Bảng 2.2 Tổng dƣ nợ và nợ xấu VCB giai đoạn 2011 – 2015
ĐVT: tỷ đồng CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 2014 2015 Dƣ nợ cho vay khách hàng 209,418 241,163 274,314 323,338 387,152 Trong đó dƣ nợ 20 khách hàng lớn nhất 33,227 34,663 52,075 56,571 56,520 Tỷ trọng dƣ nợ 20 KH lớn/tổng dƣ nợ 15.87% 14.37% 18.98% 17.50% 14.60% Nợ xấu 4,258 5,796 7,475 7,462 7,137 Nợ xấu của 20 khách hàng lớn 1,577 4,075 5,874 5,010 4,697 Tỷ trọng nợ xấu 20 KH lớn/tổng nợ xấu 37.04% 70.31% 78.58% 67.14% 65.81%
(Nguồn:Tổng hợp báo cáo thường niên của Vietcombank 2011 – 2015)
Tín dụng năm 2015 tăng trƣởng cao nhất trong 5 năm trở lại đây, cao hơn so với mức tăng toàn ngành. Dƣ nợ tín dụng đến cuối năm 2015 đạt 387.152 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2014, cao hơn mức tăng trƣởng của toàn hệ thống (17,3%).
Bên cạnh đó VCB luôn chú trọng công tác kiểm soát, quản lý rủi ro tín dụng và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2015 ở mức 1,84%, giảm 0,5% so với cuối năm 2014, thấp hơn mức khống chế kế hoạch năm (2,5%).
Tuy nhiên danh mục cho vay của VCB có dấu hiệu tập trung trên danh mục. Tỷ trọng dƣ nợ của 20 khách hàng lớn nhất qua các năm chiếm từ 15% - 20% tổng dƣ nợ trên toàn danh mục. Riêng nợ xấu của 20 khách hàng lớn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu của ngân hàng.
So sánh với các ngân hàng TMCP Nhà nƣớc theo số liệu Bảng 2.3 (Xem Phụ lục) cho thấy dƣ nợ cho vay khách hàng của VCB khá thấp so với BIDV và Vietinbank. Tính đến cuối năm 2015, dƣ nợ VCB đạt tƣơng đƣơng 65% BIDV và 72% Vietinbank). Điều này cho thấy quy mô về dƣ nợ của VCB tuy có tốc độ tăng trƣởng đáng kể nhƣng không bằng BIDV và Vietinbank. Biểu đồ 2.5 minh họa
Biểu đồ 2.5 Dƣ nợ cho vay của VCB, BIDV, Vietinbank 2011 - 2015 2.3 Thực trạng danh mục cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam
giai đoạn 2011 – 2015.
2.3.1Cơ cấu danh mục theo thời hạn cho vay:
Bảng 2.4 (Phụ lục 1) cho thấy cơ cấu dƣ nợ theo kỳ hạn giữ ổn định qua các năm, tuy nhiên ngân hàng tập trung phần nhiều vào cho vay ngắn hạn. Mức chênh lệch giữa tỷ trọng dƣ nợ cho vay ngắn hạn và tỷ trọng dƣ nợ cho vay trung dài hạn dao động từ 20% - 30%. Tuy xu hƣớng giảm dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn, tăng tỷ trọng dƣ nợ cho vay trung dài hạn nhƣng mức giảm vẫn còn khá ít. Xét trong bối cảnh thực tế nguồn vốn huy động của Vietcombank chủ yếu là ngắn hạn, độ ổn định không cao, cộng thêm tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn vào cho vay trung dài hạn bị giới hạn bởi quy định của ngân hàng Nhà nƣớc thì cơ cấu cho vay nhƣ vậy là khá hợp lý.
So sánh với các ngân hàng TMCP Nhà nƣớc (BIDV, Vietinbank) theo số liệu tại Bảng 2.5 (Phụ lục 1) ta thấy VCB có mức chênh lệch giữa tỷ trọng dƣ nợ cho vay ngắn hạn và tỷ trọng dƣ nợ cho vay trung dài hạn nhiều hơn BIDV và Vietinbank. Cụ thể VCB tỷ trọng dƣ nợ cho vay ngắn hạn trên tổng dƣ nợ hàng năm chiếm từ 55% - 65%, tỷ trọng dƣ nợ cho vay trung dài hạn trên tổng dƣ nợ hàng năm là 35% - 45% (mức chênh lệch khoảng 20%). Trong khi đó tại BIDV, mức chênh lệch giữa tỷ trọng dƣ nợ
cho vay ngắn hạn và tỷ trọng dƣ nợ cho vay trung dài hạn không lớn qua các năm từ 2011 – 2015. Theo đó tại BIDV tỷ trọng dƣ nợ cho vay ngắn hạn trên tổng dƣ nợ hàng năm ổn định từ 55% - 57%, tỷ trọng dƣ nợ cho vay trung dài hạn trên tổng dƣ nợ hàng năm là 43% - 45% (mức chênh lệch khoảng 12%). Tại Vietinbank, giai đoạn 2011 – 2014 tỷ trọng dƣ nợ theo thời hạn còn khá chênh lệch. Theo đó tỷ trọng dƣ nợ cho vay ngắn hạn trên tổng dƣ nợ hàng năm từ 55% - 61%, trong khi đó tỷ trọng dƣ nợ cho vay trung dài hạn trên tổng dƣ nợ hàng năm là 39% - 45% (mức chênh lệch khoảng 15% - 20%). Đến năm 2015, mức chênh lệch giữa 02 tỷ trọng này đã giảm (khoảng 12%).
Nhƣ vậy so sánh 3 ngân hàng cho thấy mức độ cân đối về tỷ trọng cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn của BIDV tốt hơn so với 02 ngân hàng còn lại (VCB, Vietinbank)
2.3.2Cơ cấu danh mục theo ngành kinh tế:
Bảng 2.6 (Phụ lục 1) cho thấy trong dƣ nợ cho vay theo ngành kinh tế của VCB thì 02 lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn là sản xuất, gia công chế biến và thƣơng mại dịch vụ (chiếm khoảng 50% - 60% tổng dƣ nợ qua các năm). Đây là 02 lĩnh vực thế mạnh của ngân hàng. Qua các năm, tỷ trọng các ngành chủ chốt ngày càng chiếm ƣu thế và những ngành nhƣ xây dựng, bất động sản thì giảm dần.
Hàng năm Hội đồng quản trị quán triệt chỉ đạo về định hƣớng ngành rất rõ ràng đến từng chi nhánh, từng tiểu mã ngành cụ thể. Theo đó căn cứ vào cơ cấu dƣ nợ theo ngành của năm trƣớc, tình hình ngành hàng hiện tại và dự báo diễn biến trong tƣơng lai, Vietcombank đã thực hiện khá tốt định hƣớng ngành hàng đến các chi nhánh khi thực hiện công tác khách hàng, công tác cho vay nhằm thực hiện quản trị rủi ro hiệu quả. Tín dụng tập trung vào những ngành đƣợc xem là thế mạnh của ngoại thƣơng, của xuất khẩu hàng hóa và thực hiện đúng chủ trƣơng mở rộng hay ƣu đãi cho một số ngành kinh tế của ngân hàng nhà nƣớc trong từng thời kỳ cụ thể.
Xét trên bình diện chung thì cơ cấu tín dụng chuyển dịch đúng định hƣớng, tƣơng đối phù hợp với cơ cấu kinh tế vĩ mô: tập trung vào cho vay công nghiệp, thƣơng mại
và giảm dần tỷ trọng nông lâm ngƣ nghiệp. Tuy nhiên mức độ tập trung vào 2 ngành này còn khá cao, chƣa thực sự phân tán bớt rủi ro qua các ngành còn lại, chƣa đạt đƣợc mục tiêu tối ƣu của chính sách quản lý rủi ro.
So sánh với các ngân hàng TMCP Nhà nƣớc (BIDV, Vietinbank) theo số liệu tại Bảng 2.7 (Phụ lục 1) ta thấy tỷ trọng dƣ nợ tín dụng theo ngành nghề của 3 ngân hàng khác nhau tùy thuộc vào thế mạnh và mục tiêu chiến lƣợc của riêng từng ngân hàng.
VCB với thế mạnh về thƣơng mại, chế biến xuất nhập khẩu nên dƣ nợ tập trung vào 2 ngành công nghiệp chế biến và thƣơng mại dịch vụ (tƣơng đƣơng 60% tổng dƣ nợ qua các năm), tổng các ngành còn lại chiếm khoảng 40% tổng dƣ nợ qua các năm.
BIDV với thế mạnh về lĩnh vực cho vay xây lắp, cho vay công nghiệp thƣơng mại nên dƣ nợ của 3 ngành xây dựng, công nghiệp chế biến chế tạo và thƣơng mại dịch vụ chiếm 50% - 60% tổng dƣ nợ qua các năm, các ngành còn lại chiếm 40% - 50%.
Vietinbank với thế mạnh về công nghiệp, thƣơng mại nên tỷ trọng dƣ nợ của 2 ngành công nghiệp chế biến và thƣơng mại dịch vụ chiếm khoảng 60% tổng dƣ nợ hàng năm, các ngành còn lại dƣ nợ chiếm khoảng 40% hàng năm.
So sánh cơ cấu dƣ nợ theo ngành của 3 ngân hàng ta thấy mức độ phân tán rủi ro trong cho vay theo ngành kinh tế của BIDV hiệu quả hơn VCB và Vietinbank.
2.3.3 Cơ cấu danh mục theo đối tƣợng khách hàng:
Bảng 2.8 (Phụ lục 1) cho thấy dƣ nợ cho vay tăng khá ở các tổ chức kinh tế, tăng cao ở thể nhân. Điển hình cuối năm 2015, dƣ nợ tổ chức kinh tế tăng 14% so với cuối năm 2014 trong khi đó dƣ nợ thể nhân tăng 50,4%. Cơ cấu tín dụng theo khách hàng tiếp tục dịch chuyển tích cực theo định hƣớng đẩy mạnh bán lẻ của Vietcombank. Theo đó năm 2015 tỷ trọng dƣ nợ thể nhân ở mức 20% (tỷ trọng cao nhất trong vòng 5 năm qua), tỷ trọng dƣ nợ của các tổ chức kinh tế khoảng 80% (trong đó dƣ nợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở mức 15,6% và dƣ nợ doanh nghiệp lớn ở mức 64,3%).
Cụ thể tỷ trọng dƣ nợ cho vay tập trung chủ yếu vào các tổ chức kinh tế (trong đó chủ yếu là công ty cổ phần, công ty TNHH và doanh nghiệp nhà nƣớc) và tín dụng thể
nhân. Tỷ trong dƣ nợ tập trung thấp ở đối tƣợng doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, hợp tác xã và các công ty tƣ nhân.
Danh mục cho vay của Vietcombank ngày càng đƣợc mở rộng với tỷ trọng dƣ nợ bán lẻ tăng, phù hợp với định hƣớng của Ban Lãnh đạo.
So sánh với các ngân hàng TMCP Nhà nƣớc (BIDV, Vietinbank) theo số liệu tại Bảng 2.9 (Phụ lục 1) ta thấy tỷ trọng cho vay theo đối tƣợng khách hàng của cả 3 ngân hàng khá cân đối và tƣơng đƣơng nhau. Theo đó tổng dƣ nợ tín dụng của 3 đối tƣợng khách hàng phổ biến là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp nhà nƣớc chiếm đa số từ 70% - 75% tổng dƣ nợ, dƣ nợ cho vay cá nhân chiếm từ 15% - 20% tổng dƣ nợ, dƣ nợ cho vay các đối tƣợng còn lại từ 5% - 10% tổng dƣ nợ qua các năm. Về cơ cấu dƣ nợ theo loại hình thì 3 ngân hàng này khá tƣơng đồng.
2.3.4Cơ cấu danh mục theo phƣơng thức cấp tín dụng:
Bảng 2.10 (Phụ lục 1) cho thấy tỷ trọng cơ cấu danh mục theo phƣơng thức cấp tín dụng của Vietcombank ổn định qua các năm. Theo đó tỷ trọng của phƣơng thức cho vay chiếm ƣu thế vƣợt trội (tƣơng đƣơng 98% qua các năm). Các hình thức cấp tín dụng khác nhƣ chiết khấu, cho thuê tài chính,...chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dƣ nợ cấp tín dụng của Vietcombank. Điều này là hợp lý và mang tính tất yếu trong hoạt động kinh doanh nói chung và tín dụng nói riêng của các ngân hàng.
So sánh với các ngân hàng TMCP Nhà nƣớc (BIDV, Vietinbank) theo số liệu tại Bảng 2.11 (Phụ lục 1) ta thấy cho vay là phƣơng thức cấp tín dụng của hầu hết các ngân hàng thƣơng mại và chiếm tỷ trọng đa số trong danh mục.
2.3.5Cơ cấu danh mục theo chất lƣợng nợ:
Bảng 2.12 (Phụ lục 1) cho thấy chất lƣợng tín dụng qua các năm của VCB đƣợc cải thiện đáng kể. Nếu nhƣ năm 2014, tỷ trọng nợ nhóm 1 chiếm 92,3% thì đến năm 2015 tỷ trọng nợ nhóm 1 chiếm 95,7% tổng dƣ nợ. Tỷ lệ nợ nhóm 2 và nợ xấu qua các năm giảm. Cuối năm 2015, tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,8%, giảm 0,5% so với năm 2014, thấp
hơn mức khống chế kế hoạch (2,5%). Cơ cấu danh mục theo chất lƣợng nợ đang chuyển dịch theo chiều hƣớng tốt.
So sánh với các ngân hàng TMCP Nhà nƣớc (BIDV, Vietinbank) theo số liệu tại Bảng 2.13 (Phụ lục 1) ta thấy Vietinbank là ngân hàng quản lý chất lƣợng nợ tốt hơn 02 ngân hàng còn lại (BIDV, VCB). Điển hình năm 2014, tỷ lệ nợ quá hạn của Vietinbank chỉ ở mức 2,1% tổng dƣ nợ thì VCB là 7,7% tổng dƣ nợ và BIDV là 6,3% tổng dƣ nợ. Bƣớc sang năm 2015, tỷ lệ nợ quá hạn của Vietinbank chỉ ở mức 1,5% tổng dƣ nợ thì VCB là 4,2% và BIDV là 4,6% tổng dƣ nợ.
2.3.6Kết luận về cơ cấu danh mục cho vay Vietcombank giai đoạn 2011 – 2015:
Qua phân tích số liệu về cơ cấu danh mục cho vay của VCB giai đoạn 2011 – 2015 và so sánh với cơ cấu danh mục của BIDV và Vietinbank tác giả có nhận xét chung về cơ cấu danh mục cho vay của VCB giai đoạn 2011 – 2015 nhƣ sau:
Thứ nhất, quy mô dƣ nợ tăng trƣởng ổn định qua các năm, cao hơn mức tăng
bình quân toàn ngành ngân hàng. Danh mục cho vay của VCB ngày càng đƣợc mở rộng với tỷ trọng dƣ nợ bán lẻ tăng, phù hợp với định hƣớng của Ban Lãnh đạo. Tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng đƣợc đánh giá là thấp hơn BIDV và Vietinbank.
Thứ hai, tổng lợi nhuận trƣớc thuế của VCB trong tƣơng quan với quy mô dƣ nợ
và nguồn vốn huy động so với BIDV và Vietinbank đƣợc cho là khá hiệu quả.
Thứ ba, mức độ tập trung trên danh mục cho vay của VCB còn khá cao. Một
danh mục cho vay phải bao gồm một số lƣợng lớn những khoản vay có giá trị tƣơng đối nhỏ để biến cố rủi ro nếu xảy ra thì tổn thất mà một khoản vay mang lại không tác động quá lớn đến giá trị danh mục. Các khoản vay trên danh mục đòi hỏi phải mang tính độc lập. Tuy nhiên ở danh mục cho vay của VCB điều này chƣa thực sự đạt đƣợc.
Thứ tƣ, cơ cấu danh mục cho vay theo thời hạn của VCB khá hợp lý. Trong bối
cảnh thực tế nguồn vốn huy động chủ yếu của ngân hàng là ngắn hạn cộng thêm tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn vào cho vay trung dài hạn bị giới hạn bởi quy định của ngân hàng Nhà nƣớc thì dƣ nợ cho vay tập trung phần lớn vào ngắn hạn cũng khá hợp lý.
Tuy nhiên mức tập trung này vẫn cần đƣợc các nhà quản trị quan tâm để khống chế bởi độ ổn định về dƣ nợ của các khoản ngắn hạn không đảm bảo.
Thứ năm, cơ cấu danh mục thiếu sự đa dạng về đối tƣợng khách hàng, về ngành
nghề kinh tế. VCB tập trung dƣ nợ cho vay vào ngành công nghiệp chế biến và thƣơng mại dịch vụ, chƣa phân tán rủi ro qua các ngành còn lại, mục tiêu tối ƣu hóa của chính sách quản lý rủi ro chƣa đạt đƣợc. Quản trị danh mục còn mang tính thụ động, cơ cấu danh mục hình thành ngẫu nhiên, tỷ trọng các loại cho vay không đƣợc xác định trƣớc.
Thứ sáu, chất lƣợng danh mục cho vay của VCB chƣa tốt. Điều này thể hiện qua
việc tỷ trọng nợ xấu của Vietcombank cao hơn so với các ngân hàng so sánh. Danh mục cho vay của Vietcombank tập trung nhiều vào thời hạn (ngắn hạn), loại hình (Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần), ngành nghề (công nghiệp chế biến và thƣơng mại dịch vụ) nên nợ xấu VCB cũng tập trung vào đối tƣợng và loại hình đó.
2.4 Thực trạng quản trị danh mục cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015
2.4.1Phƣơng pháp quản trị danh mục cho vay Vietcombank đã áp dụng:
Tác giả nhận định VCB thời gian qua đã áp dụng phƣơng pháp quản trị danh mục cho vay vừa mang tính bị động vừa mang tính chủ động. Điều này thể hiện ở:
Mặc dù VCB có đƣa ra định hƣớng tín dụng đối với các ngành nghề tại từng thời kỳ (mở rộng/duy trì/hạn chế) và ban hành một số điều kiện kèm theo khi cấp tín dụng đối với một số ngành nghề kinh tế đáng lƣu ý. Tuy nhiên Ban Lãnh đạo không cơ cấu cụ thể tỷ trọng của từng ngành, không xây dựng hạn mức/giới hạn cho vay cho từng ngành, từng khu vực, từng dòng sản phẩm,...để làm cơ sở cho việc giám sát thực hiện danh mục sau này. Do đó cơ cấu danh mục cho vay đƣợc hình thành còn mang tính ngẫu nhiên. Cũng vì thiếu tính chủ động trong hình thành cơ cấu danh mục ngay từ đầu nên ngân hàng khó kiểm soát đƣợc rủi ro tổng thể của danh mục trong quá trình thực hiện. Vì vậy mà cơ cấu danh mục
cho vay của VCB qua các năm thể hiện sự thiếu đa dạng về đối tƣợng khách hàng và ngành nghề kinh tế.
VCB chƣa triển khai áp dụng mô hình đo lƣờng rủi ro danh mục để có thể định lƣợng rủi ro một cách cụ thế những tổn thất liên quan đến danh mục cho vay nhằm tìm ra những giải pháp quản lý thích hợp với từng loại hình cho vay. Hiện tại chỉ mới bƣớc đầu thí điểm triển khai mô hình tính xác suất vỡ nợ khoản vay nhƣng chƣa mang tính toàn diện, chƣa có các tiêu chí đánh giá cụ thể.
Các nội dung cơ bản của quản trị danh mục cho vay theo phƣơng pháp chủ động nhƣ hoạch định mục tiêu, xây dựng chính sách, tổ chức thực hiện và giám sát danh mục đƣợc Ban lãnh đạo triển khai thực hiện tuy nhiên một vài nội dung chƣa hoàn chỉnh và chƣa thực sự rõ ràng theo phƣơng pháp chủ động. (Nội dung chi tiết trình bày ở phần 2.4.2)