Thứ nhất, hoạch định mục tiêu quản trị danh mục cho vay: Hàng năm, Ban Lãnh đạo thực hiện giao chỉ tiêu dƣ nợ tín dụng, lợi nhuận, khống chế tỷ lệ nợ xấu đến từng chi nhánh. Tuy nhiên một nội dung quan trọng của bƣớc hoạch định này là xác định tổn thất mục tiêu cho danh mục cho vay bao gồm tổn thất kỳ vọng và tổn thất không kỳ vọng để giới hạn tổn thất trong khả năng chịu đựng của ngân hàng thì chƣa đƣợc quan tâm thực hiện.
Thứ hai, xây dựng chính sách quản trị danh mục: Ban điều hành đã xây dựng,
ban hành đƣợc các chính sách, định hƣớng mang tính thống nhất có liên quan đến việc quản trị danh mục cho vay
Chính sách tín dụng: đầu mỗi năm Ban Lãnh đạo ngân hàng luôn định hƣớng
tín dụng theo ngành kinh tế trong đó nêu rõ từng tiểu ngành nào mở rộng, duy trì, duy trì có chọn lọc, hạn chế,...Đặc biệt những ngành nào Ban lãnh đạo nhận định cần có sự chú tâm sâu sắc thì ban hành chính sách tín dụng riêng biệt và những điều kiện kèm theo của ngành đó. Các Chi nhánh thực hiện cấp tín dụng theo định hƣớng ngành đó. Việc làm này phần nào khống chế đƣợc dƣ nợ theo ngành của toàn danh mục nhƣng không cơ cấu tỷ trọng cụ thể cho từng ngành.
Quy định về Giới hạn tín dụng (GHTD) đối với khách hàng, thẩm quyền phê duyệt tín dụng đối với các cấp: VCB ban hành quy định về giới hạn tín
dụng đối với khách hàng nhằm xác định GHTD, quản lý và sử dụng GHTD đối với khách hàng. Giới hạn tín dụng này đƣợc xác định trên cơ sở kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ, hệ số đặc trƣng rủi ro của từng ngành kinh tế từng thời kỳ và vốn chủ sở hữu của khách hàng. Việc quản lý và rà soát giới hạn tín dụng định kỳ đối với khách hàng nhằm phát hiện sớm rủi ro, nâng cao hiệu quả quản trị đối với từng khách hàng. Bên cạnh đó, Ban Lãnh đạo ban hành quy định về thẩm quyền phê duyệt tín dụng đối với khách hàng thể nhân và tổ chức trong đó quy định chi tiết mức thẩm quyền phê duyệt của từng cấp (Ban Giám đốc, Hội đồng tín dụng cơ sở, Bộ phận phê duyệt tín dụng, Phó tổng giám đốc phụ trách rủi ro, Hội đồng tín dụng trung ƣơng,..) nhằm kiểm soát và hạn chế rủi ro khoản cấp tín dụng ở mức thấp nhất.
Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng: VCB tuân
thủ quy định của Ngân hàng nhà nƣớc về phân loại nợ và trích lập dự phòng để phòng ngừa những tổn thất có thể có của khách hàng nói riêng và danh mục nói chung. Về chính sách này Vietcombank thực hiện khá tốt. Số tiền trích lập dự phòng hàng năm của Vietcombank không những đảm bảo đƣợc số nợ xấu mà còn trích đƣợc một phần dự phòng chung. Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro/tổng dƣ
nợ của VCB qua các năm khá cao, khả năng bù đắp tổn thất nếu có rủi ro xảy ra đƣợc VCB đảm bảo khá tốt.
Hệ thống xếp hạng tín dụng: VCB đã xây dựng và triển khai cả 02 hệ thống
(cá nhân và doanh nghiệp). Theo đó điểm của khách hàng sẽ đƣợc xác định dựa vào các tiêu chí tài chính (doanh thu, lợi nhuận, vốn chủ sở hữu, số lao động,..) và phi tài chính (trình độ kinh nghiệm quản lý, môi trƣờng nội bộ, môi trƣờng kinh doanh, cơ sở vật chất,...). Hệ thống xếp hạng tín dụng đƣợc xây dựng khá chi tiết, phù hợp để đánh giá xếp hạng khách hàng. Tuy nhiên hệ thống này vẫn chƣa thực sự hoàn chỉnh (chƣa có bộ chỉ tiêu đánh giá đối với khách hàng tiềm năng quy mô siêu nhỏ và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài). Hệ thống này có phần mang tính định tính, chƣa định lƣợng đƣợc rủi ro, chƣa tính toán đƣợc xác suất vỡ nợ và chỉ đánh giá riêng lẻ khách hàng, không đánh giá đƣợc toàn bộ danh mục cho vay. Hơn nữa mô hình định lƣợng để ƣớc lƣợng tổn thất cho toàn danh mục – đặc trƣng nổi bật của phƣơng pháp quản trị chủ động thì chƣa đƣợc VCB thực hiện.
Thứ ba, thiết lập danh mục cho vay phù hợp với mục tiêu xác định: Hàng năm, Ban Lãnh đạo thực hiện giao chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đến từng Chi nhánh, có ban hành kế hoạch cụ thể từng quý trên cơ sở quy mô, thị phần, số liệu lịch sử và cả tiềm năng phát triển của từng đơn vị. Tuy nhiên ở lĩnh vực tín dụng chỉ phân cơ cấu dƣ nợ thành (dƣ nợ tín dụng bán buôn, dƣ nợ tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, dƣ nợ tín dụng thể nhân) mà chƣa có cụ thể cơ cấu dƣ nợ theo ngành kinh tế. Vietcombank chƣa đƣa ra các phƣơng án quy mô và tỷ trọng của danh mục với những kịch bản khác nhau, chƣa thể hiện quan điểm chủ động thật rõ ràng trong quản trị danh mục.
2.4.2.2Tổ chức thực hiện và giám sát danh mục cho vay:
VCB ban hành quy định về thẩm quyền phê duyệt tín dụng. Trong đó quy định cụ thể thẩm quyền duyệt mức tín dụng đối với từng cấp (Ban Giám Đốc, Hội đồng tín dụng cơ sở, Bộ phận phê duyệt tín dụng, Hội đồng tín dụng trung ƣơng, Hội đồng quản
trị,...). Điều này tạo thuận lợi cho việc triển khai danh mục cho vay đƣợc thông suốt. Cụ thể Ban lãnh đạo đã thiết lập đƣợc một hệ thống quản trị rủi ro tập trung và độc lập. Theo đó Ban lãnh đạo đã xây dựng bộ phận quản lý rủi ro tín dụng tại TPHCM và Hà Nội. Bộ phận này phụ trách các khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền của Chi nhánh. Đây cũng là bộ phận kiểm tra, giám sát và phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên mức độ cũng chỉ dừng lại rủi ro giao dịch, chƣa đi sâu quản lý rủi ro danh mục.
Quy trình cấp tín dụng đƣợc quy định cụ thể: VCB ban hành quy trình tín dụng riêng đối với từng đối tƣợng khách hàng (doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, thể nhân,...). Trong đó quá trình thực hiện và hình thành danh mục tuân thủ triệt để quy tắc bốn mắt (ngƣời đề xuất cho vay không phải là ngƣời xét duyệt), quy tắc bất kiêm nhiệm (tách biệt các chức năng có xung đột quyền lợi). Điều này cho thấy tuân thủ trình tự nhất định trong quá trình hình thành danh mục.
Ban lãnh đạo đã xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ tại các khu vực địa lý (Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Miền Trung Tây nguyên,...). Bộ phận này có trách nhiệm giám sát sự tuân thủ trong thực thi chính sách và phát hiện các dấu hiệu cảnh báo. Hoạt động của hệ thống này mang tính độc lập cao (do ban kiểm soát trực thuộc Đại Hội đồng cổ đông). Tuy nhiên Hệ thống kiểm soát nội bộ chƣa thực sự phát huy tác dụng, mức độ cũng chỉ dừng lại rủi ro giao dịch, chƣa đi sâu quản lý rủi ro danh mục.
Nhƣ vậy quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện và giám sát danh mục Vietcombank đã từng bƣớc chuyển hƣớng sang quản trị danh mục theo phƣơng pháp chủ động. Tuy nhiên việc chuyển hƣớng này chƣa mang tính hoàn hảo. Trong đó việc hoạch định danh mục cho vay cần rõ ràng, cụ thể đến cơ cấu, giới hạn từng ngành và phải xây dựng mô hình định lƣợng ƣớc tính tổn thất toàn danh mục nhằm giới hạn tổn thất trong khả năng vốn chịu đựng của ngân hàng. Quá trình thực hiện danh mục phải điều chỉnh liên tục để danh mục có thể đi đúng hƣớng. Cơ cấu tổ chức nguồn lực cho quản trị danh mục cần phải đƣợc chuẩn hóa theo hƣớng toàn diện.