Lập hồ sơ đề nghị tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam VIB chi nhánh quận 1 (Trang 52 - 58)

2.3. QUY TRÌNH CHO VAY CÁ NHÂN TẠI VIB – CHI NHÁNH QUẬ N1

2.3.1. Lập hồ sơ đề nghị tín dụng

Hồ sơ đề nghị tín dụng đƣợc lập sau khi các QLKH tiếp xúc với KH. Một bộ hồ sơ vay vốn cần thu thập các thông tin: năng lực pháp lý, khả năng sử dụng vốn vay và khả năng hoàn trả nợ. Để lập đề xuất tín dụng, cần thực hiện 4 bƣớc:

(1)Thu thập thông tin cần thiết từ khách hàng

Sau khi tìm kiếm đƣợc KH tiềm năng, QLKH sẽ thu thập thông tin để lập các hồ sơ cần thiết, bao gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài sản đảm bảo, hồ sơ mục đích vay vốn và hồ sơ nguồn thu.

Hồ sơ pháp lý: gồm CMND/ Căn cƣớc công dân/ Hộ chiếu; Sổ hộ khẩu/Giấy

tạm trú (ở ngoài Tp.HCM khoảng cách lớn hơn 70km thì bắt buộc phải có giấy tạm trú hoặc sổ tạm trú); Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (giấy “Xác nhận độc thân” cấp không quá 6 tháng kể từ ngày phê duyệt hồ sơ/ “Giấy chứng nhận kết hôn”)

Hồ sơ tài sản đảm bảo: KH cung cấp những giấy tờ thông tin chứng minh quyền sở hữu TSBĐ. QLKH dựa trên thông tin của tài sản đó để định giá TSBĐ

Hồ sơ mục đích vay vốn: Hợp đồng đặt cọc/ hóa đơn đặt cọc/ Phiếu nộp tiền:

Chứng minh đƣợc nguồn vốn tự có; Đơn đề nghị vay vốn đƣợc theo mẫu của VIB.

Hồ sơ nguồn thu Thƣờng có ba nguồn thu thƣờng gặp:

 Lƣơng và hoa hồng: Hợp đồng lao động trên 12 tháng, hoặc trên 4 tháng nếu trƣớc đó đã làm một công ty khác; Sao kê tài khoản (chuyển khoản)/ Xác nhận lƣơng (tiền mặt): 3 tháng gần nhất.

 Cho thuê: Hợp đồng cho thuê tài sản của KH nhƣ cho thuê xe, nhà ở, BĐS,…trên 12 tháng, hoặc trên 6 tháng nếu trƣớc đó đã cho thuê; giấy chứng nhận quyền sở hữu ( sổ đỏ, đăng ký xe,.. )

 Kinh doanh: kinh doanh có giấy phép (Giấy phép đăng kí kinh doanh ít nhất là 24 tháng, giấy tờ chứng minh, hình ảnh kinh doanh,…); kinh doanh tự phát quy mô nhỏ lẻ nhƣ mở sạp tạp hóa nhỏ tại nhà, tiệm bán thức ăn,…(cần có các giấy tờ chứng minh nguồn thu ví dụ nhƣ sổ ghi chép thu chi, lãi lỗ mỗi tháng).

(2)Kiểm tra hồ sơ và thẩm định hồ sơ

Kiểm tra và thẩm định hồ sơ đã có, tiến hành kiểm tra CIC, 5C (mô hình thẩm định tín dụng) của KH và tình trạng đăng ký GDBĐ đối với TSBĐ đảm bảo phù hợp theo quy định hiện hành. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu thì thực hiện định giá TSBĐ, nếu không đạt thì yêu cầu KH bổ sung hồ sơ hoặc từ chối cho vay. Nếu các điều kiện ở các bƣớc trên đƣợc thỏa mãn thì QLKH tiến hành lập đề xuất tín dụng, sau khi bộ hồ sơ trải qua phân tích tín dụng của GĐ NHBL. Chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ và tra cứu thông tin CIC của KH do GĐKD thực hiện và ký vào đề xuất, QLKH sau đó trình đề xuất lên GĐ NHBL.

PHÂN TÍCH TÍN DỤNG:

Phân tích tín dụng là quá trình đánh giá KH, giúp xác định khả năng hiện tại và dự đoán khả năng tƣơng lai của KH trong việc sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ vay, nhờ đó giúp đƣa ra những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho NH, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiếu rủi ro và hạn chế tổn thất cho NH. Trên cơ sở đó ra quyết định cho vay và giám sát khoản vay của NH. Quá trình này gồm bốn bƣớc:

(1)Chấm điểm và xếp loại khách hàng

GĐKD thực hiện chấm điểm KH qua hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ. Hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng là biện pháp quản lý và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VIB, xếp hạng KH qua 4 tiêu chí: (1) Nhân thân; (2) Khả năng trả nợ của khách hàng; (3) Quan hệ với TCTD; (4) Đánh giá phƣơng án kinh doanh (Chỉ áp dụng với cá nhân vay kinh doanh/ đầu tƣ)

Thang điểm dành cho KH gồm có 5 cấp độ:  Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): hạng AAA, AA, A  Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): hạng BBB, BB.

 Nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn): hạng B, CCC, CC  Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): hạng C

Chính sách cho vay của VIB chi nhánh Quận 1 đối với các nhóm KH đã phân loại nhƣ sau:

Với KH có mức xếp hạng AAA và AA:

 VIB có những ƣu đãi đặc biệt và chính sách riêng cho nhóm KH này: đây là nhóm KH đƣợc ƣu tiên khuyến khích cấp tín dụng, VIB đáp ứng tối đa và kịp thời nhu cầu của KH về tín dụng trên cơ sở đảm bảo các giới hạn an toàn theo quy định của pháp luật và VIB. Nhóm KH này cũng đƣợc xét và cấp tín dụng với các lĩnh vực mà VIB không ƣu tiên phát triển trong từng thời kỳ. Hạn mức cấp tối đa không vƣợt quá quy định của NHNN và pháp luật.

 Nhóm KH này đƣợc hƣởng mức lãi suất vay ƣu đãi nhất của VIB đƣợc quy định cụ thể trong từng thời kỳ và đƣợc hƣởng ƣu đãi phí dịch vụ ở mức tối đa theo quy định cụ thể của VIB trong từng thời kỳ nhất định

 Về chính sách bảo đảm tiền vay, đƣợc cho vay không có TSBĐ, đƣợc thế chấp bằng các loại tài sản theo quy định đƣợc nhận làm TSBĐ của VIB.

Với KH có mức xếp hạng A:

Khác biệt với KH hai nhóm trên ở chính sách bảo đảm tiền vay: đƣợc nhận bảo đảm các loại tài sản A, B, C, D, E; đƣợc xem xét cho vay đảm bảo bằng tài sản, tài sản hình thành từ vốn vay và vay không có TSBĐ theo quy định của NHNN.

Với KH có mức xếp hạng BBB:

 Đối với KH đã và đang sử dụng các sản phẩm, vẫn tiếp tục đáp ứng nhu cầu của KH. Đối với KH chƣa từng giao dịch với VIB, VIB không khuyến khích các cán bộ NH tiếp thị đối tƣợng này.

 Không cấp tín dụng cho nhóm KH này khi KH không có dƣ nợ tại VIB tại thời điểm cấp tín dụng, chỉ cấp tín dụng khi hiện có dƣ nợ tại VIB và không có nợ xấu tại các TCTD khác trong 01 năm trở lại tính đến thời điểm cấp tín dụng

 VIB định hƣớng giảm dần dƣ nợ đối với nhóm KH này. Với KH mới, 100% dƣ nợ vay phải đảm bảo bằng tài sản là GTCG. Với KH cũ đƣợc nhận các loại tài sản A, B, C, D làm TSBĐ. Chính sách bảo đảm tiền vay: xem xét cho vay

với nhóm KH này bằng bảo đảm thông qua tài sản, tài sản hình thành từ vốn vay theo quy định của NHNN và pháp luật.

Với KH có mức xếp hạng từ BB đến D:

 Đối với KH đã và đang giao dịch tại VIB, tăng cƣờng các biện pháp thu hồi nợ vay. Đối với KH mới thì không tiếp thị đối tƣợng này

 Chỉ cấp tín dụng với nhu cầu thực sự hợp lý về tín dụng, hạn mức hạn chế tới mức tối đa, áp dụng mức lãi suất cao nhất của VIB đƣợc quy định cụ thể trong từng thời kỳ. Chỉ đƣợc nhận TSBĐ là GTCG.

(2)Tra thông tin tín dụng của khách hàng

GĐKD tra cứu CIC thông tin KH, sau đó ký xác nhận vào tờ khai CIC. Bảng 2.4 dƣới đây diễn tả sự phân loại nhóm nợ tại VIB chi nhánh Quận 1:

Bảng 2.4. Phân loại nhóm nợ

Nhóm Số ngày quá hạn Đánh giá

1 1-9 Nợ đủ tiêu chuẩn

2 10 - 89 Nợ cần chú ý

3 90- 179 Nợ dƣới tiêu chuẩn

4 180-360 Nợ nghi ngờ

5 >360 Khả năng mất vốn cao

Nguồn: “Quy trình cấp tín dụng khách hàng bán lẻ” của VIB

Theo quy định hiện hành của VIB thì lịch sử tín dụng của của khách hàng phải thỏa đƣợc 3 điều kiện:

 Không có nợ nhóm 3 trở lên tại các TCTD trong 2 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp HSVV;

 Không có nợ nhóm 2 trở lên tại các TCTD khác tại thời điểm nộp HSVV;  Không có nợ nhóm 2 trở lên tại VIB quá 3 lần, mỗi lần không quá 30 ngày trong 12 tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp HSVV.

(3)Định giá tài sản đảm bảo

Báo cáo định giá tài sản: làm căn cứ để xác định giá tài sản, lƣu hành nội

bộ. Đƣợc QLKH hoặc các công ty thẩm định định giá.

Biên bản định giá tài sản: đƣợc ký giữa NH và chủ tài sản, đồng ý tài sản

đƣợc định giá đúng, biên bản gồm: thông tin NH, thông tin chủ tài sản và tài sản.

(4)Nhập đề xuất tín dụng (tờ trình tín dụng) dùng phần mềm LOS của VIB

(3)Định giá TSBĐ (tiến hành song song với quá trình thẩm định):

GĐ NHBL kiểm tra xem việc định giá TSBĐ có thuộc thẩm quyền định giá của Chi nhánh không. Nếu thuộc thẩm quyền: QLKH và GĐ NHBL thẩm định TSBĐ theo quy định hiện hành, nếu không thuộc thẩm quyền thì GĐ NHBL đề nghị Tổ chức định giá TSBĐ tiến hành định giá. Tổ chức định giá có thể là AMC (Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng) hoặc các đối tác đã đƣợc VIB phê duyệt. Tổ chức này thực hiện định giá TSBĐ và phát hành chứng thƣ định giá gửi về cho Chi nhánh. Để phòng ngừa rủi ro tín dụng thì VIB đã ban hành một bảng giá xe đối với cho vay mua ô tô và bảng định giá BĐS đối với cho vay mua BĐS.

Bảng giá xe: trong bảng giá có đầy đủ tất cả các loại xe trên thị trƣờng hiện tại, trừ những xe đã bị cấm trong quy định cho vay mua xe ô tô của VIB. QLKH phải chọn giá thấp hơn giữa giá niêm yết trong bảng và giá xuất hóa đơn của công ty bán xe. Ví dụ: Giá xuất hóa đơn là 500 triệu đồng, giá niêm yết trong bảng là 450 triệu thì phải chọn giá 450 triệu, ngƣợc lại, nếu giá niêm yết trong bảng là 500 triệu còn giá xuất hóa đơn là 450 triệu thì giá phải chọn là 450 triệu.

Bảng giá BĐS: bảng giá bao gồm giá ƣớc lƣợng của BĐS ở nhiều vùng ở Tp.HCM dựa vào độ rộng mặt tiền, độ rộng hẻm, vị trí địa lý, giao thông,…Bảng giá này giúp QLKH có sự định giá ban đầu mang tính ƣớc lƣợng, nhằm mục đích so sánh với giá trị định giá trên thị trƣờng, trong trƣờng hợp cần thiết sẽ nhờ đến các tổ chức định giá độc lập đã đƣợc VIB phê duyệt.

(4)Hoàn thiện tờ trình

Sau khi hoàn thành các bƣớc trên, QLKH trình toàn bộ hồ sơ CIC, chứng từ định giá TSBĐ, đề xuất tín dụng lên GĐKD để ký phê duyệt, xong trình GĐ NHBL thẩm định (chuyển sang tái thẩm định nếu cần thiết) và ra quyết định tín dụng.

QUYẾT ĐỊNH TÍN DỤNG CỦA GĐ NHBL:

(1)Trình hồ sơ

QLKH trình hồ sơ của KH cho GĐ NHBL để kiểm tra và duyệt. Ngoài những thông tin về tài sản và pháp lý, GĐ NHBL sẽ chú trọng những nội dung cần lƣu ý sau trƣớc khi ra quyết định:

Thông tin nguồn thu: kiểm tra lại toàn bộ các hợp đồng lao động, cho thuê, tài sản cho thuê,…Phần quan trọng nhất là kiểm tra tổng nguồn thu. Nguồn thu phải đủ tiêu chuẩn thì khoản vay mới đƣợc chấp nhận. Thông số quyết định của nguồn thu đó là DTI (Debt to Income), nghĩa là tỉ suất nợ trên thu nhập tổng nợ phải trả hàng tháng/ tổng thu nhập hàng tháng. DTI đạt tiêu chuẩn phải thỏa Bảng 2.5:

Bảng 2.5. Quy định của VIB về chỉ số DTI

NGUỒN THU DTI

Từ 10 triệu - 20 triệu 40%

Từ trên 20 triệu – 60 triệu 75%

Trên 60 triệu 80%

Nguồn: “Quy trình cấp tín dụng khách hàng bán lẻ” của VIB

Ví dụ: Nếu thu nhập của KH một tháng là 40 triệu đồng, thì DTI của ngƣời đó không thể vƣợt qua 75%, tức tổng phải trả hàng tháng KH cao nhất chỉ có thể là 30 triệu đồng. Nếu vƣợt quá số này, QLKH và KH sẽ trao đổi lại về nhu cầu vay và thời gian trả mong muốn của KH để điều chỉnh cho phù hợp, nếu không thể điều chỉnh thì sẽ từ chối cho vay.

Tài sản tích lũy: sổ hồng, phƣơng tiện vận tải, giấy tờ có giá,…đủ tiêu chuẩn hay không, có thực sự là của KH hay không .

Mức cho vay:

Đối với xe ô tô: ô tô mới KH sẽ vay đƣợc 80% TSBĐ, tức là 80% giá trị định

Với BĐS thì KH sẽ đƣợc cho vay tối đa là 80% mục đích vay vốn nhƣng

không vƣợt quá 70% giá trị định giá. Ví dụ, với BĐS trị giá 1 tỷ đồng, KH đƣợc vay 70% giá trị định giá là 700 triệu đồng thì: (1) nếu mục đích vay vốn của KH là 1 tỷ đồng thì số tiền có thể đƣợc cho vay là 800 triệu đồng  vậy trong trƣờng hợp này KH sẽ đƣợc VIB cho vay 700 triệu đồng; (2) trƣờng hợp mục đích vay vốn của KH là 500 triệu đồng thì số tiền có thể đƣợc cho vay là 500 triệu đồng x80% = 400 triệu đồng  vậy KH sẽ đƣợc cho vay 400 triệu đồng.

Thời hạn vay:

Đối với ô tô: ô tô mới tiêu dùng là 8 năm, ô tô mới kinh doanh là 7 năm, nếu

trong nguồn thu của KH có nguồn thu từ cho thuê xe thì thời hạn tối đa là 7 năm. Đối với mua xe ô tô cũ, thời hạn vay tối đa là 6 năm, tùy thuộc vào đời xe và theo quy định hiện hành tại VIB, thời hạn cho vay mua xe ô tô cũ đƣợc tính theo công thức sau:

Thời hạn = Min[10 – (Năm cho vay - Năm sản xuất), 6]. Ví dụ là:  Năm nay là 2017, xe sản xuất năm 2015, thì ta có công thức  Min[10-(2017 – 2015),6] = 6, thời hạn cho vay tối đa là 6 năm  Năm nay là 2017, xe sản xuất 2012, thì ta có công thức

 Min[10-(2017 – 2012),6] = 5, thời hạn cho vay tối đa là 5 năm.

Đối với BĐS: thì cho vay mua nhà và tái tài trợ mua nhà là 25 năm và cho

vay sửa chữa nhà ở có thời hạn 15 năm.

(2)Ra quyết định tín dụng

Từ chối cho vay: Nếu có một trong những điều kiện trên không thỏa thì Chi nhánh sẽ ra Thông báo từ chối cho vay sau đó gửi lại cho KH.

Đồng ý cho vay: Nếu toàn bộ hồ sơ đã đƣợc duyệt thì GĐ NHBL sẽ ký vào

Thông báo cho vaysau đó gửi qua KH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam VIB chi nhánh quận 1 (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)