Lý thuyết về quản lý danh mục hiện đại của nhà kinh tế học Harry Markowitz xuất hiện vào đầu thập niên 50, đã thổi làn gió mới vào hoạt động ngân hàng. Trong thực hành, các nhà ngân hàng đã từng bƣớc chuyển từ quản lý các giao dịch cho vay một cách truyền thống sang công việc quản lý danh mục dƣới quan điểm của một nhà đầu tƣ. Vào những năm 80, chứng khoán hóa đƣợc sử dụng rộng rãi hơn cho mục đích thay đổi cơ cấu danh mục cho vay. Bên cạnh biện pháp chứng khoán hoá, các nhà ngân hàng cũng chú ý nhiều hơn đến việc thiết lập các giới hạn an toàn nhằm hạn chế rủi ro tập trung trên danh mục. Tại Mỹ có những quy định pháp lý nhằm kiểm soát loại rủi ro này. Chẳng hạn giới hạn cho vay đối với các ngành nhạy cảm nhƣ bất động sản không đƣợc vƣợt vốn tự có của ngân hàng hoặc là 70% nguồn huy động ký thác của ngân hàng. Tƣơng tự nhƣ vậy, tại Anh, quy định giới hạn cho vay một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng không vƣợt quá 10% vốn tự có của ngân hàng.
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng từ sau khi xuất hiện lý thuyết về quản lý danh mục hiện đại của Harry Markowitz cho đến trƣớc những năm 90, hoạt động quản lý danh mục cho vay bắt đầu đƣợc chú ý, thông qua việc quy định các giới hạn an toàn trên danh mục cho vay, bƣớc đầu sử dụng công cụ chứng khoán hóa nhằm tái cơ cấu, giảm rủi ro trên danh mục cho vay. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những khởi đầu còn khá đơn sơ, chƣa hình thành trào lƣu mạnh mẽ và phổ biến nhƣ giai đoạn sau này.