Phương pháp nghiên cứu, mơ hình nghiên cứu 1 Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu TAP CHI KHOA HOC Số 4-2017 (Trang 110 - 113)

- Trình độ nhân lực Chăm sĩc sức khỏe

3. Phương pháp nghiên cứu, mơ hình nghiên cứu 1 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Phương pháp nghiên cứu

Trong các nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh [5] đã sử dụng mơ hình hồi quy dữ liệu mảng để xác định đầu ra (GDP) theo vốn lao động và cơ cấu kinh tế. Nghiên cứu của Đinh Phi Hổ [3] lại sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính để ước lượng chất lượng cuộc sống (thu nhập/người/năm) theo tỷ trọng khu vực cơng nghiệp - dịch vụ trong GDP. Nghiên cứu này chúng tơi xem xét đầu ra là năng suất lao động (GDP/lao động) và ước lượng mơ hình hồi quy tuyến tính với các biến độc lập là: cơ cấu kinh tế (GDP, cơ cấu lao động) và mức trang bị vốn trên lao động. Từ đĩ đánh giá vai trị mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố này tới NSLĐ của tỉnh Bình Định. Trong nghiên cứu này, chúng tơi sử dụng số liệu giai đoạn 1990 đến năm 2015 được thu thập từ Niên giám thống kê tỉnh Bình Định.

Tập 11, Số 4, 2017

3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu và năng suất lao động ở Bình Định

3.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Bình Định

Về cơ cấu GDP, từ năm 1990, cơ cấu GDP ở Bình Định cĩ những thay đổi rõ rệt theo hướng tích cực: tỷ trọng nơng nghiệp giảm dần (60,2% năm 1990 cịn 34,6% năm 2010 và 27,3% năm 2015), tỷ trọng GDP phi nơng nghiệp (39,8% năm 1990 cịn 65,4% năm 2010 và 72,7% năm 2015).

Về cơ cấu lao động, từ năm 1990, cơ cấu lao động ở Bình Định cĩ những thay đổi rõ rệt theo hướng tích cực: tỷ trọng lao động nơng nghiệp giảm dần (72,6% năm 1990 cịn 58,3% năm 2010 và 49,7% năm 2015), tỷ trọng lao động cơng nghiệp và dịch vụ tăng (27,4 năm 1990 lên 41,7% năm 2010 và 50,3% năm 2015).

3.2.2. Thực trạng về mức trang bị vốn/lao động (MTBV) ở tỉnh Bình Định

Từ 1990 kinh tế Bình Định cĩ những bước phát triển rõ nét, bắt đầu bắt nhịp cơng cuộc đổi mới của cả nước, vốn đầu tư từ các nguồn của tỉnh cĩ mức tăng khá, gĩp phần làm cho mức trang bị vốn trên một lao động cĩ những thay đổi rõ rệt. Năm 1990: 5,3 triệu/lao động; năm 2010 đạt: 30,6 triệu/lao động; năm 2015 đạt: 49,58 triệu/lao động (bảng 1).

Bảng 1. Mức trang bị vốn/lao động tỉnh Bình Định (1990 - 2015) Năm Đơn vị 1990 1995 2000 2005 2010 2015 TĐPTTB Vốn (Giá SS) Tỷ đồng 3092,8 5887,3 8192,6 15685 26587 45357,4 1,11 LĐ ngườiNgàn 589,3 652,00 683,40 795,70 861,1 914,9 1,018 MTBV đồng/lao Triệu động 5,3 9,03 11,988 19,71 30,8 49,58 1,09

Nguồn: Niên giám Thống kê Bình Định và tính tốn của tác giả

Tốc độ tăng trung bình của mức trang bị vốn/lao động của Bình Định là tương đối cao (9%/ năm). Mức tăng này gĩp phần rất quan trọng cho sự tăng nhanh của năng suất lao động ở Bình Định.

3.2.3. Thực trạng về năng suất lao động (NSLĐ) ở tỉnh Bình Định

Từ năm 1990 kinh tế Bình Định nằm trong quỹ đạo chung của sự phát triển kinh tế cả nước, với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của tỉnh tương đối cao: thời kỳ 1991 - 2000: 8,9%; thời kỳ 2001 - 2010: 9,8%, thời kỳ 2010 - 2015: 9,1%. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng GDP của Bình Định là tương đối cao so với cả nước (cả nước thời kỳ 2010 - 2015 tăng trưởng 5,89%). Kết quả đĩ cũng thể hiện ở sự tăng nhanh của năng suất lao động ở Bình Định qua bảng 2.

Năm Đơn vị 1990 1995 2000 2005 2010 2015 TĐPTTB

GDPss Tỷ đồng 1564,6 2388,7 3661,3 5609,65 9345,607 14456,51 1,093

LĐ Ngàn người 589,3 652,00 683,40 795,70 861,10 914,9 1,018

NSLĐ Triệu đồng/lao động 2,655 3,66 5,357 7,0499 10,85 15,80 1,074

Nguồn: Cục thống kê Bình Định

Nhìn vào bảng 2, chúng ta cĩ thể nhận thấy năng suất lao động tỉnh Bình Định cĩ mức tăng khá (từ 2,655 triệu đồng/lao động năm 1990 tăng lên 15,8 triệu đồng/lao động năm 2014) với tốc độ phát triển trung bình là: 107%/năm. Nhưng do kinh tế Bình Định cĩ xuất phát điểm thấp nên đến năm 2015 NSLĐ chỉ bằng 76,3% NSLĐ cả nước (NSLĐ Bình Định 2015 là 60,395 triệu đồng giá thực tế, trong khi NSLĐ Việt Nam 79,1 triệu đồng).

3.3. Mơ hình đánh giá quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu, mức trang bị vốn/ lao động với NSLĐ tỉnh Bình Định NSLĐ tỉnh Bình Định

3.3.1. Mơ hình quan hệ giữa NSLĐ và mức trang bị vốn, cơ cấu GDP

Để đánh giá quan hệ giữa vốn, cơ cấu GDP và năng suất lao động, trong nghiên cứu này chúng tơi chọn mơ hình:

Yt = β1 + β2kt + β3NNt + β4DVt + β5CNt + ut (1) Trong đĩ:

Y: Năng suất lao động

k: mức trang bị vốn cho một lao động NN: tỷ trọng ngành nơng nghiệp trong GDP CN: tỷ trọng ngành cơng nghiệp trong GDP DV: tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP ut là thành phần sai số ngẫu nhiên

Do mơ hình trên cĩ đa cộng tuyến (vì NN+CN+DV=100%), nên mơ hình (1) được viết lại như sau:

Yt = β1 + β2kt + β4DVt + β5CNt + ut (2)

Với bộ số liệu về GDP (giá so sánh 1994), lao động, vốn (giá so sánh 1994) và cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Định từ năm 1990 đến 2015. Với cơ cấu dịch vụ của tỉnh Bình Định ít nên ước lượng mơ hình trên hệ số β4 khơng cĩ ý nghĩa, đo đĩ biến động của nĩ ảnh hưởng yếu tới năng suất lao động, nên chúng tơi đề nghị hai mơ hình dạng như sau:

Mơ hình I: Yt = β1 + β2kt + β4 CCPNNt + ut (3) Trong đĩ: Y - Năng suất lao động

k - mức trang bị vốn cho một lao động CCPNN - Cơ cấu GDP phi nơng nghiệp.

Tập 11, Số 4, 2017

3.3.2. Mơ hình đánh giá quan hệ giữa NSLĐ và mức trang bị vốn, cơ cấu lao động

Mơ hình II: Yt = β1 + β2kt + β4 LDPNNt + ut (4) Trong đĩ: Y - Năng suất lao động

k - mức trang bị vốn cho một lao động LDPNN - Cơ cấu lao động phi nơng nghiệp.

Một phần của tài liệu TAP CHI KHOA HOC Số 4-2017 (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)