CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN CỦA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam VIB chi nhánh quận 1 (Trang 30 - 33)

CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.2.1. Chỉ tiêu đo lƣờng quy mô cho vay cá nhân

Doanh số cho vay cá nhân: là tổng số tiền NH cho KH cá nhân vay trong một thời kỳ nhất định không kể khoản vay đó đã thu về hay chƣa. Con số này mang tính thời kỳ, thƣờng theo tháng, quý hoặc năm, phản ánh một cách khái quát nhất về hoạt động CVCN trong kỳ tài chính.

Tỷ lệ tăng trƣởng doanh số CVCN (%):

Chỉ tiêu này để so sánh sự tăng trƣởng của hoạt động CVCN qua các năm nhằm đánh giá khả năng cho vay của NH. Chỉ tiêu này càng cao thì nghĩa là hoạt động CVCN của NH đang đƣợc mở rộng. Ngƣợc lại thì NH đang gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô cho vay.

Dƣ nợ cho vay cá nhân: cho biết, tại một thời điểm xác định, KH còn nợ NH bao nhiêu. Dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân càng lớn thì càng cho thấy quy mô hoạt động cho vay cá nhân đƣợc mở rộng. Đây là một trong những chỉ tiêu phổ biến để đánh giá quy mô CVCN. Ngoài đánh giá dựa trên số tuyệt đối là dƣ nợ cho vay cá nhân, để nhìn thấy xu hƣớng vận động của quy mô, các nghiên cứu còn sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ CVCN.

Tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ CVCN (%):

Đây là chỉ tiêu dùng dể so sánh và đánh giá mức độ phát triển, khả năng cho (1.2) (1.1) 22

CVCN của ngân hàng đang tăng, quy mô hoạt động tín dụng cho vay của ngân hàng càng đƣợc mở rộng, ngƣợc lại tức là ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc mở rộng hoạt động cho vay cá nhân.

1.2.2. Chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng cho vay cá nhân

Mặc dù theo đuổi mục tiêu lợi nhuận nhƣng các NH vẫn phải đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động CVCN. Đối với NH, khi không thu hồi đƣợc nợ theo thỏa thuận, các ngân hàng sẽ gặp rủi ro tín dụng với hậu quả là tăng chi phí, ảnh hƣởng đến thanh khoản và nếu trƣờng hợp không thu hồi đƣợc nợ sẽ dễ dẫn đến thua lỗ, trầm trọng hơn là phá sản. Vì vậy việc đánh giá chất lƣợng CVCN đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích thực trạng hoạt động CVCN. Các chỉ tiêu để đánh giá chất lƣợng CVCN thƣờng bao gồm: chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu. Trong đó:

Tỷ lệ nợ quá hạn CVCN (%):

Tại Việt Nam, việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đƣợc thực hiện theo Thông tƣ 24/2013/TT-NHNN (2013) của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Việc phân loại nợ đƣợc thực hiện nhƣ sau:

 Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): nợ quá hạn dƣới 10 ngày, các khoản nợ đƣợc đánh giá là nợ có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng hạn.

 Nhóm 2 (nợ cần chú ý): nợ đã quá hạn từ 10 – 90 ngày, các khoản nợ đƣợc đánh giá là nợ có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi nhƣng có dấu hiệu KH suy giảm khả năng trả nợ.

 Nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn): nợ đã quá hạn từ 91 – 180 ngày, các khoản nợ đƣợc đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

 Nhóm 4 (nợ nghi ngờ): nợ đã quá hạn từ 181 – 360 ngày, các khoản nợ đƣợc đánh giá có khả năng tổn thất cao.

 Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): nợ đã quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ đƣợc đánh giá không có khả năng thu hồi.

Theo Thông tƣ 24/2013/TT-NHNN (2013) thì: “Nợ quá hạn là nợ mà một

phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn” hoặc là nợ không đƣợc NH chấp

thuận cơ cấu lại nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ). Nợ quá hạn là nợ thuộc nhóm 2, 3, 4, 5.

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn này càng cao thì chất lƣợng các khoản nợ cho vay KHCN càng thấp, độ rủi ro trong CVCN của NH càng lớn.

Theo Nghị quyết 42/2017/QH14 (2017, Điều 4) thì: “Nợ xấu là khoản nợ,

khoản nghĩa vụ tài chính chưa được thanh toán (trả nợ) của cá nhân, tổ chức, pháp nhân đối với các tổ chức tín dụng (gồm Ngân hàng, tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng…) sau một khoảng thời gian [định lượng] quy định, hoặc đó là khoản nợ/nghĩa vụ có tính chất [định tính] mang yếu rủi ro khó có khả năng thanh toán/trả nợ”. Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5.

Tỷ lệ nợ xấu CVCN (%):

Chính vì vậy, chỉ tiêu này, cùng với chỉ tiêu nợ quá hạn, dùng để phân tích chất lƣợng tín dụng cho vay tại ngân hàng, phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lƣợng CVCN của ngân hàng càng kém, và ngƣợc lại.

1.2.3. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cho vay cá nhân

NHTM hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, trong đó, hoạt động tạo ra phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng là hoạt động cho vay, bao gồm cho vay cá nhân. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả cho vay cá nhân, phản ánh qua việc tạo ra nguồn thu từ lãi trong hoạt động cho vay cá nhân là cần thiết để đánh giá đƣợc thực trạng hoạt động cho vay cá nhân của ngân hàng thƣơng mại. Tổng lãi đã thu từ cho vay cá nhân trong năm tăng lên dựa trên dƣ nợ cho vay và lãi suất phần nào cho thấy hiệu quả của ngân hàng trong CVCN.

Tỷ trọng thu hồi lãi CVCN (%):

Chỉ tiêu này cho thấy vai trò nguồn thu từ lãi của hoạt động CVCN tại NH. Khi tổng lãi thu đƣợc từ CVCN chiếm tỷ trọng càng lớn trong tổng lãi đã thu từ cho vay cho thấy hoạt động cho vay thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra thu nhập, lợi nhuận cho NH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam VIB chi nhánh quận 1 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)