Nhận xét quy trình CVCN tại VIB chi nhánh quậ n1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam VIB chi nhánh quận 1 (Trang 60 - 63)

Quy trình cho vay tại Chi nhánh Quận 1 chặt chẽ, bám sát với quy trình cơ bản, tuy nhiên vẫn có điểm khác biệt. Có thể nhận thấy: quy trình thực tế theo quy định của VIB gồm 4 bƣớc, trong khi quy trình theo lý thuyết gồm 6 bƣớc. Cụ thể,

quy trình theo lý thuyết có bao gồm bƣớc Phân tích tín dụng và Quyết định tín dụng, nhƣng theo thực tế tại VIB thì hai bƣớc này không biến mất mà đã đƣợc đƣa vào bƣớc Lập đề xuất tín dụng. Nguyên nhân là do trong bƣớc Lập đề xuất tín dụng có đề cập đến các giấy tờ, chứng từ liên quan đến Phân tích tín dụng và quyền quyết định tín dụng của GĐ NHBL, nên hai bƣớc này đƣợc đƣa vào trong bƣớc Lập đề xuất nhằm tạo sự thuận tiện cho việc theo dõi cho các QLKH, đồng thời giúp các QLKH trẻ mới bắt đầu làm việc tại Chi nhánh có thể dễ dàng nắm bắt cụ thể và đầy đủ quy trình, hạn chế rủi ro và thiếu sót. Việc rút gọn các bƣớc nhƣng không bỏ sót các nội dung quan trọng trong quy trình cho vay thực tế của VIB so với quy trình tín dụng cho vay theo lý thuyết đã thể hiện những nỗ lực của VIB trong việc cải thiện và nâng cao quy trình tín dụng của mình nhằm mục đích mang lại hiệu quả cao trong hoạt động cho vay nói chung và CVCN nói riêng, cũng nhƣ nâng tầm sức cạnh tranh của VIB trên thị trƣờng. Điều này cũng cho thấy VIB đã có những chiến lƣợc đúng đắn trong quá trình phát triển của mình, các cấp lãnh đạo của VIB có quan sát và khảo sát thực tế để tìm ra và cải thiện các bất cập của quy trình, nhờ vậy, quy trình CVCN của VIB hiện nay đã giảm bớt tính rƣờm rà.

Quy trình cho vay tại VIB khá chi tiết và cụ thể, thể hiện ở quy trình đƣợc phân chia rõ ràng, mang tính logic cao, đảm bảo tính thống nhất giữa các bƣớc và giảm thiểu những rủi ro với các khoản vay; quy định chi tiết các nội dung công việc đối với từng vị trí trong quá trình cấp tín dụng giúp dễ dàng kiểm tra và giám sát từng bƣớc trong quy trình, đánh giá trách nhiệm.

Quy trình thể hiện rõ các nội dung liên quan đến khẩu vị rủi ro của VIB trong chính sách tín dụng: khẩu vị rủi ro của VIB đƣợc thể hiện rõ thông qua mức cho vay và thời hạn cho vay, chính sách tín dụng dành cho KH dựa trên điểm xếp hạng tín dụng, quy định về DTI, bảng giá xe, bảng giá đất…Qua đó có thể thấy khẩu vị rủi ro của VIB khá tốt khi có nhiều điều kiện trong quy trình tín dụng giúp hạn chế rủi ro cho vay. Nổi bật nhất là việc xây dựng và áp dụng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ vào quy trình cho vay. Hệ thống này đã giúp đánh giá chính xác hơn năng lực tín dụng của KH, giảm thiểu rủi ro và nâng cao chất lƣợng khoản vay.

Quyền quyết định tín dụng đƣợc phân ra thành các cấp tƣơng ứng với loại chi nhánh: quá trình thẩm định tại VIB diễn ra rõ ràng, minh bạch và chặt chẽ, nếu việc thẩm định không thuộc thẩm quyền của GĐ NHBL thì sẽ đƣợc chuyển lên cấp cao hơn. Tƣơng tự với việc định giá TSBĐ, nếu vƣợt thẩm quyền của GĐ NHBL thì sẽ nhờ đến Tổ chức định giá độc lập. Một bộ hồ sơ hoàn chỉnh đƣợc phê duyệt phải bao gồm ký xác nhận của các cấp trong Chi nhánh: GĐ NHBL, GĐKD, QLKH. Việc phân quyền phán quyết nhƣ vậy giúp hạn chế rủi ro nghiệp vụ, đạo đức từ ngƣời có thẩm quyền.

Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một số điểm còn tồn đọng trong quy trình cho vay của VIB nói chung và VIB quận 1 nói riêng:

 Quy trình chƣa quy định rõ thời gian hoàn thành nhiệm vụ của từng bƣớc: có thể khiến hồ sơ bị kéo dài, làm giảm tính cạnh tranh của VIB, không làm hài lòng KH. Nguyên nhân của vấn đề này là do quy trình này do VIB áp dụng với tất cả các chi nhánh của mình nên Chi nhánh Quận 1 không thể tự ý sửa đổi quy trình.

 Quy trình chuyên môn hóa chƣa cao: một QLKH phải kiêm nhiệm nhiều khâu nhƣ: Lập hồ sơ vay vốn, theo dõi nợ, thu hồi nợ…Việc này gây ảnh hƣởng tới năng suất, chất lƣợng công việc và việc xảy ra sai sót là khó tránh khỏi.

Bên cạnh đó, việc tuân thủ quy trình cho vay của nhân viên tại chi nhánh vẫn chƣa thực sự tốt. Ví dụ nhƣ nếu hệ số DTI của KH không thỏa yêu cầu, theo quy định thì QLKH cần trao đổi lại với KH về nhu cầu vay của KH để đƣa ra các đề xuất giải quyết, thì đa số các QLKH sẽ tự điều chỉnh nguồn thu của KH sao cho hệ số DTI đạt chuẩn yêu cầu. Lý do thƣờng là do KH quá bận không có thời gian trao đổi với QLKH hoặc KH không am hiểu về các quy định, thủ tục, không có ý kiến riêng và chỉ mong muốn quá trình vay diễn ra suôn sẻ, mau chóng đƣợc giải ngân nên thƣờng sẽ đồng ý với các kiến nghị sửa đổi của QLKH. Qua thời gian, để không ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện khoản vay, các QLKH thƣờng sẽ tự điều chỉnh nguồn thu để thay đổi DTI, sự điều chỉnh này không chênh lệch quá nhiều với thực tế. Tuy nhiên, điều này làm gia tăng rủi ro rất cao cho hoạt động CVCN.

2.4. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM – VIB CHI NHÁNH QUẬN 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam VIB chi nhánh quận 1 (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)