1.1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠ
1.1.3. Vai trò của hoạt động cho vay cá nhân
1.1.3.1. Đối với khách hàng
Các khách hàng của CVCN thông thƣờng là những ngƣời tạm thời bị giới hạn khả năng tài chính, nhƣng có thu nhập ổn định và các nhu cầu vay vốn khác nhau. Hoạt động CVCN đóng vai trò quan trọng với từng nhóm KH, cụ thể:
Đối với KH vay tiêu dùng: thu nhập của ngƣời dân đang dần đƣợc cải thiện nhờ vào sự ổn định của nền kinh tế hiện tại, trình độ dân trí cũng đƣợc nâng cao, vì vậy, nhu cầu mua sắm, chi tiêu trong gia đình, với mục đích nâng cao chất lƣợng cuộc sống đang ngày càng tăng cao. Vì vậy, CVCN giúp các nhu cầu và mong muốn đó của các cá nhân và hộ gia đình trong xã hội đƣợc đáp ứng và thỏa mãn, tạo điều kiện cho họ có cuộc sống tốt hơn, từ đó tích cực đóng góp hơn cho xã hội.
Đối với các cá nhân vay vốn để kinh doanh, thì nguồn vốn vay đƣợc sẽ giúp họ kịp thời phát triển, nâng cao chất lƣợng hoạt động kinh doanh hoặc giải quyết các khó khăn đang gặp. Nguồn vốn vay từ CVCN còn giúp các cá nhân giảm đƣợc chi phí huy động vốn trong kinh doanh.
Thêm vào đó, nhằm để có đủ khả năng hoàn trả nợ cho NH theo đúng hợp đồng tín dụng, KH đi vay thƣờng sẽ có ý thức hơn trong việc quản lý tài chính,
quản lý đồng vốn của bản thân; có động lực làm việc hoặc kinh doanh có hiệu quả, sáng tạo và có năng suất hơn.
1.1.3.2. Đối với NHTM
Thực hiện CVCN giúp tăng năng lực cạnh tranh của NH thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng đa dạng của KH: nhu cầu vay của KHCN là vô cùng đa dạng, KH không chỉ còn vay tiền mặt truyền thống nhƣ trƣớc đây, họ có nhiều nhu cầu vay khác nhau từ vay mua ô tô, mua nhà, BĐS, vay du học,…để đáp ứng cho cuộc sống của mình. Và hoạt động CVCN đã góp phần tăng tính đa dạng cho danh mục sản phẩm cho vay của NH, góp phần tăng tính cạnh tranh của NH trên thị trƣờng.
Thúc đẩy các hoạt động bán chéo sản phẩm của NH: khi sử dụng một sản phẩm tại NH nào, KH thƣờng có xu hƣớng sử dụng các sản phẩm khác (nếu có nhu cầu) tại chính NH đó. Hơn nữa, khi thực hiện CVCN với KH, các QLKH có thể gợi ý bán chéo các sản phẩm của NH nhƣ: dịch vụ tƣ vấn bảo hiểm, ủy thác, tƣ vấn môi giới và đầu tƣ chứng khoán,…
Mang lại lợi nhuận lớn cho NH: CVCN có tính đơn giản nhiều hơn cho vay với doanh nghiệp, và tuy là ẩn chứa nhiều rủi ro cũng nhƣ chi phí quản lý cao, nhƣng lại là hoạt động chủ yếu mang đến lợi nhuận lớn cho NH, đặc biệt là các NHTM định hƣớng phát triển theo mô hình bán lẻ. Do đó, mở rộng phát triển CVCN là hƣớng phát triển kinh tế an toàn và triển vọng đối với các NHTM.
1.1.3.3. Đối với nền kinh tế
Cho vay tiêu dùng để tài trợ các chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ trong nƣớc giúp các doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa, có tác dụng tốt cho việc kích cầu. Nhờ vậy, tạo nguồn sống cho sản xuất trong nƣớc, cải thiện năng lực sản xuất của quốc gia, đồng thời tạo sức hút cho đầu tƣ nƣớc ngoài. Vì vậy, CVCN đƣợc xem là đòn bẩy hiệu quả để kích cầu, tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Cho vay sản xuất kinh doanh giúp các cá nhân có thể kịp thời bù đắp vốn kinh doanh, tăng cƣờng cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, làm quá trình sản xuất
kinh doanh đƣợc tuần hoàn, thúc đẩy lƣu thông hàng hóa, tăng tốc độ lƣu chuyển vốn tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân, góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất. Cũng qua đó, Nhà nƣớc đạt đƣợc mục tiêu kinh tế – xã hội là giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, giảm thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội, tăng GDP hay thu nhập bình quân đầu ngƣời.
Thông qua hoạt động CVCN, các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nên kinh tế đƣợc điều tiết, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh trong xã hội không bị gián đoạn.