Lịch sử quy định pháp luật Việt Nam về di chúc chung của vợ chồng

Một phần của tài liệu TAP CHI KHOA HOC Số 4-2017 (Trang 127 - 128)

- Trình độ nhân lực Chăm sĩc sức khỏe

2. Lịch sử quy định pháp luật Việt Nam về di chúc chung của vợ chồng

Vào thời kỳ phong kiến, trên thực tế di chúc chung của vợ, chồng khá phổ biến, xuất phát từ nguyên nhân hệ tư tưởng thời kỳ bấy giờ, đại đa số tài sản chung trong gia đình được định đoạt thơng qua di chúc chung. Tuy nhiên, di chúc chung chưa được quy định trong pháp luật thừa kế trong thời kỳ này. Xem xét Bộ luật Hồng Đức và Luật Gia Long đều khơng thấy cĩ quy định về di chúc chung của vợ, chồng [1].

Luật thực định thời cận đại cũng đã bắt đầu ủng hộ giải pháp mang tính luân lý đĩ. Tìm hiểu về di chúc chung của vợ chồng trong các Bộ Dân luật chế độ trước thì thấy cĩ quy định về vấn đề này, như Điều 313 Bộ Dân luật Trung Kỳ năm 1936 (cịn gọi là Hồng Việt Trung Kỳ hộ luật, “hộ luật” một thuật ngữ được du nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam và đã được sử dụng để chỉ luật dân sự [2]), tương tự vấn đề cũng được quy định tại Điều 321 Dân luật Bắc Kỳ năm 1931, hay tại Điều 572 Dân luật Sài Gịn năm 1972: “Chúc thư chỉ cĩ thể do một người làm ra; hai người khơng thể

cùng chung làm một chúc thư lợi tha hay lưỡng tương đắc lợi. Đặc biệt, trong trường hợp chúc thư do hai vợ chồng cùng làm để sử dụng tài sản chung, chúc thư được thi hành riêng về phần di sản của người chết trước, người sống vẫn cĩ quyền hủy bãi hay thay đổi chúc thư về phần mình”.

Pháp luật hiện hành của Nhà nước ta cũng thừa nhận vợ, chồng cĩ quyền lập di chúc chung. Thơng tư số 81-TANDTC về “Hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế” do Tịa án nhân dân tối cao ban hành ngày 24/07/1981 đã từng nhắc đến di chúc chung của vợ, chồng, cụ thể: “Di

chúc do hai vợ chồng cùng làm để định đoạt tài sản chung, nếu một người chết trước, thì chỉ riêng phần di sản của người đĩ được thi hành theo di chúc. Người cịn sống cĩ quyền giữ nguyên, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc đối với phần tài sản của mình”.

Pháp lệnh của Hội đồng nhà nước số 44-LTK/HĐNN8 ngày 10/09/1990 về “Thừa kế” tuy khơng trực tiếp qui định về di chúc chung của vợ, chồng, nhưng cũng gián tiếp thừa nhận hiệu lực của di chúc chung, cụ thể tại khoản 1 Điều 23: “Di chúc cĩ hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.

Trong trường hợp di chúc lập chung, mà cĩ người chết trước, thì chỉ phần di chúc liên quan đến phần tài sản của người chết trước cĩ hiệu lực”.

Sau này, vấn đề di chúc chung của vợ, chồng cũng được qui định khá rõ trong BLDS 1995 [3]. Đến năm 2005, BLDS 2005 ban hành, thay thế cho BLDS 1995, thì các quy định về di chúc chung của vợ, chồng đã cĩ nhiều sửa đổi, vấn đề này chỉ được quy định trong phạm vi 03 điều luật sau:

Điều 663: “Vợ, chồng cĩ thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung”. Điều 664 : “Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của vợ, chồng

1. Vợ, chồng cĩ thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào. 2. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ cĩ thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình”.

Điều 668: “Di chúc chung của vợ, chồng cĩ hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc

tại thời điểm vợ, chồng cùng chết”.

Một phần của tài liệu TAP CHI KHOA HOC Số 4-2017 (Trang 127 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)