Phức cảm Oedipe

Một phần của tài liệu TAP CHI KHOA HOC Số 4-2017 (Trang 45 - 46)

Phức cảm hay mặc cảm là biểu hiện cụ thể của vơ thức do các cấm kị gây ra bao hàm các triệu chứng cĩ tính xung đột. Mặc cảm căn bản, theo Freud, là mặc cảm Oedipe, sau này ơng bổ sung thêm mặc cảm thiến hoạn. Mặc cảm Oedipe là mặc cảm chung, nhưng thiên về bé trai, cịn bé gái thiên về mặc cảm thiến hoạn, vì nĩ cảm thấy bị hụt hẫng khi nhận ra sự khác biệt với bé trai. Mặc cảm thiến hoạn xuất phát từ ám ảnh về một sự khiếm khuyết hay bất tồn, cĩ nguồn gốc từ trong huyền thoại Cựu Ước, rằng Eva là “người đàn ơng bất tồn” (imperfect men), từ đĩ tạo nên thân phận phụ thuộc của phụ nữ.

Học thuyết Freud chủ yếu lấy mặc cảm Oedipe làm trung tâm của mọi diễn giải. Mặc cảm Oedipe là khái niệm mượn từ trong huyền thoại Hy Lạp. Oedipe thành Thebes phạm tội giết cha lấy mẹ mà khơng hay biết, đến khi nhận ra đã xấu hổ tự chọc mù mắt mình và bỏ kinh thành ra đi. Freud xem đĩ là một biểu trưng về thứ mặc cảm cĩ tính nhân loại: mặc cảm loạn luân. Trong

Vật tổ và cấm kị (1913), Freud xác định chính mặc cảm nguyên thủy này là nền tảng cho những

sáng tạo văn hĩa, nghệ thuật trong lịch sử nhân loại. Sự giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa người cha và đứa con với thân xác của người mẹ đã dần dần sinh ra các cấm kị (taboos) mà người ta ngộ nhận là văn hĩa. Và điều tất yếu, văn hĩa hay cấm kị theo quan niệm ấy khơng bao giờ cĩ thể xĩa tan mặc cảm cĩ tính nhân loại kia mà chỉ cĩ thể dồn nén xuống thành vơ thức trong cấu trúc tinh thần của con người.

Bản chất của mặc cảm Oedipe, theo Freud, chính là sản phẩm khơng thể hịa giải hay chỉ hịa hỗn tạm thời mối quan hệ thù địch giữa đứa bé và người cha. “Nguyên do vẫn nằm trong sự cạnh tranh về đời sống tình dục. Ngay từ khi cịn rất nhỏ, đối với người mẹ đứa bé đã cĩ một lịng yêu đặc biệt: cho rằng mẹ là của riêng mình và người cha thường bị coi như một người cạnh tranh, luơn luơn xâm phạm đến của riêng nĩ, đối với trẻ em gái cũng thế, coi mẹ như là người cạnh tranh tình yêu của nĩ đối với người cha.” [5, tr. 126].

Tất nhiên, Freud chủ yếu giải thích mặc cảm Oedipe cho bé trai. Theo Freud, tình yêu đầu tiên của một đứa bé là người mẹ và kẻ thù đầu tiên của một đứa bé lại là người cha. Đứa bé muốn chiếm đoạt trọn vẹn thân xác người mẹ nhưng khơng thể thỏa mãn bởi sự ngăn cản của người cha nên luơn rơi vào trạng thái ức chế, hụt hẫng. Đứa bé tỏ ra dần dần tuân phục bởi quyền lực của người cha, nhưng khơng thể xĩa nhịa trong nĩ bi kịch về sự hụt hẫng và thù địch. Kết quả cuộc tranh chấp ấy tất yếu sinh ra luật lệ hay những cấm kị và tích lũy thành hệ thống thiết chế mà người ta thường gọi là văn hĩa, đạo đức. Văn hĩa, đạo đức trong nghĩa ấy, xét đến cùng, là những thứ phản tự nhiên để được gọi là tư cách người - nhân cách.

Mặc cảm thiến hoạn khơng là một chủ đề quan trọng trong lí thuyết của Freud. Trong khi câu chuyện Oedipe hay mặc cảm loạn luân chỉ cĩ thể thuyết phục nếu đĩ là bé trai thì đối với bé gái rất

khĩ giải thích. Freud chỉ cĩ thể biện minh bằng các trường hợp. Một là mặc cảm loạn luân cĩ ở cả bé trai lẫn bé gái, nhưng đối với bé gái là sự lật ngược đối tượng. Thay bằng tình yêu đối với mẹ thì nĩ chuyển sang tình yêu đối với người cha. Hai là, cái tơi của bé gái là khơng rõ ràng, vì phụ nữ khơng cĩ bản sắc, chỉ là cái khác của đàn ơng. Freud gọi bằng một cụm từ mỉa mai theo truyền thống là “dương vật bị lộn ngược vào bên trong”. Chính vì, đến một độ tuổi nhận biết, đứa bé gái phát hiện sự khiếm khuyết ấy, tự nĩ sinh ra mặc cảm bị thiến hoạn. Vì cảm thấy mình khơng cĩ quyền lực mạnh mẽ như dương vật của con trai, nên nĩ đành chấp nhận thân phận nhu mì, chịu đựng. Mặc cảm này tự nĩ tiêu diệt cá tính.

Chung quy, cả mặc cảm Oedipe lẫn mặc cảm thiến hoạn đều là sản phẩm của ái kỉ nguyên

thủy. Trong điều kiện bị ức chế, kìm nén quá mức sẽ sinh ra những lệch lạc như thủ dâm, bạo

lực. Ái kỉ nguyên thủy cũng cĩ gốc từ huyền thoại Hy Lạp. Thần Narcissus tự yêu mình đến mức khơng thể yêu ai khác và cuối cùng chết chìm trong cái nửa thực nửa ảo của chính mình. Sự rối loạn nhân cách này gắn liền với tính vị kỷ (egocentrism) như một đặc trưng của sự rối loạn chức năng. Đây là hạt nhân tư tưởng trong lý thuyết về vơ thức và nhân cách của Freud, nhưng cũng là vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất cho đến nay. Vơ thức là hiện tượng sinh ra từ sự dồn nén dẫn đến rối loạn chức năng mà cội nguồn sâu xa là sự địi hỏi giải phĩng năng lượng tính dục (libido). Mặc dù chỉ ra được nguyên nhân xã hội, nhưng Freud vẫn chỉ định nĩ tồn tại như một hiện tượng sinh lý tự nhiên bởi cái gốc khơng thể loại bỏ, khơng thể xĩa mờ của bản năng giống lồi. Đây là vấn đề khơng chỉ gây tranh cãi mà cịn bị phản biện liên tục cho đến khi Phân tâm học cổ mẫu (Archetypal Psychoanalysis) và Giải cấu trúc (Deconstruction) ra đời.

Một phần của tài liệu TAP CHI KHOA HOC Số 4-2017 (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)