2.3 Thực trạng danh mục cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam gia
2.3.2 Cơ cấu danh mục theo ngành kinh tế:
Bảng 2.6 (Phụ lục 1) cho thấy trong dƣ nợ cho vay theo ngành kinh tế của VCB thì 02 lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn là sản xuất, gia công chế biến và thƣơng mại dịch vụ (chiếm khoảng 50% - 60% tổng dƣ nợ qua các năm). Đây là 02 lĩnh vực thế mạnh của ngân hàng. Qua các năm, tỷ trọng các ngành chủ chốt ngày càng chiếm ƣu thế và những ngành nhƣ xây dựng, bất động sản thì giảm dần.
Hàng năm Hội đồng quản trị quán triệt chỉ đạo về định hƣớng ngành rất rõ ràng đến từng chi nhánh, từng tiểu mã ngành cụ thể. Theo đó căn cứ vào cơ cấu dƣ nợ theo ngành của năm trƣớc, tình hình ngành hàng hiện tại và dự báo diễn biến trong tƣơng lai, Vietcombank đã thực hiện khá tốt định hƣớng ngành hàng đến các chi nhánh khi thực hiện công tác khách hàng, công tác cho vay nhằm thực hiện quản trị rủi ro hiệu quả. Tín dụng tập trung vào những ngành đƣợc xem là thế mạnh của ngoại thƣơng, của xuất khẩu hàng hóa và thực hiện đúng chủ trƣơng mở rộng hay ƣu đãi cho một số ngành kinh tế của ngân hàng nhà nƣớc trong từng thời kỳ cụ thể.
Xét trên bình diện chung thì cơ cấu tín dụng chuyển dịch đúng định hƣớng, tƣơng đối phù hợp với cơ cấu kinh tế vĩ mô: tập trung vào cho vay công nghiệp, thƣơng mại
và giảm dần tỷ trọng nông lâm ngƣ nghiệp. Tuy nhiên mức độ tập trung vào 2 ngành này còn khá cao, chƣa thực sự phân tán bớt rủi ro qua các ngành còn lại, chƣa đạt đƣợc mục tiêu tối ƣu của chính sách quản lý rủi ro.
So sánh với các ngân hàng TMCP Nhà nƣớc (BIDV, Vietinbank) theo số liệu tại Bảng 2.7 (Phụ lục 1) ta thấy tỷ trọng dƣ nợ tín dụng theo ngành nghề của 3 ngân hàng khác nhau tùy thuộc vào thế mạnh và mục tiêu chiến lƣợc của riêng từng ngân hàng.
VCB với thế mạnh về thƣơng mại, chế biến xuất nhập khẩu nên dƣ nợ tập trung vào 2 ngành công nghiệp chế biến và thƣơng mại dịch vụ (tƣơng đƣơng 60% tổng dƣ nợ qua các năm), tổng các ngành còn lại chiếm khoảng 40% tổng dƣ nợ qua các năm.
BIDV với thế mạnh về lĩnh vực cho vay xây lắp, cho vay công nghiệp thƣơng mại nên dƣ nợ của 3 ngành xây dựng, công nghiệp chế biến chế tạo và thƣơng mại dịch vụ chiếm 50% - 60% tổng dƣ nợ qua các năm, các ngành còn lại chiếm 40% - 50%.
Vietinbank với thế mạnh về công nghiệp, thƣơng mại nên tỷ trọng dƣ nợ của 2 ngành công nghiệp chế biến và thƣơng mại dịch vụ chiếm khoảng 60% tổng dƣ nợ hàng năm, các ngành còn lại dƣ nợ chiếm khoảng 40% hàng năm.
So sánh cơ cấu dƣ nợ theo ngành của 3 ngân hàng ta thấy mức độ phân tán rủi ro trong cho vay theo ngành kinh tế của BIDV hiệu quả hơn VCB và Vietinbank.