Quản trị danh mục cho vay tại các Ngân hàng thƣơng mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 27)

1.2.1 Quản trị danh mục cho vay tại các NHTM:

Quản trị danh mục cho vay là một phƣơng thức quản trị kinh doanh ngân hàng, bao gồm các nội dung: thiết kế danh mục cho vay, xây dựng các chính sách, tổ chức

thực hiện, tái xét và điều chỉnh danh mục cho vay nhằm đạt các mục tiêu kinh doanh đã hoạch định của ngân hàng.

Nếu nhƣ đối tƣợng của quản trị giao dịch cho vay là từng khoản cho vay mà mục tiêu quản trị giao dịch là tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa rủi ro của từng khoản vay cá biệt, thì đối tƣợng của quản trị danh mục cho vay là cơ cấu và tỷ trọng của các loại cho vay trong tổng thể danh mục. Hoạt động quản trị danh mục phải kiểm soát đƣợc rủi ro tập trung, nhằm giảm thiểu tổn thất, tối đa hóa lợi nhuận ở góc độ toàn danh mục.

(Bùi Diệu Anh, 2012)

1.2.2 Ý nghĩa của quản trị danh mục cho vay trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại: Ngân hàng thƣơng mại:

Quản trị danh mục cho vay góp phần thực hiện mục tiêu của hoạt động cho vay nói riêng và hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung: mục tiêu cụ thể mà quản trị danh mục cho vay hƣớng tới là xây dựng một danh mục cho vay tối ƣu, có khả năng tối đa hóa lợi nhuận hoặc là tối thiểu hóa rủi ro/tổn thất, đảm bảo khả năng thanh toán cả trong ngắn hạn và dài hạn, kiểm soát nó trong mức độ chấp nhận đƣợc của ngân hàng. Vì vậy quản trị danh mục cho vay tốt sẽ tạo điều kiện để ngân hàng giảm dự phòng rủi ro, song song với tiết kiệm nguồn lực do có thể hoạt động với mức vốn thấp hơn. Ngoài ra, quản trị danh mục cho vay tốt cũng giúp ngân hàng tiết giảm các chi phí không hiệu quả (liên quan đến giám sát, xử lý nợ xấu), từ đó gia tăng lợi nhuận. Bởi vì cho vay là khoản mục chiếm tỉ phần quan trọng trong tổng tài sản của một ngân hàng thƣơng mại, nên hiệu quả của công tác quản trị danh mục cho vay có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu kinh doanh chung của ngân hàng. Ngƣợc lại, nếu quản trị danh mục cho vay không hiệu quả, tiềm ẩn rủi ro tập trung lớn thì hậu quả tổn thất xảy ra có thể vƣợt sức chịu đựng của ngân hàng, dẫn đến phá sản. (Bùi Diệu Anh,

2012)

Cải thiện khả năng chống đỡ các tác động từ bên ngoài, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trƣờng hội nhập quốc tế: Bằng việc xây dựng danh mục cho vay

kế hoạch và giám sát thực hiện trong suốt quá trình hình thành và phát triển danh mục cho vay, các ngân hàng có thể tạo ra một danh mục tài sản cho vay tối ƣu, có đủ sức mạnh nội tại để chống lại những tác động từ phía môi trƣờng bên ngoài. Ngoài ra, quản trị danh mục cho vay là phƣơng thức quản trị hiện đại, việc thực hiện nó sẽ giúp ngân hàng trong nƣớc tiệm cận với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Đó là những tiền đề thiết yếu để ngân hàng có thể tham gia hội nhập và khẳng định vị thế của mình trên thị trƣờng kinh doanh tiền tệ trong và ngoài nƣớc. (Bùi Diệu Anh, 2012)

1.2.3 Các phƣơng pháp quản trị danh mục cho vay:

Có hai phƣơng pháp quản trị danh mục cho vay mà ngân hàng có thể lựa chọn, đó là phƣơng pháp quản trị thụ động hoặc là phƣơng pháp quản trị chủ động.

1.2.3.1 Phƣơng pháp quản trị danh mục cho vay thụ động:

Trong phƣơng pháp quản trị thụ động, ngân hàng có thể định hƣớng ƣu tiên cho một vài loại tài sản cho vay nào đó, mà không cơ cấu hóa tỷ trọng của các loại tài sản cho vay, không xây dựng các hạn mức cho từng ngành, từng khu vực, từng dòng sản phẩm ... làm cơ sở giám sát thực hiện danh mục cho vay. Do đó, cơ cấu của danh mục cho vay đƣợc hình thành một cách ngẫu nhiên, tỷ trọng các loại cho vay không đƣợc xác định trƣớc hoặc là chỉ tập trung cho một số loại tài sản cho vay đƣợc ƣu tiên. Cũng vì thiếu tính chủ động trong hình thành cơ cấu danh mục ngay từ đầu nên ngân hàng khó kiểm soát đƣợc rủi ro tổng thể của danh mục trong quá trình thực hiện. Cơ cấu danh mục cho vay của ngân hàng có thể thiếu sự đa dạng cần thiết, rủi ro tập trung trong một số ngành/ lĩnh vực với mức độ cao. (Bùi Diệu Anh, 2012)

1.2.3.2 Phƣơng pháp quản trị danh mục cho vay chủ động:

So với phƣơng pháp quản trị thụ động, phƣơng pháp quản trị chủ động có những đặc trƣng nổi bật nhƣ sau:

Thứ nhất, sự chủ động thể hiện ngay từ khi thiết kế hình thành danh mục để định hƣớng cho việc thực hiện cấp tín dụng: Ngƣợc lại với quản trị thụ động,

chiến lƣợc ngay từ khi các khoản cho vay chƣa đƣợc phê duyệt, trên cơ sở đó thiết kế một danh mục cho vay với cơ cấu dự kiến trƣớc. Tỷ trọng của các ngành/ khu vực kinh tế/ đối tƣợng khách hàng đƣợc xác định dựa trên mục tiêu về lợi nhuận và thị phần của ngân hàng, kết hợp với các yếu tố dự báo về phát triển kinh tế địa phƣơng và khu vực, phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng thông qua mức vốn tự có ... Theo phƣơng pháp quản trị này, mặc dù ngân hàng không thể tác động làm thay đổi nhu cầu vay của từng khách hàng, từng giao dịch cụ thể, nhƣng hoàn toàn có thể thiết kế đƣợc một danh mục cho vay mà rủi ro trên danh mục đƣợc kiểm soát thông qua tỷ trọng dự kiến của các loại tài sản cho vay. (Bùi Diệu Anh, 2012)

Thứ hai, sử dụng mô hình định lƣợng để ƣớc tính tổn thất cho toàn danh mục cho vay: Đây là đặc trƣng nổi bật của phƣơng pháp quản trị chủ động. Nếu nhƣ

trong phƣơng pháp quản trị thụ động, ngân hàng không/ít quan tâm đến rủi ro ở góc độ toàn bộ danh mục, thì với phƣơng pháp quản trị danh mục chủ động, theo khuyến nghị của ủy ban Basel, các ngân hàng có thể sử dụng các mô hình nội bộ để lƣợng hóa tổn thất của riêng ngân hàng mình. Từ đó ngân hàng sẽ xác định lƣợng vốn tƣơng xứng để trang trải cho tổn thất toàn danh mục. (Bùi Diệu Anh, 2012)

Thứ ba, vận dụng linh hoạt các công cụ kỹ thuật điều chỉnh danh mục: Một

danh mục cho vay hình thành chủ động theo kế hoạch, trong đó các loại hình cho vay đƣợc sắp xếp một cách có hệ thống, có chủ đích với các tỷ trọng nhất định, đƣợc thiết kế phù hợp với mục tiêu và điều kiện của ngân hàng, đƣợc xem là một danh mục cho vay tối ƣu. Danh mục cho vay tối ƣu sẽ là tiền đề để ngân hàng thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh đã hoạch định. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, do bị ảnh hƣởng bởi chu kỳ kinh tế, các điều kiện kinh doanh thay đổi, có thể xuất hiện các dấu hiệu bất ổn trên danh mục, rủi ro vƣợt quá khả năng chịu đựng của ngân hàng, khi đó ngân hàng cần thiết phải sử dụng các biện pháp và công cụ điều chỉnh để cấu trúc lại danh mục. Công cụ này không chỉ nhằm đối phó, hạn chế tác động của rủi ro, mà còn tiến tới chủ

động biến rủi ro tiềm ẩn thành cơ hội gia tăng giá trị cho ngân hàng. (Bùi Diệu Anh, 2012)

1.2.4 Nội dung quản trị danh mục cho vay theo phƣơng pháp chủ động: 1.2.4.1Hoạch định:

Hoạch định là công việc đầu tiên trong tiến trình quản trị danh mục cho vay theo hƣớng chủ động tại ngân hàng thƣơng mại. Hoạch định bao gồm các nội dung cụ thể, đó là hoạch định mục tiêu quản trị danh mục, thiết kế danh mục cho vay và xây dựng các chính sách thực thi.

Hoạch định mục tiêu quản trị danh mục cho vay:

Mục tiêu quản trị danh mục cho vay của ngân hàng liên quan đến việc giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro của danh mục cho vay. Một danh mục không có rủi ro cũng có nghĩa là không tạo ra lợi nhuận, vì vậy trong quản trị danh mục cho vay, mục tiêu của ngân hàng thƣơng mại hoặc là hƣớng tới một danh mục đạt lợi nhuận kỳ vọng cao nhất (tối đa hóa lợi nhuận) cùng với mức độ rủi ro danh mục xác định; hoặc là một danh mục có lợi nhuận xác định (có thể chƣa phải là cao nhất) và rủi ro danh mục ở mức thấp nhất (tối thiểu hóa rủi ro). (Bùi Diệu Anh, 2012)

Một mục tiêu đặc trƣng khác mà quản trị danh mục cho vay cần thiết phải hƣớng tới đó là giới hạn tổn thất của toàn danh mục trong khả năng chịu đựng của mỗi ngân hàng, nói khác đi là ngân hàng phải xác định tổn thất mục tiêu cho danh mục cho vay của mình. Tổn thất liên quan đến danh mục cho vay có hai loại: tổn thất kỳ vọng và tổn thất không kỳ vọng.

Trong đó:

Tổn thất kỳ vọng hay còn gọi là Tổn thất dự kiến đƣợc - Expected Loss (EL).

Loại tổn thất này đƣợc xác định từ xác suất vỡ nợ của ngƣời vay (Probability at Default - PD), tỷ lệ không thu hồi đƣợc của khoản vay khi vỡ nợ (Loss given at Default - LGD) và giá trị của khoản vay tại thời điểm vỡ nợ (Exposure at Default - EAD). Công thức xác định căn cứ vào quy định của ủy ban Basel nhƣ sau:

EL = PD * LGD * EAD

Các ngân hàng phải căn cứ vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để có đƣợc các yếu tố PD và LGD. Theo quan điểm ngân hàng hiện đại, tổn thất kỳ vọng (EL) đƣợc xem là một loại chi phí kinh doanh, nó đƣợc ngân hàng tính toán và đƣa vào trong lãi suất cho vay khi thực hiện giao dịch với khách hàng. Đây là cách để ngân hàng có thể bù đắp những tổn thất mà ngân hàng đã xác định đƣợc. Quỹ dự phòng mà ngân hàng trích lập chính là để đối phó với loại tổn thất này. (Nguồn: các yếu tố cấu thành rủi ro

của Hiệp ước Basel và Bùi Diệu Anh 2012)

Tổn thất không kỳ vọng còn gọi là tổn thất không dự tính đƣợc/ tổn thất ngoài dự kiến (Unexpected Loss – UL) là hậu quả của biến cố rủi ro phát sinh ngoài

dự kiến. Do xác suất xảy ra biến cố cũng nhƣ mức độ thiệt hại của biến cố không xác định đƣợc, nên tổn thất không kỳ vọng không đƣợc xem là chi phí trong kinh doanh. Nói một cách chính xác, tổn thất không kỳ vọng là rủi ro, tức là biến cố thiệt hại nhƣng không chắc chắn có xảy ra hay không. Tổn thất không kỳ vọng (UL) thực chất là giá trị khác biệt (giá trị chênh lệch) thực tế so với giá trị trung bình của phân phối xác suất tổn thất. Chính vì không tính toán đƣợc một cách chính xác nên ngân hàng không có cơ sở để trích dự phòng nhƣ đối với tổn thất kỳ vọng (EL) mà chúng đƣợc bù đắp bởi giá trị vốn kinh tế (Economic Capital - EC) của ngân hàng. (Bùi Diệu Anh, 2012). Vốn kinh tế thể hiện khả năng chịu đựng rủi ro của một NHTM, nếu mức vốn kinh tế của ngân hàng bằng hoặc lớn hơn tổn thất ngoài dự kiến (UL) mà ngân hàng gánh chịu thì ngân hàng đƣợc đánh giá là có đủ khả năng chịu đựng rủi ro. Trƣờng hợp ngƣợc lại, ngân hàng có thể rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán và phá sản. Nhƣ vậy với mức vốn xác định, các ngân hàng phải giới hạn tổn thất trên danh mục cho vay của họ sao cho tƣơng xứng. Mức tổn thất dự kiến phù hợp với khả năng chịu đựng bằng vốn tự có của ngân hàng đƣợc gọi là tổn thất mục tiêu. Con số này phải đƣợc xác định ngay từ khi hoạch định mục tiêu quản trị danh mục cho vay của ngân hàng, bên cạnh con số

mục tiêu về lợi nhuận. (Bùi Diệu Anh 2012, Vốn kinh tế và khả năng chịu rủi ro của Ngân hàng thương mại, Tạp chi Công nghệ Ngân hàng – Số 77 Tháng 8.2012)

Xây dựng chính sách quản trị danh mục cho vay (Bùi Diệu Anh, 2012):

Để đạt mục tiêu quản trị danh mục cho vay, ngân hàng cần thiết phải xây dựng các chính sách có vai trò đảm bảo tính thống nhất trong toàn bộ tổ chức, tạo cơ sở cho việc điều hành kinh doanh một cách chủ động và hƣớng dẫn các bộ phận trong việc thực thi công việc. Các chính sách phải do Ban điều hành soạn thảo và đƣợc Hội đồng quản trị ngân hàng thông qua. Chính sách đƣợc hiểu là hệ thống các văn bản mang tính pháp quy của ngân hàng, có ý nghĩa “dẫn đƣờng” trong tổ chức thực hiện danh mục cho vay… Nói cách khác, chính sách chỉ ra cách thức để ngân hàng với các nguồn lực hiện tại, đạt tới mục tiêu là một danh mục cho vay tối ƣu trong tƣơng lai. Chính vì vậy việc xây dựng một chính sách hợp lý có vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý hiệu quả danh mục cho vay. Các chính sách quản trị danh mục bao gồm:

Thứ nhất chính sách tín dụng: là chính sách do Hội đồng quản trị ban hành,

đƣợc thiết kế nhằm hƣớng dẫn và/hoặc kiểm tra định hƣớng và hoạt động của tổ chức cho vay. Chính sách tín dụng cung cấp cho cán bộ tín dụng và nhà quản lý một khung chỉ dẫn chi tiết để ra các quyết định tín dụng và định hƣớng danh mục cho vay.

Thứ hai xây dựng các giới hạn tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro danh mục:

để làm căn cứ cho việc giám sát quá trình thực hiện danh mục, các chính sách sau khi đƣợc Hội đồng quản trị thông qua, cần phải đƣợc Ban điều hành cụ thể hóa bằng các giới hạn cho vay đƣợc xác định cho từng loại đối tác, từng ngành nghề, khu vực địa lý… Các giới hạn tín dụng cơ bản nhằm giảm thiểu rủi ro tập trung danh mục là giới hạn dƣ nợ cho vay khách hàng lớn, giới hạn dƣ nợ cho vay theo nhóm khách hàng có liên quan, giới hạn dƣ nợ theo ngành, lĩnh vực hay vùng địa lý.

Thứ ba xây dựng chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro: Nhằm

chủ động bù đắp tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra, các ngân hàng xây dựng chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro - là chính sách mà ngân hàng xếp loại dƣ nợ

hiện tại vào các nhóm theo những tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể và từ đó trích lập dự phòng rủi ro với tỷ lệ khác nhau cho từng nhóm. Việc phân loại nợ đƣợc thực hiện ngay từ khi cấp tín dụng và định kỳ đánh giá lại theo quy định cụ thể. Trên cơ sở phân loại nợ, các tổ chức tín dụng thực hiện việc trích lập dự phòng rủi ro cho từng khoản vay theo nguyên tắc đƣợc phép xác định giá trị tài sản bảo đảm để khấu trừ ra khỏi số tiền đƣợc trích lập với tỷ lệ trích lập tƣơng ứng với các nhóm nợ. Việc trích lập dự phòng rủi ro nhằm mục đích giúp các ngân hàng chủ động đối phó với các tổn thất dự kiến.

Thứ tƣ xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng: Xếp hạng tín dụng đƣợc thực

hiện để đánh giá khả năng trả nợ của các khoản vay. Hệ thống xếp hạng tín dụng đƣa ra kết quả xếp hạng của từng khách hàng, phản ánh khả năng vỡ nợ của chính khách hàng đó. Từ đó, xác định đƣợc chất lƣợng tín dụng và mức độ rủi ro trong từng loại sản phẩm, lĩnh vực, ngành nghề cũng nhƣ từng nhóm đối tƣợng khách hàng. Đây là cơ sở để đánh giá chất lƣợng cũng nhƣ thiết kế danh mục cho vay tối ƣu.

Thiết lập danh mục cho vay phù hợp với mục tiêu xác định:

Yêu cầu đặt ra cho ngân hàng là làm sao để lựa chọn đƣợc một kiểu kết hợp tài sản đem lại hiệu quả tối ƣu nhất, phù hợp với nội lực của ngân hàng, với tổn thất mục tiêu mà ngân hàng đã dự kiến. Do vậy, nội dung cơ bản của việc thiết lập danh mục cho vay là xác định quy mô và tỷ trọng hợp lý của từng loại cho vay chiếm trong tổng thể danh mục. Trong thực tế, để thiết kế danh mục cho vay, ngân hàng phải đồng thời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)