Kết luận về cơ cấu danh mục cho vay Vietcombank giai đoạn 2011 – 2015:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 66 - 67)

2.3 Thực trạng danh mục cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam gia

2.3.6 Kết luận về cơ cấu danh mục cho vay Vietcombank giai đoạn 2011 – 2015:

Qua phân tích số liệu về cơ cấu danh mục cho vay của VCB giai đoạn 2011 – 2015 và so sánh với cơ cấu danh mục của BIDV và Vietinbank tác giả có nhận xét chung về cơ cấu danh mục cho vay của VCB giai đoạn 2011 – 2015 nhƣ sau:

Thứ nhất, quy mô dƣ nợ tăng trƣởng ổn định qua các năm, cao hơn mức tăng

bình quân toàn ngành ngân hàng. Danh mục cho vay của VCB ngày càng đƣợc mở rộng với tỷ trọng dƣ nợ bán lẻ tăng, phù hợp với định hƣớng của Ban Lãnh đạo. Tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng đƣợc đánh giá là thấp hơn BIDV và Vietinbank.

Thứ hai, tổng lợi nhuận trƣớc thuế của VCB trong tƣơng quan với quy mô dƣ nợ

và nguồn vốn huy động so với BIDV và Vietinbank đƣợc cho là khá hiệu quả.

Thứ ba, mức độ tập trung trên danh mục cho vay của VCB còn khá cao. Một

danh mục cho vay phải bao gồm một số lƣợng lớn những khoản vay có giá trị tƣơng đối nhỏ để biến cố rủi ro nếu xảy ra thì tổn thất mà một khoản vay mang lại không tác động quá lớn đến giá trị danh mục. Các khoản vay trên danh mục đòi hỏi phải mang tính độc lập. Tuy nhiên ở danh mục cho vay của VCB điều này chƣa thực sự đạt đƣợc.

Thứ tƣ, cơ cấu danh mục cho vay theo thời hạn của VCB khá hợp lý. Trong bối

cảnh thực tế nguồn vốn huy động chủ yếu của ngân hàng là ngắn hạn cộng thêm tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn vào cho vay trung dài hạn bị giới hạn bởi quy định của ngân hàng Nhà nƣớc thì dƣ nợ cho vay tập trung phần lớn vào ngắn hạn cũng khá hợp lý.

Tuy nhiên mức tập trung này vẫn cần đƣợc các nhà quản trị quan tâm để khống chế bởi độ ổn định về dƣ nợ của các khoản ngắn hạn không đảm bảo.

Thứ năm, cơ cấu danh mục thiếu sự đa dạng về đối tƣợng khách hàng, về ngành

nghề kinh tế. VCB tập trung dƣ nợ cho vay vào ngành công nghiệp chế biến và thƣơng mại dịch vụ, chƣa phân tán rủi ro qua các ngành còn lại, mục tiêu tối ƣu hóa của chính sách quản lý rủi ro chƣa đạt đƣợc. Quản trị danh mục còn mang tính thụ động, cơ cấu danh mục hình thành ngẫu nhiên, tỷ trọng các loại cho vay không đƣợc xác định trƣớc.

Thứ sáu, chất lƣợng danh mục cho vay của VCB chƣa tốt. Điều này thể hiện qua

việc tỷ trọng nợ xấu của Vietcombank cao hơn so với các ngân hàng so sánh. Danh mục cho vay của Vietcombank tập trung nhiều vào thời hạn (ngắn hạn), loại hình (Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần), ngành nghề (công nghiệp chế biến và thƣơng mại dịch vụ) nên nợ xấu VCB cũng tập trung vào đối tƣợng và loại hình đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)