2.4.4.1Đánh giá thông qua các tiêu chí định tính:
Thứ nhất, Quá trình quản trị danh mục cho vay, VCB luôn tuân thủ quy định của
pháp luật và của Ngân hàng Nhà nƣớc trong cấp tín dụng đối với khách hàng và một nhóm khách hàng, quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cũng nhƣ quy định tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn,...Tất cả các quy định này đã đƣợc Vietcombank cụ thể hóa và ban hành các Chính sách thực thi. Hƣớng theo việc ra đời của Thông tƣ 36/2014/TT-NHNN, Hội đồng quản trị VCB cũng ban hành Quyết định
số 1380/QĐ-HĐQT-CSTD ngày 09.11.2015 về việc ban hành Chính sách quản lý rủi ro của VCB để cụ thể hóa các quy định thực hiện xuyên suốt trong toàn hệ thống.
Thứ hai, cơ cấu danh mục cho vay đi đúng định hƣớng kế hoạch: vào đầu mỗi năm hoạt động, Bộ máy điều hành của ngân hàng căn cứ vào cơ cấu danh mục cho vay hiện tại, diễn biến hoạt động các ngành, lĩnh vực chính trong thời gian qua và dự báo những thay đổi của ngành trong thời gian tới để đƣa ra định hƣớng tín dụng theo từng ngành kinh tế (trong đó nêu rõ ngành nào mở rộng, duy trì, hạn chế). Bên cạnh đó Bộ máy điều hành còn ban hành định hƣớng chính sách tín dụng cụ thể áp dụng cho từng ngành riêng biệt nhằm phân khúc khách hàng và điều chỉnh hợp lý cơ cấu danh mục cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên quá trình hoạch định chƣa cơ cấu cụ thể tỷ trọng của từng ngành, từng đối tƣợng nên quá trình kiểm tra giám sát khó điều chỉnh kịp thời.
Thứ ba, các chính sách, quy trình tín dụng đƣợc ban hành cụ thể, thể hiện rõ
quyền hạn, trách nhiệm và các bƣớc cần thiết trong công tác cấp tín dụng: về giới hạn tín dụng của khách hàng, về chính sách bảo đảm tín dụng, về phân cấp thẩm quyền phê duyệt, …Vì vậy quá trình triển khai danh mục dễ dàng và rủi ro danh mục đƣợc giảm thiểu (thể hiện ở chỉ tiêu định lƣợng nợ xấu giảm).
Thứ tƣ, Hệ thống xếp hạng tín dụng của VCB đƣợc xây dựng khá chi tiết, phù hợp để đánh giá xếp hạng khách hàng. Đó là cơ sở quan trọng để ngân hàng ra quyết định cho vay và quản lý khoản vay một cách hiệu quả. Tuy nhiên hệ thống này vẫn chƣa thực sự hoàn chỉnh (chƣa có bộ chỉ tiêu đánh giá đối với khách hàng tiềm năng quy mô siêu nhỏ và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài). Hệ thống này có phần mang tính định tính, chƣa định lƣợng đƣợc rủi ro, chƣa tính toán đƣợc xác suất vỡ nợ và chỉ đánh giá riêng lẻ khách hàng, không đánh giá đƣợc toàn bộ danh mục cho vay.
2.4.4.2Nhóm tiêu chí định lƣợng về tăng trƣởng – thu nhập: Phân tích Bảng 2.15 (Phụ lục 1) cho thấy:
Tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ: Giai đoạn 2011, đầu năm 2012 là giai đoạn ngân hàng
tín dụng ở mức cao trên 30% xuống còn trên 14% để hỗ trợ công tác kiểm soát lạm phát. Tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ vì thế mà giảm mạnh trong năm 2011, 2012. Những năm trở lại đây tốc độ tăng trƣởng tín dụng ổn định. Trong đó năm 2015 tốc độ tăng vƣợt trội do mặt bằng lãi suất cho vay giảm mạnh. Cả 3 ngân hàng VCB, BIDV, Vietinbank đều có tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cao hơn mức bình quân của hệ thống qua các năm. Tuy VCB hàng năm hầu nhƣ đạt mức tăng trƣởng kế hoạch đặt ra nhƣng so với 3 ngân hàng thì mức tăng trƣởng còn thấp.
Tỷ lệ dƣ nợ cho vay/huy động vốn: Ở VCB tỷ lệ này khá thấp qua các năm, điều này chứng tỏ vốn huy động chƣa đƣợc VCB sử dụng hiệu quả, nguồn vốn dƣ thừa khá nhiều. So sánh giữa ba ngân hàng thì VCB sử dụng vốn huy động có hiệu quả hơn Vietinbank nhƣng kém hiệu quả hơn BIDV cho cả giai đoạn 2011 – 2015.
Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay/tổng thu nhập của ngân hàng: Số liệu tỷ
lệ thu nhập từ hoạt động cho vay của VCB giai đoạn 2011 – 2015 luôn chiếm tỷ trọng trên 75% tổng thu nhập của ngân hàng. Điều này cho thấy hoạt động cho vay có mức độ đóng góp cao vào tổng thu nhập của VCB. Nếu so sánh tỷ lệ này của cả 3 ngân hàng thì mức độ đóng góp hoạt động cho vay trong tổng thu nhập ngân hàng của VCB tốt hơn Vietinbank nhƣng kém hơn BIDV giai đoạn 2011 – 2015.
Hệ số chênh lệch lãi ròng (NIM): Đây là chỉ số đánh giá hiệu quả của hoạt động
tín dụng ngân hàng. Hệ số này đo lƣờng mức chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Hệ số này càng cao cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng càng hiệu quả. Xét về chỉ tiêu này, mức NIM của VCB qua các năm khá thấp (chƣa đạt đƣợc mức NIM mục tiêu của hệ thống ngân hàng là từ 3 – 3,5%). Hệ số này cũng góp phần với quy mô đã làm cho lợi nhuận sau thuế của Vietcombank qua các năm thấp nhất trong 3 ngân hàng. So sánh về mức độ hiệu quả của riêng hoạt động tín dụng thì danh mục cho vay của Vietinbank hiệu quả hơn cả BIDV và VCB.
Nhƣ vậy xem xét trên mức độ toàn diện các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trong hoạt động tín dụng, mức chênh lệch lãi, thu nhập có thể nhận định danh mục cho vay của
VCB chỉ hiệu quả ở mức độ trung bình, kém hiệu quả hơn hai ngân hàng BIDV và Vietinbank.
2.4.4.3Nhóm chỉ tiêu định lƣợng về rủi ro:
Thứ nhất, phân tích cơ cấu nợ xấu của VCB: Số liệu Bảng 2.16 (Phụ lục 1) đánh giá cơ cấu nợ xấu VCB qua các năm nhƣ sau
Số liệu cơ cấu nợ xấu VCB theo thời hạn cho thấy qua các năm nợ xấu ngắn hạn chiếm ƣu thế. Theo đó tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn trên tổng nợ xấu dao động tƣơng đƣơng 70% tổng nợ xấu, phần còn lại là nợ xấu trung dài hạn. Điều này cho thấy dƣ nợ cho vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng kỳ của Công ty dễ phát sinh nợ xấu hơn dƣ nợ cho vay đầu tƣ tài sản, đầu tƣ dự án.
Cơ cấu nợ xấu theo đối tƣợng khách hàng của VCB qua các năm cho thấy nợ xấu của công ty trách nhiệm hữu hạn và nợ xấu Công ty cổ phần chiếm ƣu thế. Điều này cũng khá phù hợp với cơ cấu dƣ nợ vay qua các năm. Đây là 02 đối tƣợng khách hàng chủ yếu của VCB nói riêng và các ngân hàng thƣơng mại khác nói chung.
Cơ cấu nợ xấu theo ngành của VCB qua các năm cho thấy nợ xấu của 02 ngành sản xuất gia công chế biến và thƣơng mại chiếm đa số. Đây là 02 ngành thế mạnh của VCB và cũng là 02 ngành chiếm dƣ nợ đa số qua các năm nên nợ xấu tập trung vào 02 ngành này cũng là khá phù hợp.
Thứ hai, phân tích chỉ tiêu định lƣợng rủi ro: Bảng 2.17 (Phụ lục 1) cho thấy: Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dƣ nợ, tỷ lệ nợ xấu: phản ánh chất lƣợng tín dụng của danh mục cho vay. Tỷ lệ này qua các năm của VCB giảm. Điều này là một dấu hiệu tốt phản ánh chất lƣợng tín dụng ngày càng tăng, rủi ro danh mục giảm bớt. Tuy nhiên nếu so sánh trong mối tƣơng quan với ba ngân hàng thì tỷ lệ này của VCB vẫn còn cao so với BIDV và Vietinbank.
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/tổng dƣ nợ: dự phòng rủi ro nhằm bù đắp tổn
thất nếu rủi ro khoản cấp tín dụng xảy ra. Qua các năm, tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu của VCB luôn ở mức cao hơn BIDV và Vietinbank nên chi phí dự phòng rủi ro tín
dụng cũng cao. Số tiền trích lập dự phòng hàng năm của VCB không những đảm bảo đƣợc số nợ xấu mà còn trích đƣợc một phần dự phòng chung. Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro/tổng dƣ nợ của VCB qua các năm khá cao, khả năng bù đắp tổn thất nếu có rủi ro xảy ra đƣợc VCB đảm bảo khá tốt.
Tỷ lệ vốn tự có/tổng dƣ nợ: đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng chịu đựng rủi ro
của danh mục cho vay. Mặc dù VCB vẫn quan tâm đến lộ trình tăng quy mô vốn tự có qua các năm. Tuy nhiên tính đến thời điểm cuối năm 2015, tỷ lệ vốn tự có/tổng dƣ nợ của VCB vẫn thấp hơn so với hai ngân hàng so sánh. Điều này chứng tỏ khả năng chịu đựng rủi ro của danh mục cho vay VCB thấp hơn.