Các công cụ hiện đại điều chỉnh cơ cấu danh mục cho vay:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 38 - 42)

1.2 Quản trị danh mục cho vay tại các Ngân hàng thƣơng mại

1.2.5 Các công cụ hiện đại điều chỉnh cơ cấu danh mục cho vay:

Trong quản trị danh mục cho vay theo phƣơng pháp chủ động, mục tiêu và cơ cấu danh mục cho vay của ngân hàng đƣợc hoạch định và xây dựng từ trƣớc, điều này hình thành một định hƣớng hết sức cần thiết đối với hoạt động cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế môi trƣờng hoạt động của ngân hàng luôn có nhiều biến động, kịch bản thiết kế danh mục thay đổi, cho nên danh mục cho vay của ngân hàng cũng phải đƣợc điều chỉnh thích hợp. Để điều chỉnh danh mục các ngân hàng có thể áp dụng hƣớng điều chỉnh nội bảng hoặc là điều chỉnh ngoại bảng. (Bùi Diệu Anh, 2012)

1.2.5.1Điều chỉnh nội bảng:

Ngân hàng sẽ tác động trực tiếp lên quy mô hoặc cơ cấu danh mục cho vay của ngân hàng. Chẳng hạn nhƣ biện pháp tích cực thu hồi nợ của các ngành/ khu vực mà dƣ nợ đang có chiều hƣớng tập trung rủi ro cao, tăng dƣ nợ cho vay các khu vực còn tiềm năng để cải thiện cơ cấu danh mục và cân bằng rủi ro trên phạm vi toàn danh mục; thực hiện mua bán nợ để trực tiếp thay đổi cơ cấu danh mục… Ngoài các biện pháp điều chỉnh trực tiếp trên danh mục nhƣ trên, ngân hàng cũng có thể gia tăng khả năng chống đỡ rủi ro danh mục bằng cách tăng vốn tự có để tăng khả năng chịu đựng rủi ro; tăng trích lập dự phòng rủi ro. (Bùi Diệu Anh, 2012)

Các biện pháp điều chỉnh nội bảng đƣợc xem là khá đơn giản về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên một số biện pháp này thƣờng có độ trễ về thời gian, tính khả thi không cao (nhƣ biện pháp thu hồi nợ), hoặc là ảnh hƣởng đến quan hệ với khách hàng nhƣ biện pháp mua bán nợ... Vì vậy, xu hƣớng phổ biến của các ngân hàng hiện đại là sử dụng cả điều chỉnh ngoại bảng trên thị trƣờng tài chính đồng thời với các biện pháp nội bảng. (Bùi Diệu Anh, 2012)

1.2.5.2Điều chỉnh ngoại bảng:

Điều chỉnh ngoại bảng không can thiệp vào quy mô, cơ cấu của danh mục cho vay mà chủ yếu làm giảm độ rủi ro tập trung trên danh mục. Những kỹ thuật hiện đại mà các ngân hàng thƣơng mại sử dụng để điều chỉnh cơ cấu danh mục bao gồm hoán đổi rủi ro tín dụng, chứng khoán hóa các khoản nợ ...

Hoán đổi rủi ro tín dụng – Credit Default Swaps- CDS:

Hoán đổi rủi ro tín dụng nằm trong nhóm các công cụ phái sinh tín dụng (Credit Derivatives). Khác với các loại phái sinh hàng hóa, trong các giao dịch phái sinh tín dụng, chủ thể tham gia chủ yếu là các ngân hàng /tổ chức tài chính, những ngƣời luôn phải đối mặt với rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy tác dụng chủ yếu của phái sinh tín dụng là giúp ngân hàng/ tổ chức tài chính cấu trúc lại danh mục. Với chức năng kinh doanh tín dụng, các ngân hàng thu nhận rủi ro từ nhiều chủ thể đi vay khác nhau, do đó chuyển giao rủi ro để giảm thiểu sự tập trung rủi ro trên danh mục là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng khi sử dụng các công cụ phái sinh tín dụng.

Hoán đổi rủi ro tín dụng có cơ chế hoạt động tƣơng tự nhƣ bảo hiểm tín dụng, trong đó một công ty bán bảo hiểm cam kết sẽ chi trả cho ngƣời mua bảo hiểm (ngân hàng/ công ty tài chính ..) khi xảy ra biến cố rủi ro tín dụng đối với tài sản tham chiếu, với điều kiện ngƣời mua bảo hiểm phải trả phí. Khi ngân hàng mua bảo hiểm cũng có nghĩa là ngân hàng cần bảo vệ trƣớc rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào liên quan đến tài sản tham chiếu trên danh mục tài sản của họ.

Thanh toán phí bảo hiểm Biến cố xảy ra

Không xảy ra biến cố

Hình 1.2 Sơ đồ hoán đổi rủi ro tín dụng

(Nguồn: Sách hoạt động kinh doanh ngân hàng – Bùi Diệu Anh 2013)

Ngân hàng mua bảo hiểm Ngƣời bán bảo hiểm Bồi thƣờng thiệt hại Thanh lý Hợp đồng

Khi sử dụng các công cụ hoán đổi rủi ro tín dụng, mặc dù dƣ nợ của khoản cho vay đƣợc bảo hiểm vẫn tồn tại trên danh mục cho vay của ngân hàng nhƣng rủi ro vỡ nợ của nó đã đƣợc một tổ chức là đối tác trong giao dịch hoán đổi đảm trách. Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng là một hợp đồng song phƣơng giữa ngân hàng mua bảo hiểm và ngƣời bán. Trong hợp đồng phải nêu rõ 3 nội dung chính bao gồm tài sản tham chiếu (đối tƣợng đƣợc bảo hiểm – khoản cho vay hoặc tập hợp các trái phiếu,…), biến cố rủi ro tín dụng (sự kiện xảy ra liên quan đến đối tƣợng đƣợc bảo hiểm) và phƣơng thức thanh toán của Hợp đồng. (Nguồn: Sách hoạt động kinh doanh ngân hàng – Bùi

Diệu Anh 2013)

Do hoạt động theo cơ chế bảo hiểm nên hoán đổi rủi ro tín dụng thực chất là sự chia sẻ rủi ro giữa các ngân hàng/ tổ chức tài chính tham gia mua bảo hiểm. Còn ngân hàng hoặc công ty bảo hiểm, tức ngƣời bán bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc “lấy số đông bù cho số ít”, cam kết chi trả dựa trên việc thu phí bảo hiểm.

Chứng khoán hoá khoản nợ- Securitizations:

Chứng khoán hóa là việc phát hành chứng khoán trên cơ sở giá trị của các khoản phải thu mà một ngân hàng/ tổ chức tài chính đang sở hữu. Các khoản phải thu này có thể hình thành từ các khoản cho vay có thế chấp tài sản (Collateralized Loan Obligations-CLOs) hoặc từ các trái phiếu có thế chấp (Collateralized Bond Obligations - CBOs). Về cấu trúc, có hai loại chứng khoán hóa căn bản là chứng khoán hóa theo cấu trúc truyền thống (Traditional Securitizations) và chứng khoán hóa theo cấu trúc nhân tạo (Synthetic Securitizations).

Thứ nhất, chứng khoán hóa theo cấu trúc truyền thống (Traditional Securitizations): còn gọi là chứng khoán hóa dạng tiền mặt. Điểm đặc trƣng của nó là

quyền sở hữu các khoản cho vay có thế chấp đƣợc chuyển nhƣợng một cách hợp pháp từ ngƣời khởi tạo giao dịch (ngân hàng thực hiện cho vay) sang cho một tổ chức chuyên môn hóa (còn gọi là tổ chức mục đích đặc biệt - The Special Purpose Vehicle, viết tắt là SPV). Sau đó tổ chức này phát hành các chứng khoán dựa trên tập hợp những

khoản vay nợ, rồi phân phát cho các nhà đầu tƣ. Số tiền mà tổ chức này thu đƣợc thu đƣợc do bán chứng khoán cho nhà đầu tƣ đƣợc chuyển trả cho ngân hàng cho vay ban đầu/ngân hàng khởi tạo. Do các khoản cho vay đƣợc chuyển ra khỏi bảng cân đối tài sản của ngân hàng cho vay ban đầu, nên sẽ làm giải phóng một lƣợng vốn của ngân hàng khởi tạo. Điều này cũng cho phép ngân hàng sử dụng nguồn quỹ mới đƣợc giải phóng để tài trợ cho những ngành/ khu vực kinh doanh có lợi nhuận cao, phát triển những dòng sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa danh mục. Hơn thế nữa rủi ro không hoàn trả của những khoản cho vay sẽ đƣợc chuyển sang cho các nhà đầu tƣ, từ đó giảm thiểu rủi ro tập trung trên danh mục cho vay của ngân hàng.

Chovay Bán khoản cho vay CK phát hành Tiền mua nợ Tiền bán CK

Thanh toán khoản vay Quản lý và thanh toán Thanh toán gốc và lãi CK

Hình 1.3 Sơ đồ một Clo cấu trúc truyền thống

(Nguồn: Sách hoạt động kinh doanh ngân hàng – Bùi Diệu Anh 2013)

Thứ hai, chứng khoán hóa theo cấu trúc nhân tạo (Synthetic Securitizations): là sự phát triển ở một mức cao hơn so với chứng khoán hóa theo cấu

trúc truyền thống Chính vì vậy, chức năng ý nghĩa của nó không chỉ đơn thuần gói gọn trong việc thay đổi cơ cấu dƣ nợ, nhằm giảm thiểu rủi ro tập trung trên danh mục mà nó còn là phƣơng tiện đầu cơ của các nhà ngân hàng. Cách thức thực hiện chứng khoán hóa theo cấu trúc nhân tạo có sự kết hợp của chứng khoán hóa truyền thống và hoán đổi rủi ro tín dụng.

Nhìn chung, sử dụng công cụ chứng khoán hóa các khoản nợ có ý nghĩa khác nhau đối với các loại hình định chế tài chính. Đối với ngân hàng khởi tạo (ngân hàng cho vay ban đầu), tùy thuộc vào loại hình chứng khoán hóa thực hiện sẽ đem đến cho ngân hàng một trong những lợi ích nhƣ: chuyển rủi ro tín dụng ra khỏi danh mục, giải

Ngƣời đi vay Ngân hàng khởi tạo SPV Nhà đầu tƣ

phóng lƣợng vốn từ đó tái cấu trúc lại danh mục, giảm yêu cầu về vốn pháp lý, gia tăng nguồn quỹ, giảm thấp chi phí và cuối cùng là nâng cao các hệ số phản ánh năng lực tài chính của ngân hàng. Xét ở góc độ quản trị danh mục cho vay, chứng khoán hoá là biện pháp tái cấu trúc lại khoản nợ, giảm rủi ro tập trung trên danh mục cho vay của ngân hàng. (Bùi Diệu Anh, 2012)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)