Quan niệm về biểu tượng, biểu tượng trong thơ Nguyễn Trã

Một phần của tài liệu TAP CHI KHOA HOC Số 4-2017 (Trang 52 - 53)

2. Nội dung ý nghĩa triết lí qua biểu tượng thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trã

2.1. Quan niệm về biểu tượng, biểu tượng trong thơ Nguyễn Trã

Theo nhận định chung, biểu tượng được hình thành trong một quá trình lâu dài, cĩ tính ước lệ và bền vững. Biểu tượng là cái nhìn thấy được mang một kí hiệu dẫn đến cái khơng nhìn thấy được, là vật mơi giới nhằm tri giác cái bất khả tri giác. Biểu tượng được hiểu như là những hình ảnh tượng trưng, được cả cộng đồng dân tộc chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong một thời gian dài. Nghĩa của biểu tượng phong phú, nhiều tầng bậc, ngầm ẩn bên trong.

Dựa vào quan niệm trên, cĩ thể nĩi biểu tượng văn học (literature symbole) là những hình ảnh, tín hiệu ngơn ngữ trong tác phẩm văn học cĩ tính khái quát và phổ biến đến mức cĩ khả năng gợi ra một hình ảnh khác hoặc một số phẩm chất, một số đặc trưng khác với đối tượng biểu hiện. Cụ thể, biểu tượng là phương thức sử dụng một hình ảnh cụ thể để nĩi lên một sự trừu xuất hay vắng mặt được hình thành trong quá trình sáng tạo của nhà văn, nhà thơ.

Tuy luơn chứa đựng trong mình những giá trị đã được vĩnh hằng hĩa nhưng biểu tượng khơng trở thành nơi tồn đọng những ý nghĩa cũ mịn, giam giữ các tầng nghĩa “xơ cứng”, mà nĩ là một thực thể sống động luơn cĩ sự luân chuyển, đắp đổi nghĩa. Biểu tượng được nuơi dưỡng bằng lối tư duy, tưởng tượng phong phú của con người. Một sự vật, hình ảnh vật chất, cụ thể mang giá trị thẩm mỹ, gợi lên những liên tưởng về bản chất của một sự vật nào đĩ, tạo ra một tín hiệu thẩm mỹ mới mang nét nghĩa biểu trưng.

Thiên chức của nhà thơ là tìm kiếm và đưa cái đẹp cuộc sống vào tác phẩm của mình. Mỗi tác phẩm văn học là kết quả của một quá trình suy nghĩ, trăn trở của người nghệ sĩ. Biểu tượng luơn chứa đựng những tư tưởng khái quát được đúc rút từ cuộc sống, cĩ khả năng nảy sinh quan niệm, mang ý nghĩa triết lý sâu sắc về con người, về cuộc đời của người nghệ sĩ. Bởi vậy, trong sáng tác nghệ thuật, biểu tượng được xem là yếu tố hàng đầu, người nghệ sĩ dụng cơng xây dựng nhằm tăng cường giá trị biểu đạt và chiều sâu ý nghĩa cho tác phẩm.

Nguyên tắc “thi trung hữu họa” luơn được các nhà thơ cổ điển Việt Nam ý thức một cách sâu sắc. Để chuyển biến hình ảnh tồn tại bên trong tinh thần thành hình tượng cĩ thể tri giác được, thơ cổ điển cần nhờ tới phương thức biểu đạt của hội họa. Tuy nhiên, chất liệu để xây dựng nên thơ là ngơn ngữ. Tính hình tuyến của ngơn ngữ khơng cho phép thơ diễn đạt cùng lúc giữa những chi tiết tạo thành bức tranh tổng thể mà phải diễn đạt từng chi tiết một. Việc tái hiện hiện thực bằng những hình ảnh cụ thể vào thơ rõ ràng là khĩ khăn hơn so với hội họa. Đây chính là thử thách đối với nhà thơ khi phải chọn lựa, sắp xếp hệ thống biểu tượng thẩm mỹ đưa vào tác phẩm mà vẫn đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các quy định sáng tạo nghệ thuật.

Cĩ tư tưởng mới mẻ vượt thời đại, cùng với quan niệm thẩm mỹ tiến bộ, bên cạnh việc tuân chuẩn trong sáng tạo nghệ thuật, nhà thơ trung đại Nguyễn Trãi vẫn cĩ những “phi chuẩn” nhất định trong sáng tạo thi ca. Với tinh thần phĩng khống, giàu màu sắc nhân văn, người nghệ sĩ khơng phân chia “địa giới” cái đẹp, khơng phân biệt cái đẹp trong cuộc sống theo cấp độ đẳng cấp quý tộc hay bình dân. Điều này cho phép ơng rộng đường hơn trong việc lựa chọn, xây dựng

Tập 11, Số 4, 2017 hệ thống hình ảnh thẩm mỹ nhằm biểu đạt các giá trị tư tưởng. Theo đĩ, hệ thống biểu tượng thiên nhiên trong thơ ơng phong phú, đa dạng, cĩ khả năng tham gia vào việc thể hiện những vấn đề triết lý nhân sinh sâu sắc.

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Triết lí là quan niệm chung của con người về những vấn đề nhân sinh và xã hội” [1,1035]. Triết lí thuộc về tư tưởng, là những nguyên lý về cách sống, lối cảm nghiệm, về cái nhìn và cách suy tư… của con người. Triết lí gắn liền với cuộc sống, là những suy tư xuất phát từ cuộc sống, khơng chỉ của cá nhân mà cịn là của một tập thể, một cộng đồng, một dân tộc.

Triết lí khơng phải là những định đề bất biến mà cĩ thể biến đổi theo hồn cảnh xã hội, theo phương tiện sinh hoạt của con người ở những thời đại lịch sử khác nhau. Triết lí là những tư tưởng được chắt lọc từ cuộc sống, đúc rút thành khái quát, cơ đọng và hiện diện trên nhiều bình diện khác nhau. Triết lí là sự suy tư, phân tích và tổng hợp mang tính tồn triệt, rốt ráo về con người, về thân phận con người, về sự vật, nhất là về ý nghĩa cuộc đời. Trên lĩnh vực nghệ thuật, triết lí được biểu hiện rộng rãi. Tính triết lí thể hiện khá nhiều trong văn chương bác học lẫn văn chương bình dân, nơi được chọn là đối tượng phản ánh và suy nghiệm.

Sáng tạo biểu tượng thẩm mỹ là một yêu cầu của nghệ thuật nĩi chung, thơ ca nĩi riêng. Yêu cầu này đã được đặt ra từ lâu trong lịch sử nghệ thuật nhân loại, trong mỗi nền văn học. Với tư cách là một nhà nho am hiểu nghệ thuật thi ca, Nguyễn Trãi đã cĩ những chủ động cần thiết trong hoạt động sáng tạo của mình. Kết quả, trong thơ ca của ơng đã xuất hiện nhiều biểu tượng thẩm mỹ mang ý nghĩa triết lý.

Cĩ thể khẳng định, thơ Nguyễn Trãi cĩ nội dung phong phú, hướng tới phản ánh nhiều đề tài khác nhau. Dù viết về đề tài nào, hai tập thơ vẫn khơng ngồi thể hiện tư tưởng tình cảm và quan niệm thẩm mỹ của nhà thơ. Cơ sở để tạo nên các biểu tượng thẩm mỹ trong thơ Nguyễn Trãi là hiện thực khách quan, gồm thế giới các hiện tượng tự nhiên, thế giới vạn vật và con người xã hội. Cĩ thể nĩi, với 254 bài thơ chữ Nơm, Nguyễn Trãi đã xây dựng nên một hệ thống biểu tượng phong phú, đa dạng ngầm chứa những triết lý nhân sinh. Trong hệ thống biểu tượng đa dạng ấy, biểu tượng thiên nhiên mang ý nghĩa triết lý sâu sắc in đậm dấu ấn tư tưởng, tâm hồn Nguyễn Trãi. Khẳng định thêm điều này, Ngơ Viết Dinh đã nhận xét: “Nguyễn Trãi là một vĩ nhân. Để hiểu thêm vĩ nhân ấy, hãy xem nhật ký tâm trạng thơ biểu hiện cách sống và bảng giá trị làm nên phẩm giá con người ấy” [2, 9].

Một phần của tài liệu TAP CHI KHOA HOC Số 4-2017 (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)