Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 102 - 104)

3.3 Một số kiến nghị:

3.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc:

Thứ nhất, hoàn thiện hành lang pháp lý cho công tác quản trị danh mục cho vay của ngân hàng: thực tế những năm qua cho thấy một hành lang pháp lý cho hoạt

động quản trị danh mục cho vay của các ngân hàng thƣơng mại là hết sức cần thiết. Các ngân hàng thƣơng mại thƣờng có xu hƣớng tìm kiếm lợi nhuận nên chạy theo nhu cầu thị trƣờng. Mặc dù thời gian qua ngân hàng nhà nƣớc đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành một số văn bản nhƣ thông tƣ 36/2014/TT-NHNN ngày 20.11.2014 quy định giới hạn về cấp tín dụng cho một khách hàng, một nhóm khách hàng, giới hạn cấp tín dụng để đầu tƣ kinh doanh cổ phiếu, quy định tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung dài hạn, tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tiền gửi, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21.01.2013 quy định việc xây dựng hệ thống xếp hạng nội bộ của các ngân hàng, quy định về cấp tín dụng, quản lý tiền vay và chính sách dự phòng rủi ro,...Tuy nhiên chƣa quy định cụ thể đối với dƣ nợ từng ngành nhất là những ngành nhạy cảm. Vì vậy trong thời gian tới để hƣớng dẫn cho các ngân hàng thƣơng mại thực hiện đa dạng hóa, tránh rủi ro tập trung tiềm ẩn trên danh mục ngân hàng nhà nƣớc cần xây dựng các quy định chi tiết hơn (về mức đa dạng hóa danh mục, về giới hạn an toàn cho phép tính trên dƣ nợ, trên quy mô vốn của ngân hàng).

Thứ hai, xây dựng các quy định pháp lý và hình thành thị trƣờng cho các công cụ tài chính có tính thƣơng mại cao tại Việt Nam: để việc sử dụng các công cụ

điều chỉnh danh mục đƣợc thuận lợi thì việc thiết lập một hành lang pháp lý từ phía nhà nƣớc là hết sức cần thiết. Nhằm kiến tạo hành lang pháp lý cho việc vận dụng các công cụ phái sinh vào mục đích điều chỉnh danh mục cho vay, tác giả có một số đề xuất sau:

Cần xây dựng cơ chế hoạt động cho từng loại sản phẩm phái sinh áp dụng, điều này cũng có ý nghĩa chuẩn hóa giao dịch trên thị trƣờng chính thức, tránh hiện tƣợng mỗi ngân hàng áp dụng một kiểu khác nhau.

Mở rộng phạm vi áp dụng công cụ hoán đổi rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thƣơng mại tham gia với tƣ cách là ngƣời cung cấp sản phẩm. Điều này sẽ tránh đƣợc hiện tƣợng độc quyền về giá bán, bất lợi cho các chủ thể tham gia với vị trí là ngƣời mua. Đồng thời khuyến khích các chủ thể ngoài ngân hàng tham gia (công ty bảo hiểm) nhƣng cần quy định chặt chẽ về điều kiện tham gia để tạo cơ chế kiểm soát hoạt động của thị trƣờng.

Giới hạn mục đích tham gia của các ngân hàng thƣơng mại là nhằm bảo hiểm rủi ro tín dụng/ mục đích phòng hộ, không nhằm mục đích đầu cơ. Do vậy yêu cầu ngân hàng mua bảo hiểm phải sở hữu thực sự các khoản vay, không chấp nhận mua bán khống khoản vay không tồn tại trên danh mục.

Thứ ba, củng cố và nâng cao chất lƣợng hoạt động của trung tâm CIC: hiện

tại chất lƣợng thông tin của trung tâm CIC chƣa đáp ứng đƣợc hết nhu cầu của các ngân hàng thƣơng mại. Thông tin dữ liệu của trung tâm chƣa cập nhật kịp thời và chƣa hỗ trợ các thông tin mang tính dự báo. Để khắc phục vấn đề này đòi hỏi có sự nỗ lực hơn nữa trong công tác thu thập thông tin, xây dựng hệ thống thông tin phân tích đa chiều, ngoài các số liệu dƣới dạng báo cáo cần có những khuyến nghị, cảnh báo với ngân hàng về những tiềm ẩn của khách hàng trong quá trình hoạt động. Hơn nữa trung tâm cần phối hợp với các cơ quan bộ ngành của Chính phủ để thu thập đa dạng thống nhất thông tin về các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Hơn nữa, ngân hàng nhà nƣớc cần ban hành các quy định bắt buộc về cung cấp thông tin khách hàng cho các ngân hàng thƣơng mại để các ngân hàng nhận thức đúng đắn quyền lợi và nghĩa vụ trong việc hợp tác với trung tâm.

Thứ tƣ, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giám sát ngân hàng: hiện tại trên thế giới có hai phƣơng pháp giám sát là giám sát tuân thủ và giám sát trên cơ sở

rủi ro. Hiện tại hoạt động của bộ phận thanh tra giám sát chỉ là giám sát việc tuân thủ để phát hiện vi phạm, chƣa quan tâm giám sát trên cơ sở rủi ro để phát hiện các dấu hiệu cảnh báo. Vì vậy trong thời gian tới bộ phận thanh tra giám sát ngân hàng cần đẩy mạnh phƣơng pháp giám sát từ xa/ giám sát trên cơ sở rủi ro chứ không phải giám sát tuân thủ nhƣ lâu nay vẫn thực hiện nhằm tạo điều kiện ổn định hoạt động của thị trƣờng, bảo vệ quyền lợi cho các ngân hàng thƣơng mại tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)