Đối với Nhà nƣớc và Chính Phủ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 104 - 105)

3.3 Một số kiến nghị:

3.3.2 Đối với Nhà nƣớc và Chính Phủ:

Chính phủ có vai trò quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô, tạo lập môi trƣờng cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng cũng nhƣ các doanh nghiệp trong nền kinh tế, từ đó cũng có những ảnh hƣởng nhất định đến danh mục cho vay của các NHTM. Thực tế thời gian qua cho thấy, vai trò điều hành của Chính phủ chƣa thật sự hiệu quả, có tác động không tốt đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động quản lý danh mục cho vay nói riêng. Vì vậy, tác giả có một số kiến nghị với Chính phủ nhƣ sau:

Thứ nhất, Chính phủ cần cân nhắc để đảm bảo hài hòa, hợp lý giữa mục tiêu tăng trƣởng kinh tế và mục tiêu ổn định kinh tế, kìm chế lạm phát. Thực tế những năm qua cho thấy, việc quá chú trọng tăng trƣởng kinh tế trên cơ sở vốn đầu tƣ (theo chiều rộng) chứ không phải dựa trên năng suất hiệu quả (theo chiều sâu), một mặt đã dẫn đến đầu tƣ vốn dàn trải, kém hiệu quả, gây lãng phí, thất thoát vốn. Một số ngành phi sản xuất tăng trƣởng quá nóng thiếu sự kiểm soát, trong khi những ngành sản xuất kinh doanh khác gặp nhiều khó khăn. Do đó, Chính phủ phải xác định nhất quán và kiên trì theo đuổi mục tiêu ổn định kinh tế, trên cơ sở đó xây dựng chính sách điều hành phù hợp, có tính ổn định lâu dài, tạo sự tin tƣởng cho các chủ thể trong nền kinh tế.

Thứ hai, đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp, chấp nhận giải thể, phá sản những doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, ngân hàng làm ăn yếu kém, xem đó nhƣ một quá trình sàng lọc cần thiết, để hình thành nền kinh tế thị trƣờng với các chủ thể có năng lực cạnh tranh độc lập, hoạt động thực sự hiệu quả. Đồng thời có biện pháp tháo gỡ khó khăn (nhƣ chính sách

thuế, hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại…) giúp các chủ thể kinh doanh có thể đứng vững, tác động gián tiếp đến việc cải thiện chất lƣợng danh mục cho vay của các NHTM.

Thứ ba, có biện pháp để nâng cao năng lực điều hành vĩ mô, trong đó có năng lực giám sát, năng lực dự báo kinh tế… giúp các chủ thể kinh doanh, trong đó có ngân hàng có thể xây dựng đƣợc các chiến lƣợc kinh doanh dài hạn, thuận lợi cho việc thực hiện tốt công tác quản lý danh mục cho vay theo phƣơng pháp chủ động, duy trì sự ổn định, có thể đứng vững trƣớc các tác động bất lợi của chu kỳ kinh tế.

Thứ tƣ, cần hình thành và duy trì việc minh bạch thông tin ở góc độ vĩ mô cũng

nhƣ trong các ngành, các chủ thể kinh doanh, từng bƣớc tạo dựng môi trƣờng kinh tế xã hội lành mạnh, tạo sự tin tƣởng cho giới kinh doanh, ngƣời dân cũng nhƣ các đối tác, các quốc gia có quan hệ với Việt Nam, khẳng định uy tín và thƣơng hiệu quốc gia trong môi trƣờng kinh doanh quốc tế.

Thứ năm, tăng cƣờng biện pháp quản lý đối với các doanh nghiệp, thực trạng có

rất nhiều các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay không muốn công bố hoạt động kinh doanh một cách rõ ràng, các con số kết quả kinh doanh chỉ là mù mờ, điều này làm hạn chế sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế. Chính phủ cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn để giải quyết tình trạng này, buộc các doanh nghiệp công bố rộng rãi các thông tin chính xác, góp phần làm lành mạnh hóa các hoạt động kinh doanh, tạo thuận lợi cho công tác đánh giá khách hàng của ngân hàng, từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển hoạt động ngân hàng cả về lƣợng và chất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)