Khái quát tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015:
2.2.1 Về tốc độ tăng trƣởng quy mô tài sản, vốn và lợi nhuận:
Trong bối cảnh thế giới trải qua nhiều biến động về chính trị, kinh tế tăng trƣởng thấp hơn kỳ vọng, nền kinh tế trong nƣớc dù chịu nhiều ảnh hƣởng nhƣng đã có khởi sắc trong những năm trở lại đây. Bám sát diễn biến của thị trƣờng, quán triệt phƣơng châm tăng tốc – hiệu quả - bền vững và quan điểm chỉ đạo điều hành quyết liệt – kết nối – trách nhiệm, Vietcombank những năm qua đã đạt đƣợc những kết quả tốt: tổng tài sản, nguồn vốn huy động, lợi nhuận đều tăng trƣởng qua các năm.
Bảng 2.1 Quy mô tài sản – vốn – lợi nhuận VCB giai đoạn 2011 – 2015 ĐVT: tỷ đồng CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng tài sản 366,722 414,488 468,994 576,996 674,395 Vốn chủ sở hữu 28,639 41,547 42,386 43,473 45,172 Vốn huy động nền kinh tế 241,700 303,942 334,259 424,412 503,007 Lợi nhuận trƣớc thuế 5,697 5,764 5,743 5,844 6,827
(Nguồn:Tổng hợp báo cáo thường niên của Vietcombank 2011 – 2015)
Tổng tài sản tăng đều qua các năm. Tính đến 31.12.2015 Tổng tài sản của Vietcombank đạt 674.395 tỷ đồng, tăng 17% so với tổng tài sản đến cuối năm 2014. So sánh với các Ngân hàng TMCP Nhà Nƣớc (BIDV và Vietinbank) (Số liệu tại Bảng 2.3 – Phụ Lục 1) Quy mô tổng tài sản của Vietcombank thấp nhất. Điển hình cuối năm 2015, tổng tài sản của Vietcombank đạt 674.395 triệu đồng (tƣơng đƣơng 79% tổng tài sản BIDV và 87% tổng tài sản Vietinbank). Tuy nhiên nếu xét về tốc độ tăng trƣởng quy mô tổng tài sản qua các năm thì VCB vẫn ở mức tƣơng đƣơng hoặc cao hơn. Điều này chứng tỏ quy mô hoạt động của VCB ngày càng phát triển (Biểu đồ 2.1 minh họa)
Biểu đồ 2.1 Quy mô tổng tài sản của ngân hàng VCB, BIDV, Vietinbank 2011 - 2015
Vốn chủ sở hữu của Vietcombank tăng trƣởng mạnh qua các năm. Tính đến 31.12.2015 Vốn chủ sở hữu đạt 45.172 tỷ đồng, tăng 4% so với cuối năm 2014. Bảng 2.3 (Phụ lục 1) so sánh số liệu vốn chủ sở hữu của các ngân hàng TMCP Nhà nƣớc (BIDV, Vietinbank) cho thấy quy mô vốn chủ sở hữu của VCB cuối năm 2015 tƣơng đƣơng 107% vốn chủ sở hữu BIDV và 81% vốn chủ sở hữu Vietinbank. (Biểu đồ 2.2)
Biểu đồ 2.2 Quy mô vốn chủ sở hữu của VCB, BIDV, Vietinbank 2011 - 2015
Huy động vốn từ nền kinh tế của Vietcombank tăng trƣởng bền vững qua các năm. Tính đến cuối năm 2015 huy động vốn nền kinh tế đạt 503.007 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2014, cao hơn mức tăng bình quân của toàn ngành (~14,4%). Huy động vốn tăng đều cả ở tổ chức kinh tế và dân cƣ. Cơ cấu tổ chức kinh tế và dân cƣ cuối năm 2015 ở mức 45% - 55%. Điều này khá phù hợp với chiến lƣợc đẩy mạnh hoạt động bán lẻ của Vietcombank. Bảng 2.3 (Phụ lục 1) so sánh số liệu huy động vốn của các ngân hàng TMCP Nhà nƣớc (BIDV, Vietinbank) cho thấy vốn huy động từ nền kinh tế tại năm 2011 của VCB tƣơng đƣơng với BIDV nhƣng đến năm 2015 huy động vốn nền kinh tế chỉ đạt 503.007 triệu đồng (chỉ đạt tƣơng đƣơng 76% BIDV và 71% Vietinbank). Điều này cho thấy tốc độ tăng trƣởng về vốn huy động nền kinh tế VCB khá thấp so với các Ngân hàng TMCP Nhà nƣớc khác. Biểu đồ 2.3 minh họa
Biểu đồ 2.3 Vốn huy động của ngân hàng VCB, BIDV, Vietinbank 2011 - 2015
Lợi nhuận năm 2015 Vietcombank đạt 6.827 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2014. Đây là mốc tăng trƣởng 02 con số và cao nhất trong vòng 5 năm qua. Bảng 2.3 (Phụ lục 1) so sánh số liệu lợi nhuận của các ngân hàng TMCP Nhà nƣớc (BIDV, Vietinbank) cho thấy lợi nhuận của VCB cuối năm 2015 tƣơng đƣơng 91% BIDV và 93% Vietinbank. Nếu so với quy mô dƣ nợ và nguồn vốn huy động của VCB với các ngân hàng còn lại thì chỉ tiêu lợi nhuận này đƣợc cho là hiệu quả. Biểu đồ 2.4 minh họa
2.2.2 Tổng dƣ nợ và tăng trƣởng tín dụng:
Bảng 2.2 Tổng dƣ nợ và nợ xấu VCB giai đoạn 2011 – 2015
ĐVT: tỷ đồng CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 2014 2015 Dƣ nợ cho vay khách hàng 209,418 241,163 274,314 323,338 387,152 Trong đó dƣ nợ 20 khách hàng lớn nhất 33,227 34,663 52,075 56,571 56,520 Tỷ trọng dƣ nợ 20 KH lớn/tổng dƣ nợ 15.87% 14.37% 18.98% 17.50% 14.60% Nợ xấu 4,258 5,796 7,475 7,462 7,137 Nợ xấu của 20 khách hàng lớn 1,577 4,075 5,874 5,010 4,697 Tỷ trọng nợ xấu 20 KH lớn/tổng nợ xấu 37.04% 70.31% 78.58% 67.14% 65.81%
(Nguồn:Tổng hợp báo cáo thường niên của Vietcombank 2011 – 2015)
Tín dụng năm 2015 tăng trƣởng cao nhất trong 5 năm trở lại đây, cao hơn so với mức tăng toàn ngành. Dƣ nợ tín dụng đến cuối năm 2015 đạt 387.152 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2014, cao hơn mức tăng trƣởng của toàn hệ thống (17,3%).
Bên cạnh đó VCB luôn chú trọng công tác kiểm soát, quản lý rủi ro tín dụng và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2015 ở mức 1,84%, giảm 0,5% so với cuối năm 2014, thấp hơn mức khống chế kế hoạch năm (2,5%).
Tuy nhiên danh mục cho vay của VCB có dấu hiệu tập trung trên danh mục. Tỷ trọng dƣ nợ của 20 khách hàng lớn nhất qua các năm chiếm từ 15% - 20% tổng dƣ nợ trên toàn danh mục. Riêng nợ xấu của 20 khách hàng lớn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu của ngân hàng.
So sánh với các ngân hàng TMCP Nhà nƣớc theo số liệu Bảng 2.3 (Xem Phụ lục) cho thấy dƣ nợ cho vay khách hàng của VCB khá thấp so với BIDV và Vietinbank. Tính đến cuối năm 2015, dƣ nợ VCB đạt tƣơng đƣơng 65% BIDV và 72% Vietinbank). Điều này cho thấy quy mô về dƣ nợ của VCB tuy có tốc độ tăng trƣởng đáng kể nhƣng không bằng BIDV và Vietinbank. Biểu đồ 2.5 minh họa
Biểu đồ 2.5 Dƣ nợ cho vay của VCB, BIDV, Vietinbank 2011 - 2015 2.3 Thực trạng danh mục cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam
giai đoạn 2011 – 2015.
2.3.1Cơ cấu danh mục theo thời hạn cho vay:
Bảng 2.4 (Phụ lục 1) cho thấy cơ cấu dƣ nợ theo kỳ hạn giữ ổn định qua các năm, tuy nhiên ngân hàng tập trung phần nhiều vào cho vay ngắn hạn. Mức chênh lệch giữa tỷ trọng dƣ nợ cho vay ngắn hạn và tỷ trọng dƣ nợ cho vay trung dài hạn dao động từ 20% - 30%. Tuy xu hƣớng giảm dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn, tăng tỷ trọng dƣ nợ cho vay trung dài hạn nhƣng mức giảm vẫn còn khá ít. Xét trong bối cảnh thực tế nguồn vốn huy động của Vietcombank chủ yếu là ngắn hạn, độ ổn định không cao, cộng thêm tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn vào cho vay trung dài hạn bị giới hạn bởi quy định của ngân hàng Nhà nƣớc thì cơ cấu cho vay nhƣ vậy là khá hợp lý.
So sánh với các ngân hàng TMCP Nhà nƣớc (BIDV, Vietinbank) theo số liệu tại Bảng 2.5 (Phụ lục 1) ta thấy VCB có mức chênh lệch giữa tỷ trọng dƣ nợ cho vay ngắn hạn và tỷ trọng dƣ nợ cho vay trung dài hạn nhiều hơn BIDV và Vietinbank. Cụ thể VCB tỷ trọng dƣ nợ cho vay ngắn hạn trên tổng dƣ nợ hàng năm chiếm từ 55% - 65%, tỷ trọng dƣ nợ cho vay trung dài hạn trên tổng dƣ nợ hàng năm là 35% - 45% (mức chênh lệch khoảng 20%). Trong khi đó tại BIDV, mức chênh lệch giữa tỷ trọng dƣ nợ
cho vay ngắn hạn và tỷ trọng dƣ nợ cho vay trung dài hạn không lớn qua các năm từ 2011 – 2015. Theo đó tại BIDV tỷ trọng dƣ nợ cho vay ngắn hạn trên tổng dƣ nợ hàng năm ổn định từ 55% - 57%, tỷ trọng dƣ nợ cho vay trung dài hạn trên tổng dƣ nợ hàng năm là 43% - 45% (mức chênh lệch khoảng 12%). Tại Vietinbank, giai đoạn 2011 – 2014 tỷ trọng dƣ nợ theo thời hạn còn khá chênh lệch. Theo đó tỷ trọng dƣ nợ cho vay ngắn hạn trên tổng dƣ nợ hàng năm từ 55% - 61%, trong khi đó tỷ trọng dƣ nợ cho vay trung dài hạn trên tổng dƣ nợ hàng năm là 39% - 45% (mức chênh lệch khoảng 15% - 20%). Đến năm 2015, mức chênh lệch giữa 02 tỷ trọng này đã giảm (khoảng 12%).
Nhƣ vậy so sánh 3 ngân hàng cho thấy mức độ cân đối về tỷ trọng cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn của BIDV tốt hơn so với 02 ngân hàng còn lại (VCB, Vietinbank)
2.3.2Cơ cấu danh mục theo ngành kinh tế:
Bảng 2.6 (Phụ lục 1) cho thấy trong dƣ nợ cho vay theo ngành kinh tế của VCB thì 02 lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn là sản xuất, gia công chế biến và thƣơng mại dịch vụ (chiếm khoảng 50% - 60% tổng dƣ nợ qua các năm). Đây là 02 lĩnh vực thế mạnh của ngân hàng. Qua các năm, tỷ trọng các ngành chủ chốt ngày càng chiếm ƣu thế và những ngành nhƣ xây dựng, bất động sản thì giảm dần.
Hàng năm Hội đồng quản trị quán triệt chỉ đạo về định hƣớng ngành rất rõ ràng đến từng chi nhánh, từng tiểu mã ngành cụ thể. Theo đó căn cứ vào cơ cấu dƣ nợ theo ngành của năm trƣớc, tình hình ngành hàng hiện tại và dự báo diễn biến trong tƣơng lai, Vietcombank đã thực hiện khá tốt định hƣớng ngành hàng đến các chi nhánh khi thực hiện công tác khách hàng, công tác cho vay nhằm thực hiện quản trị rủi ro hiệu quả. Tín dụng tập trung vào những ngành đƣợc xem là thế mạnh của ngoại thƣơng, của xuất khẩu hàng hóa và thực hiện đúng chủ trƣơng mở rộng hay ƣu đãi cho một số ngành kinh tế của ngân hàng nhà nƣớc trong từng thời kỳ cụ thể.
Xét trên bình diện chung thì cơ cấu tín dụng chuyển dịch đúng định hƣớng, tƣơng đối phù hợp với cơ cấu kinh tế vĩ mô: tập trung vào cho vay công nghiệp, thƣơng mại
và giảm dần tỷ trọng nông lâm ngƣ nghiệp. Tuy nhiên mức độ tập trung vào 2 ngành này còn khá cao, chƣa thực sự phân tán bớt rủi ro qua các ngành còn lại, chƣa đạt đƣợc mục tiêu tối ƣu của chính sách quản lý rủi ro.
So sánh với các ngân hàng TMCP Nhà nƣớc (BIDV, Vietinbank) theo số liệu tại Bảng 2.7 (Phụ lục 1) ta thấy tỷ trọng dƣ nợ tín dụng theo ngành nghề của 3 ngân hàng khác nhau tùy thuộc vào thế mạnh và mục tiêu chiến lƣợc của riêng từng ngân hàng.
VCB với thế mạnh về thƣơng mại, chế biến xuất nhập khẩu nên dƣ nợ tập trung vào 2 ngành công nghiệp chế biến và thƣơng mại dịch vụ (tƣơng đƣơng 60% tổng dƣ nợ qua các năm), tổng các ngành còn lại chiếm khoảng 40% tổng dƣ nợ qua các năm.
BIDV với thế mạnh về lĩnh vực cho vay xây lắp, cho vay công nghiệp thƣơng mại nên dƣ nợ của 3 ngành xây dựng, công nghiệp chế biến chế tạo và thƣơng mại dịch vụ chiếm 50% - 60% tổng dƣ nợ qua các năm, các ngành còn lại chiếm 40% - 50%.
Vietinbank với thế mạnh về công nghiệp, thƣơng mại nên tỷ trọng dƣ nợ của 2 ngành công nghiệp chế biến và thƣơng mại dịch vụ chiếm khoảng 60% tổng dƣ nợ hàng năm, các ngành còn lại dƣ nợ chiếm khoảng 40% hàng năm.
So sánh cơ cấu dƣ nợ theo ngành của 3 ngân hàng ta thấy mức độ phân tán rủi ro trong cho vay theo ngành kinh tế của BIDV hiệu quả hơn VCB và Vietinbank.
2.3.3 Cơ cấu danh mục theo đối tƣợng khách hàng:
Bảng 2.8 (Phụ lục 1) cho thấy dƣ nợ cho vay tăng khá ở các tổ chức kinh tế, tăng cao ở thể nhân. Điển hình cuối năm 2015, dƣ nợ tổ chức kinh tế tăng 14% so với cuối năm 2014 trong khi đó dƣ nợ thể nhân tăng 50,4%. Cơ cấu tín dụng theo khách hàng tiếp tục dịch chuyển tích cực theo định hƣớng đẩy mạnh bán lẻ của Vietcombank. Theo đó năm 2015 tỷ trọng dƣ nợ thể nhân ở mức 20% (tỷ trọng cao nhất trong vòng 5 năm qua), tỷ trọng dƣ nợ của các tổ chức kinh tế khoảng 80% (trong đó dƣ nợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở mức 15,6% và dƣ nợ doanh nghiệp lớn ở mức 64,3%).
Cụ thể tỷ trọng dƣ nợ cho vay tập trung chủ yếu vào các tổ chức kinh tế (trong đó chủ yếu là công ty cổ phần, công ty TNHH và doanh nghiệp nhà nƣớc) và tín dụng thể
nhân. Tỷ trong dƣ nợ tập trung thấp ở đối tƣợng doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, hợp tác xã và các công ty tƣ nhân.
Danh mục cho vay của Vietcombank ngày càng đƣợc mở rộng với tỷ trọng dƣ nợ bán lẻ tăng, phù hợp với định hƣớng của Ban Lãnh đạo.
So sánh với các ngân hàng TMCP Nhà nƣớc (BIDV, Vietinbank) theo số liệu tại Bảng 2.9 (Phụ lục 1) ta thấy tỷ trọng cho vay theo đối tƣợng khách hàng của cả 3 ngân hàng khá cân đối và tƣơng đƣơng nhau. Theo đó tổng dƣ nợ tín dụng của 3 đối tƣợng khách hàng phổ biến là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp nhà nƣớc chiếm đa số từ 70% - 75% tổng dƣ nợ, dƣ nợ cho vay cá nhân chiếm từ 15% - 20% tổng dƣ nợ, dƣ nợ cho vay các đối tƣợng còn lại từ 5% - 10% tổng dƣ nợ qua các