Nghĩa của quản trị danh mục cho vay trong hoạt động kinh doanh của Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 28 - 29)

1.2 Quản trị danh mục cho vay tại các Ngân hàng thƣơng mại

1.2.2 nghĩa của quản trị danh mục cho vay trong hoạt động kinh doanh của Ngân

Ngân hàng thƣơng mại:

Quản trị danh mục cho vay góp phần thực hiện mục tiêu của hoạt động cho vay nói riêng và hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung: mục tiêu cụ thể mà quản trị danh mục cho vay hƣớng tới là xây dựng một danh mục cho vay tối ƣu, có khả năng tối đa hóa lợi nhuận hoặc là tối thiểu hóa rủi ro/tổn thất, đảm bảo khả năng thanh toán cả trong ngắn hạn và dài hạn, kiểm soát nó trong mức độ chấp nhận đƣợc của ngân hàng. Vì vậy quản trị danh mục cho vay tốt sẽ tạo điều kiện để ngân hàng giảm dự phòng rủi ro, song song với tiết kiệm nguồn lực do có thể hoạt động với mức vốn thấp hơn. Ngoài ra, quản trị danh mục cho vay tốt cũng giúp ngân hàng tiết giảm các chi phí không hiệu quả (liên quan đến giám sát, xử lý nợ xấu), từ đó gia tăng lợi nhuận. Bởi vì cho vay là khoản mục chiếm tỉ phần quan trọng trong tổng tài sản của một ngân hàng thƣơng mại, nên hiệu quả của công tác quản trị danh mục cho vay có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu kinh doanh chung của ngân hàng. Ngƣợc lại, nếu quản trị danh mục cho vay không hiệu quả, tiềm ẩn rủi ro tập trung lớn thì hậu quả tổn thất xảy ra có thể vƣợt sức chịu đựng của ngân hàng, dẫn đến phá sản. (Bùi Diệu Anh,

2012)

Cải thiện khả năng chống đỡ các tác động từ bên ngoài, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trƣờng hội nhập quốc tế: Bằng việc xây dựng danh mục cho vay

kế hoạch và giám sát thực hiện trong suốt quá trình hình thành và phát triển danh mục cho vay, các ngân hàng có thể tạo ra một danh mục tài sản cho vay tối ƣu, có đủ sức mạnh nội tại để chống lại những tác động từ phía môi trƣờng bên ngoài. Ngoài ra, quản trị danh mục cho vay là phƣơng thức quản trị hiện đại, việc thực hiện nó sẽ giúp ngân hàng trong nƣớc tiệm cận với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Đó là những tiền đề thiết yếu để ngân hàng có thể tham gia hội nhập và khẳng định vị thế của mình trên thị trƣờng kinh doanh tiền tệ trong và ngoài nƣớc. (Bùi Diệu Anh, 2012)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)