Theo quan điểm của tác giả, trong thời gian qua VCB sử dụng các công cụ trong việc điều chỉnh danh mục cho vay còn khá đơn điệu. Hiện tại ngân hàng chỉ mới sử dụng phƣơng pháp nội bảng để điều chỉnh danh mục cho vay nên hiệu quả còn thấp, chƣa linh hoạt. Các công cụ ngoại bảng nhƣ chứng khoán hóa, công cụ phái sinh,...vẫn chƣa đƣợc Ngân hàng chú trọng để nghiên cứu áp dụng. Các công cụ nội bảng VCB đã sử dụng trong thời gian qua có thể kể đến nhƣ:
Thứ nhất, thực hiện tăng trƣởng dƣ nợ cho vay đối với các khu vực, các ngành kinh tế có tiềm năng: đây là công cụ đƣợc VCB sử dụng khá phổ biến. Tại từng thời điểm căn cứ vào báo cáo thị trƣờng, báo cáo ngành kinh tế, Ban Lãnh đạo định hƣớng và ban hành chính sách cụ thể đối với từng ngành, từng khu vực trọng yếu và đƣợc cập nhật thay đổi thƣờng xuyên. Đây là công cụ khá hữu hiệu để cải thiện cơ cấu danh mục và cân bằng rủi ro trên phạm vi toàn danh mục.
Thứ hai, thực hiện mua bán nợ để trực tiếp thay đổi cơ cấu danh mục: ngoài
việc ban hành quy chế mua bán nợ theo hƣớng dẫn từng thời kỳ của ngân hàng nhà nƣớc, Vietcombank còn ban hành các sản phẩm có liên quan nhƣ sản phẩm cho vay tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp nhằm mục tiêu thực hiện cơ cấu danh mục tín dụng của ngân hàng, lựa chọn các khách hàng tốt từ các tổ chức tín dụng khác, duy trì khách hàng hiện tại có chất lƣợng tốt, đảm bảo cho vay không nhằm mục đích che dấu nợ xấu. Công cụ này đƣợc sử dụng khá hiệu quả.
Thứ ba, thực hiện thu hồi nợ của các ngành, khu vực đang có chiều hƣớng tập trung rủi ro cao. Công cụ này đƣợc đánh giá chƣa đƣợc sử dụng mạnh mẽ tại
Vietcombank. Hiện nay theo chính sách của Vietcombank đƣa ra định hƣớng mở rộng/duy trì/duy trì có chọn lọc/hạn chế đối với từng ngành, từng khu vực để cải thiện cơ cấu danh mục. Còn việc tích cực thu hồi nợ để điều chỉnh cơ cấu danh mục theo đúng hƣớng thì chƣa đƣợc sử dụng phổ biến.
Thứ tƣ, thực hiện tăng vốn tự có, tăng trích lập dự phòng rủi ro để tăng khả năng chịu đựng rủi ro của danh mục cho vay: VCB vẫn có quan tâm đến lộ trình
tăng trƣởng vốn tự có qua các năm nhƣng chƣa thực sự xem đây là công cụ sử dụng để tăng khả năng chịu đựng rủi ro của danh mục cho vay. Riêng về chi phí trích lập dự phòng Ban Lãnh đạo vẫn có ban hành chính sách riêng của Ngân hàng ngoại thƣơng nhƣng về cơ bản vẫn tuân theo quy định của ngân hàng nhà nƣớc, chi phí trích lập dự phòng qua các năm khá tốt. Bảng 2.14 bên dƣới cho thấy tốc độ tăng trƣởng vốn tự có chƣa tƣơng xứng với tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ qua các năm.
Bảng 2.14 Dƣ nợ - vốn tự có – chi phí dự phòng VCB giai đoạn 2011 – 2015
Đơn vị: tỷ đồng, % CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 2014 2015 2012/ 2011 2013/ 2012 2014/ 2013 2015/ 2014 Dƣ nợ 209,418 241,163 274,314 323,338 387,152 115% 114% 118% 120% Vốn tự có 19,698 23,174 23,174 26,650 26,650 118% 100% 115% 100% Chi phí DPRR (3,474) (3,303) (3,520) (4,591) (6,068) 95% 107% 130% 132%
(Nguồn:Tổng hợp báo cáo thường niên của Vietcombank 2011 – 2015)
Nhƣ vậy trong việc thực hiện các công cụ hiện đại để điều chỉnh cơ cấu danh mục sau giám sát, VCB vẫn có quan tâm thực hiện. Tuy nhiên mức độ còn khá thấp. Các công cụ ngoại bảng chƣa đƣợc nghiên cứu áp dụng, các công cụ nội bảng vẫn có sử dụng nhƣng chƣa phát huy tác dụng tối đa trong điều chỉnh cơ cấu danh mục cho vay.