Ảnh hưởng của tư tưởng “Thiên triều Thượng quốc”

Một phần của tài liệu TAP CHI KHOA HOC Số 4-2017 (Trang 90 - 91)

- Khuyết AB trừu tượng: cĩ 12 TNSSTV (1,13%)

4. Kết luận và kiến nghị 1 Kết luận

2.4. Ảnh hưởng của tư tưởng “Thiên triều Thượng quốc”

Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, cĩ nền văn hĩa lâu đời và giàu thành tựu. Suốt mấy nghìn năm lịch sử, người Trung Quốc chỉ từng tiếp xúc với các dân tộc nhỏ yếu xung quanh mình. Chính vì vậy, từ rất sớm đã hình thành nên tính kiêu ngạo, tự cao tự đại một cách mù quáng trong giai cấp thống trị Trung Quốc mà người ta thường gọi là tư tưởng “Thiên Triều Thượng Quốc”. Đây là một dạng thái độ chính trị văn hĩa, tự coi văn minh Trung Hoa là ưu việt nhất, đứng ở trung tâm của thế giới, coi hồng đế của Trung Hoa là “Thiên tử” thay trời cai trị tồn bộ thế giới, coi các hĩa vật của Trung Hoa là phong phú và giá trị nhất… Điều đặc biệt, tư tưởng này đã ăn sâu vào đầu ĩc của giới cầm quyền phong kiến Trung Quốc, trở thành một nhân tố thường xuyên của kết cấu ý thức văn hĩa. Cho đến thời Minh-Thanh, các chính quyền phong kiến bấy giờ vẫn bảo lưu một cách sâu đậm tư tưởng này. Đơn cử như, cuối đời nhà Minh, giáo sĩ phương Tây của hội truyền giáo Jesus là Mathieu Ricci đến Bắc Kinh dâng lên hồng đế bức “Vạn Quốc Dư Đồ” (Bản đồ thế giới), thì các quan viên triều đình đều “ồ” lên một cách ngạc nhiên, vì nước Trung Quốc tại sao khơng phải là một quốc gia đứng giữa trung tâm thế giới [1; tr. 481]. Bên cạnh đĩ, họ vẫn luơn ngạo nghễ tơn cao nền sản xuất của mình mà coi khinh hàng hĩa của các nước bên ngồi, coi đĩ chỉ là những sản phẩm của “hĩa ngoại chi dân” (tức hàng hĩa của những quốc gia thấp kém ở bên ngồi). Cũng vì vậy, về cơ bản các chính quyền phong kiến Trung Hoa khơng cĩ ý thức chủ động giao lưu và buơn bán với các dân tộc khác. Họ luơn xem người nước ngồi đến Trung Quốc buơn bán đều là những “nước phiên thuộc” đến để tiến cống cho “Thiên Triều” và được “Thiên Triều” ban cho đặc ân buơn bán để kiếm chút lợi lộc từ “Thượng Quốc”.

Tập 11, Số 4, 2017 Tuy nhiên, kể từ thế kỉ XVI, đặc biệt là từ nửa sau thế kỉ XVII, nền văn minh Trung Hoa được coi là sáng chĩi ấy đã phải đối mặt với một nền văn minh mới do những người châu Âu mang đến, với tàu chiến và súng đại bác, mà độ lợi hại của chúng thì vượt xa trình độ của người Trung Quốc. Điều này đã tạo nên một cú sốc lớn và khơng khỏi làm chao đảo “Thiên Triều” của các hồng đế Trung Hoa. Vì vậy, như một phản ứng bản năng khi tiếp xúc với sức mạnh của người phương Tây, thái độ của các hồng đế Minh - Thanh đối với thế giới bên ngồi dần trở nên tiêu cực. Mặc dù bề ngồi các chính quyền phong kiến Trung Hoa khơng thừa nhận vị thế mới của các quốc gia phương Tây, nhưng trên thực tế, sự tự tin của “Thiên Triều” về sức mạnh của mình dường như đã sa sút. Bởi vậy, các hồng đế thời Minh - Thanh đã chuyển dần từ chính sách đối ngoại là trung tâm của thế giới sang bảo vệ văn minh Trung Hoa và bảo vệ trật tự cai trị khỏi ảnh hưởng của nước ngồi bằng chính “hàng rào” biên giới của mình. Đây được coi là một trong những lý do cơ bản giải thích tại sao các hồng đế Trung Hoa trong thời kì này lại cố cơng xây dựng “bức tường vơ hình” bịt kín lấy Trung Quốc và thực thi chính sách thương mại hàng hải hết sức bảo thủ.

Một phần của tài liệu TAP CHI KHOA HOC Số 4-2017 (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)