Kinh nghiệm quản trị danh mục cho vay trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 51 - 55)

Từ khi hoạt động cho vay ra đời, thì quản lý cho vay đã đƣợc thực hiện. Tuy nhiên cách thức quản lý hoạt động cho vay của các ngân hàng có những thay đổi theo các giai đoạn phát triển của hệ thống tài chính thế giới. Trƣớc những năm 50 của thế kỷ 20, ngân hàng chủ yếu tập trung quản lý các giao dịch cho vay riêng biệt, chƣa đề cập đến tổng thể danh mục. Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng đều là những phƣơng pháp thực hiện quản lý từng giao dịch. Điều đó cũng có nghĩa là trong thời kỳ này danh mục cho vay hình thành một cách thụ động, phƣơng pháp quản lý danh mục kế hoạch chƣa đƣợc chú ý đến, tổn thất danh mục chƣa có phƣơng pháp đo lƣờng thích hợp.

1.4.1 Xu hƣớng quản lý danh mục cho vay trƣớc những năm 90:

Lý thuyết về quản lý danh mục hiện đại của nhà kinh tế học Harry Markowitz xuất hiện vào đầu thập niên 50, đã thổi làn gió mới vào hoạt động ngân hàng. Trong thực hành, các nhà ngân hàng đã từng bƣớc chuyển từ quản lý các giao dịch cho vay một cách truyền thống sang công việc quản lý danh mục dƣới quan điểm của một nhà đầu tƣ. Vào những năm 80, chứng khoán hóa đƣợc sử dụng rộng rãi hơn cho mục đích thay đổi cơ cấu danh mục cho vay. Bên cạnh biện pháp chứng khoán hoá, các nhà ngân hàng cũng chú ý nhiều hơn đến việc thiết lập các giới hạn an toàn nhằm hạn chế rủi ro tập trung trên danh mục. Tại Mỹ có những quy định pháp lý nhằm kiểm soát loại rủi ro này. Chẳng hạn giới hạn cho vay đối với các ngành nhạy cảm nhƣ bất động sản không đƣợc vƣợt vốn tự có của ngân hàng hoặc là 70% nguồn huy động ký thác của ngân hàng. Tƣơng tự nhƣ vậy, tại Anh, quy định giới hạn cho vay một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng không vƣợt quá 10% vốn tự có của ngân hàng.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng từ sau khi xuất hiện lý thuyết về quản lý danh mục hiện đại của Harry Markowitz cho đến trƣớc những năm 90, hoạt động quản lý danh mục cho vay bắt đầu đƣợc chú ý, thông qua việc quy định các giới hạn an toàn trên danh mục cho vay, bƣớc đầu sử dụng công cụ chứng khoán hóa nhằm tái cơ cấu, giảm rủi ro trên danh mục cho vay. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những khởi đầu còn khá đơn sơ, chƣa hình thành trào lƣu mạnh mẽ và phổ biến nhƣ giai đoạn sau này.

1.4.2 Xu hƣớng quản lý danh mục cho vay sau những năm 90:

Trong thập niên 90 hoạt động quản lý danh mục cho vay trở thành trào lƣu mạnh mẽ, do chịu ảnh hƣởng bởi các nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất, những khó khăn trong hoạt động cho vay của các ngân hàng trong

những thập niên gần đây (sự gia tăng các rủi ro phải đối mặt cũng nhƣ sự giảm sút của lợi nhuận thu đƣợc) cộng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trƣờng các công cụ tài chính, đã tạo ra những ảnh hƣởng lớn, buộc các NHTM phải thay đổi hoàn toàn cách thức quản trị, thay vì chỉ quan tâm đến từng giao dịch riêng biệt nhƣ trƣớc đây, các ngân hàng tập trung nhìn nhận rủi ro, lợi ích ở góc độ toàn danh mục.

Thứ hai, những yêu cầu ngày càng khắt khe trong các tiêu chuẩn giám sát ngân

hàng quốc tế (của Ủy ban Basel) buộc các NHTM phải quan tâm đến rủi ro nói chung và rủi ro trên danh mục cho vay nói riêng một cách toàn diện hơn. Trong bối cảnh đó, hoạt động quản trị danh mục cho vay của các ngân hàng có những chuyển biến rất đáng kể. Một số điểm nổi bật trong xu hƣớng quản lý danh mục cho vay thời kỳ này:

Xu hƣớng coi đa dạng hóa cho vay là phƣơng tiện giảm thiểu rủi ro tập trung trên danh mục cho vay đƣợc phát triển tại nhiều quốc gia. Vào những năm đầu thập niên 90 tại nhiều quốc gia trên thế giới, xuất hiện nhiều bài nghiên cứu, các cuộc hội thảo khoa học về tác động của chiến lƣợc tập trung hoặc đa dạng hóa trên danh mục cho vay đối với hiệu quả kinh doanh của NHTM. Theo các nghiên cứu này, hầu hết các ngân hàng đều nhất trí rằng quản lý danh mục yếu kém là nguyên nhân chính làm giảm chất lƣợng danh mục cho vay. Từ đó các

ngân hàng cho rằng cần phải áp dụng biện pháp đa dạng hoá trong quản lý danh mục, đặc biệt việc tăng cƣờng giám sát theo ủy ban Basel (thông qua các tiêu chuẩn an toàn cũng nhƣ quy trình giám sát) là điều kiện hết sức cần thiết để quản lý thành công danh mục cho vay.

Các mô hình đo lƣờng rủi ro danh mục từng bƣớc đƣợc áp dụng: Các mô hình đo lƣờng rủi ro danh mục đầu tiên xuất hiện trên thế giới trong thập niên 90, đƣợc tiếp tục phát triển và cải tiến khá mạnh từ sau những năm 2000. Một trong những đặc điểm chủ yếu của các mô hình hiện đại là chúng đề cập đến rủi ro tín dụng ở góc độ tổng thể danh mục chứ không phải trên phƣơng diện từng giao dịch đơn lẻ. Bốn mô hình đo lƣờng đƣợc áp dụng trên thế giới nhƣ: mô hình cấu trúc, mô hình nhân tố kinh tế, mô hình thống kê bảo hiểm và mô hình ma trận tín nhiệm. Các mô hình nhấn mạnh đến mối tƣơng quan giữa các khoản cho vay và tầm quan trọng thiết yếu của sự đa dạng hóa trên danh mục cho vay trong định lƣợng rủi ro danh mục cho vay.

Sử dụng các công cụ tài chính hiện đại vào mục đích quản lý danh mục cho vay một cách phổ biến: Mặc dù đã xuất hiện từ trƣớc, tuy nhiên phải đến giai đoạn sau những năm 90 việc sử dụng các công cụ điều chỉnh cơ cấu danh mục mới trở thành xu hƣớng phổ biến. Với các công cụ này, danh mục cho vay của các ngân hàng trở nên rất linh hoạt, các khoản cho vay đƣợc xem nhƣ hàng hóa có thể dễ dàng chuyển nhƣợng thông qua các công cụ nhƣ hoán đổi tín dụng, chứng khoán hóa... Rủi ro tập trung của danh mục cũng từ đó đƣợc giảm thiểu. Tóm lại có thể thấy rằng, giai đoạn từ sau năm 1990 tại nhiều quốc gia trên thế giới, quản lý danh mục cho vay đang dần trở thành một phƣơng thức quản trị hiện đại đƣợc áp dụng phổ biến tại các NHTM. Điều này cho thấy một sự thay đổi rất căn bản trong nhận thức của các ngân hàng từ xu hƣớng quản lý giao dịch truyền thống chuyển sang xu hƣớng quản lý danh mục hiện đại. (Bùi Diệu Anh, 2012)

KẾT LUẬN CHƢƠNG I

Chƣơng 1 đã tập hợp đầy đủ những lý luận căn bản nhất về danh mục cho vay và hiệu quả quản trị danh mục cho vay trong hoạt động của NHTM. Những nội dung đã đƣợc thực hiện trong Chƣơng 1 nhƣ sau:

Thứ nhất, làm rõ khái niệm về hoạt động cho vay, danh mục cho vay, rủi ro danh

mục cho vay trong hoạt động của NHTM.

Thứ hai, các nội dung về quản trị danh mục cho vay và hiệu quả quản trị danh

mục cho vay bao gồm: các phƣơng pháp quản trị danh mục cho vay cả thụ động và chủ động, các công cụ hiện đại điều chỉnh cơ cấu danh mục, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả việc quản trị danh mục.

Thứ ba, Chƣơng 1 cũng đề cập đến quá trình phát triển hoạt động quản trị danh

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)