Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam VIB chi nhánh quận 1 (Trang 33 - 36)

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ

1.3.1. Các nhân tố chủ quan

1.3.1.1. Chính sách cho vay của Ngân hàng

Chính sách cho vay là bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống quản trị hoạt động cho vay của mỗi NH. Có thể nói, đây là nhân tố trực tiếp ảnh hƣởng đến hoạt động CVCN. Bởi chính sách là hƣớng dẫn chung cho việc thực thi và phát triển hoạt động cho vay, đồng thời đảm bảo cho hoạt động cho vay đi vào đúng quỹ đạo, mang ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của ngân hàng. Chính sách cho vay đối với KHCN mà các NH áp dụng đƣợc thể hiện bằng các định hƣớng phát triển, quy chế, quy trình cấp tín dụng, phân cấp thẩm quyền,…với mục đích cuối cùng là cung cấp dịch vụ nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu ngày càng cao của KH, từ đó đạt đƣợc mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao vị thế cạnh tranh của NH trên thị trƣờng. Một chính sách tín dụng về cơ bản giải quyết đƣợc các vấn đề về: xác định đƣợc thị trƣờng mục tiêu và chiến lƣợc tín dụng tổng thể; chính sách và thủ tục đảm bảo đa dạng hóa danh mục tín dụng một cách đầy đủ trong thị trƣờng mục tiêu; các điều khoản về giá cả khoản tín dụng, các loại phí liên quan; phân chia thẩm quyền phê duyệt khoản tín dụng; các nội dung liên quan đến giới hạn cấp tín dụng; chính sách liên quan đến dự phòng tổn thất tín dụng.

Chính sách cho vay thƣờng đƣợc xây dựng và xác định cho một khoảng thời gian nhất định. Tùy theo từng thời kỳ mà NH có chính sach phát triển cho vay phù hợp với thực tế và mục tiêu, nhằm mục đích cho hoạt động cho vay phát triển theo (1.5)

cả chiều rộng và chiều sâu. Theo Basel II, một chính sách tín dụng nói chung, chính sách cho vay nói riêng phải đảm bảo các vấn đề: (1) các NH cần phải có một quy trình đánh giá đƣợc mức độ đầy đủ vốn nội bộ theo danh mục rủi ro và phải có đƣợc một chiến lƣợc đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó; (2) các giám sát viên nên rà soát và đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ và chiến lƣợc của NH, cũng nhƣ khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỉ lệ vốn tối thiểu; giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu họ không hài lòng với kết quả của quy trình này; (3) Giám sát viên khuyến nghị các NH duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định; (4) giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của NH không giảm dƣới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn không đƣợc duy trì trên mức tối thiểu.

1.3.1.2. Quy trình cho vay

Một hệ thống quy trình cho vay đƣợc xây dựng khoa học, đầy đủ, chặt chẽ và hợp lý, cộng với việc đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh sẽ là yếu tố quyết định đến chất lƣợng cho vay của NH, từ đó mở rộng hoạt động cho vay và tạo thêm uy tín, thu hút KH. Quy trình tín dụng có ý nghĩa quan trọng đối với một NHTM, gồm: (1) Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho NH nâng cao chất lƣợng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng; (2) Về mặt quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng và để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn.

1.3.1.3. Sản phẩm dịch vụ

Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt nhƣ hiện nay, các NH buộc phải nâng cao chất lƣợng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm, củng cố và mở rộng thị trƣờng, phải luôn thay đổi theo hƣớng tích cực. Nếu những sản phẩm CVCN mà NH cung cấp lại đơn điệu, đáp ứng không tốt nhu cầu của khách thì NH đó ít có khả năng phát triển lớn mạnh. Do cậy, các quyết định liên quan đến sản phẩm CVCN đều phải dựa trên nhu cầu của KH. Việc tìm hiểu và thỏa mãn các nhu cầu của khách là điều rất quan trọng và mang ý nghĩa sống còn với các NHTM.

1.3.1.4. Chất lượng đội ngũ cán bộ Ngân hàng

Nhân tố con ngƣời đóng vai trò quan trọng trong hoạt động NH nói chung và CVCN nói riêng. Đặc điểm của hoạt động CVCN là số lƣợng món vay lớn, thông tin KH cá nhân khó nắm bắt đầy đủ, minh bạch nhƣ KH doanh nghiệp. Vì vậy, cán bộ NH phải có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết rộng rãi và nhạy bén thì mới thẩm định chính xác KH và phƣơng án vay.

Và để đảm bảo cho hoạt động CVCN của NH phát triển ổn định, an toàn, bền vững thì trƣớc hết phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo có năng lực quản lý điều hành, có đạo đức, tuân thủ thủ đúng quy định của pháp luật, biết phân tích và dự đoán các rủi ro có thể xảy ra để đƣa ra biện pháp dự phòng thích hợp, kịp thời.

1.3.1.5. Năng lực công nghệ

Trong xu thế hội nhập hiện nay, công nghệ giữ vai trò quan trọng trong các ngành kinh tế, và đối với các NH cũng vậy. Công nghệ giúp NH dễ dàng quản lý cơ sở dữ liệu to lớn về KH với đầy đủ thông tin chi tiết từ hồ sơ pháp lý, lịch sử hoạt động tại NH, hạn mức cho vay đến các chi tiết khác. Các thông tin này đƣợc lƣu trữ bởi các phần mềm chuyên dụng, quản lý một cách khoa học, hệ thống, giúp cho cán bộ NH thuận tiện cho việc truy xuất dễ dàng, nhanh chóng, đồng thời cũng giúp tiết kiệm không gian lƣu trữ trong NH. Công nghệ cũng hỗ trợ rất lớn trong việc xử lý cơ sở dữ liệu tập trung, tăng tốc độ xử lý thông tin, cho phép các giao dịch trực tuyến đƣợc thực hiện nhƣ cho vay và thu nợ, từ đó tiết kiệm chi phí và thời gian giao dịch của KH. Có thể nói, công nghệ thông tin thể hiện mức độ phát triển và chuyên môn hóa trong hoạt động cho vay nói chung và hoạt động CVCN nói riêng tại NH, hơn nữa nếu NH muốn mở rộng hoạt động cho vay, thì công nghệ thông tin là điều cần thiết do khả năng kiểm soát khối lƣợng thông tin khổng lồ tăng dần theo số lƣợng KH.

1.3.1.6. Khả năng thu thập thông tin

Chất lƣợng thông tin là yêu cầu tiên quyết đối với hoạt động cho vay, đặc biệt là CVCN nhƣ thông tin về khả năng tài chính, thu nhập, khả năng trả nợ của KH rất quan trọng, ảnh hƣởng đến quyết định cho vay. Do vậy, đòi hỏi NH phải thu

thập thông tin chính xác mới hỗ trợ cho quá trình xét duyệt khoản vay đƣợc hiệu quả. Thêm vào đó, thông qua việc thu thập và phân tích thông tin thu đƣợc, NH sẽ có thể phát hiện đƣợc những rủi ro tiềm ẩn, qua đó có các dự kiến phòng ngừa và biện pháp hạn chế tối đa thiệt hại; đây cũng là điều quan trọng trong việc ra quyết định cho vay.

1.3.1.7. Năng lực tài chính

Năng lực tài chính đóng vai trò quan trọng trong hoạt động CVCN của một NH. Chỉ khi có khả năng tài chính đủ mạnh thì NH mới có đủ vốn để trang bị các tài sản cần thiết cho việc kinh doanh, vốn tự có lớn là tấm đệm giúp NH chống đỡ với rủi ro và có thể bù đắp đƣợc những tổn thất ngoài dự tính, cũng nhƣ để có đƣợc hệ thống công nghệ thông tin hiện đại phục vụ cho hoạt động cho vay. Bên cạnh đó, vốn còn đƣợc sử dụng cho các hoạt động khảo sát thị trƣờng, thực hiện các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi,…Quan trọng hơn hết là nguồn vốn mạnh sẽ tạo niềm tin của KH đối với NH. Nếu vốn ít sẽ không đủ để đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ và nâng cao hiệu quả các dịch vụ sẵn có.

1.3.1.8. Mạng lưới phân phối

Đặc điểm của KH cá nhân là địa điểm cƣ trú phân tán ở nhiều nơi, vì vậy mạng lƣới kênh phân phối đóng góp vào việc mở rộng hệ thống KH của NH, từ đó góp phần gia tăng lợi nhuận. Mạng lƣới càng rộng, càng phân bổ ở những địa bàn hợp lý tạo điều kiện cho quá trình giao dịch diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí cung ứng dịch vụ cho KH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam VIB chi nhánh quận 1 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)