mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam.
Xuất phát từ những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đã đƣợc trình bày ở mục 2.4.4.5 và 2.4.4.6, tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả quản trị danh mục cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam
3.2.1 Nhóm giải pháp mang tính chiến lƣợc, nhận thức:
Thứ nhất, Ban lãnh đạo cần nhận thức đầy đủ về sự cần thiết và tầm quan trọng
trong việc thay đổi phƣơng pháp quản trị danh mục cho vay theo hƣớng chủ động, phù hợp với xu thế phát triển của các nƣớc trên thế giới. Hiện nay quản trị danh mục cho vay thụ động không còn phù hợp và thích ứng trong điều kiện nền kinh tế có những diễn biến khó lƣờng, quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng đƣợc mở rộng, sự phức tạp trong sản phẩm và hoạt động của ngân hàng ngày càng gia tăng và hơn hết là sự cạnh tranh trên thị trƣờng tài chính trong nƣớc và quốc tế ngày càng khốc liệt đòi hỏi các ngân hàng phải tuân theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản trị ngân hàng. Việc thay đổi nhận thức này cần phải thực hiện ngay không nên chậm trễ để rút ngắn khoảng cách về trình độ quản trị so với các ngân hàng thƣơng mại trong khu vực và trên thế giới.
Thứ hai, thay đổi quan điểm về quản trị danh mục cho vay có hiệu quả: Ban lãnh
đạo ngân hàng cần quản trị danh mục cho vay theo trƣờng phái tấn công (chứ không bị động nhƣ trƣớc đây). Ban lãnh đạo cần nêu lên khẩu vị rủi ro rõ ràng, đặt ra chiến lƣợc mục tiêu, các phƣơng án danh mục cho vay với những kịch bản cụ thể để xây dựng một danh mục cho vay tối ƣu, tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa rủi ro, xem việc quản trị
danh mục cho vay có hiệu quả là nhiệm vụ chính và cốt lõi trong việc thực hiện mục tiêu chung của ngân hàng.