Nghiên cứu này dựa trên nền tảng lý thuyết về phương pháp và kĩ thuật giảng dạy tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp (Richards and Rodgers 1986) , phương pháp giảng dạy ngoại ngữ tích hợp (Lightbown & Spada, 1993), các lý thuyết về nội động lực và ngoại động lực trong học tập ngoại ngữ (extrinsic và intrinsic motivation) (Oxford và Shearin, 1994; Gass và Selinker, 1994, Harmer, 1994), phương pháp kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ (Berry, 2008).
Đường hướng giao tiếp đề cao năng lực giao tiếp của người học ngơn ngữ. Theo đĩ, người học khơng chỉ được thực hành năng lực ngơn ngữ mà cịn các năng lực khác như văn hĩa xã hội, diễn ngơn, chiến lược giao tiếp. Vì vậy người dạy phải biết tích hợp các kỹ năng trong giảng dạy nhằm đảm bảo ngữ liệu đầu vào (input) bằng quá trình tiếp nhận ngơn ngữ với hai kỹ năng Nghe và Đọc và đầu ra (output) thơng qua việc sản sinh ngơn ngữ với kỹ năng Nĩi và Viết. Với phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm, tạo động cơ học tập cho người học cũng là một phần thiết yếu của quá trình dạy học. Đặc biệt, nếu người học khơng cĩ nhiều hứng thú (động lực từ bên trong) với mơn học, giáo viên cĩ thể tạo ra các ngoại động lực bằng các phương pháp kiểm tra đánh giá thường xuyên (formative assessment) kết hợp với các phương thức đánh giá kết thúc. Dựa trên nền tảng lý thuyết này và bộ giáo trình Solutions được biên soạn theo hướng giao tiếp tích hợp 4 kỹ năng, chúng tơi tiến hành nghiên cứu 10 giáo viên và 750 sinh viên các khoa khơng chuyên ngữ tại trường Đại học Quy Nhơn thơng qua dự giờ, phỏng vấn và sử dụng bảng câu hỏi. Kết quả thu được từ ba nguồn dữ liệu sẽ được tổng hợp, phân tích nhằm đưa ra được các đề xuất dựa trên nền tảng lý thuyết cĩ sẵn.