Công tác tiền lƣơng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy cán bộ công chức, viên chức trường đại học quảng nam (Trang 29 - 33)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.1. Công tác tiền lƣơng

Nhu cầu v t chất là yếu tố quan trọng để tạo động lực thúc đẩy ngƣời lao động. Suy cho cùng, nhu cầu v t chất đƣợc thỏa mãn từ tiền lƣơng.

Tiền lƣơng là một phạm trù kinh tế, là một kết quả quan trọng của sự phân phối của cải trong xã hội. Kinh tế học vi mô coi sản xuất là sự kết hợp giữa hai yếu tố là lao động và vốn. Vốn thuộc quyền sở hữu của một bộ ph n dân cƣ trong xã hội, còn một bộ ph n dân cƣ khác do không có vốn chỉ có sức lao động, phải đi làm thuê cho những ngƣời có vốn và đổi lại họ nh n đƣợc một khoản tiền gọi là tiền lƣơng. Theo tổ chức lao động Quốc tế (ILO): “Tiền lƣơng là sự trả công hoặc thu nh p có thể biểu hiện bằng tiền và đƣợc ấn định bằng thoả thu n giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động, hoặc bằng pháp lu t, pháp quy Quốc gia, do ngƣời sử dụng lao động phải trả cho ngƣời lao động theo hợp đồng lao động cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm hoặc sẽ phải làm.”

Ở Việt Nam cũng có nhiều khái niệm khác nhau về tiền lƣơng. Một số khái niệm về tiền lƣơng có thể đƣợc nêu ra nhƣ sau:

- “Tiền lƣơng là giá cả sức lao động đƣợc hình thành qua thỏa thu n giữa ngƣời sử dụng sức lao động và ngƣời lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trƣờng”. [20,tr.1]

- “Tiền lƣơng đƣợc hiểu là số lƣợng tiền tệ mà ngƣời sử dụng lao động trả cho ngƣời lao động khi họ hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc pháp lu t quy định hoặc hai bên đã thỏa thu n trong hợp đồng lao động”.[20,tr.1]

Theo tác giả: Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động tương ứng với số lượng và chất lượng lao động mà họ đã cống hiến và chịu sự tác động của quy luật cung cầu về sức lao động trên thị trường.

Tiền lƣơng là một trong những công cụ đắc lực, có vai trò quan trọng trong việc tạo động cơ thúc đẩy con ngƣời làm việc.

Tuy v y không phải tổ chức nào cũng phải trả một mức lƣơng th t cao cho ngƣời lao động để có đƣợc động lực vì điều này còn phụ thuộc vào khả năng chi trả và ý muốn chi trả của tổ chức. Do đó để nâng cao vai trò kích thích lao động thông qua tiền lƣơng thì công tác trả lƣơng cho lao động phải đảm bảo đƣợc những nội dung cơ bản sau:

a. Chính sách tiền lương hợp lý

Chính sách tiền lƣơng thể hiện thái độ ứng xử ngƣời sử dụng lao động đối với ngƣời lao động.

Có chính sách tiền lƣơng hợp lý, tổ chức tạo sự công bằng cho ngƣời lao động, góp phần tạo động lực thúc đẩy ngƣời lao động làm việc, khuyến khích họ nhiệt tình cống hiến để đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức.

Để tạo động lực thúc đẩy ngƣời lao động thì chính sách tiền lƣơng đƣợc xây dựng phải đảm bảo việc thu hút lao động có trình độ, chuyên môn cao, duy trì đƣợc dội ngũ nhân viên giỏi, kích thích động viên nâng cao năng suất lao động, đáp ứng yêu cầu của pháp lu t.

Muốn xây dựng một chính sách tiền lƣơng hợp lý thì tổ chức cần:

- Dựa trên chiến lƣợc phát triển của tổ chức, cần phải xem xét đối tƣợng lao động nào nên đƣợc ƣu tiên về lƣơng? Việc xây dựng chính sách tiền lƣơng cần dựa trên triết lý, quan điểm của các nhà quản trị cấp cao, chiến lƣợc phát triển trong tƣơng lai của tổ chức để xem xét mức lƣơng nên ƣu tiên cho loại lao động nào và không ƣu tiên loại nào.

- Xác định qu lƣơng trả cho ngƣời lao động: Cụ thể tổ chức cần cân nhắc ấn định mức lƣơng cao hay thấp hơn so với trƣớc đây? So với điều kiện hiện có, doanh nghiệp cùng ngành, cùng địa bàn.

b. Mức chi trả tiền lương được hình thành có cơ sở khoa học

Mức chi trả tiền lƣơng thực chất là đơn giá tiền lƣơng.

Mức chi trả tiền lƣơng đƣợc hình thành có cơ sở khoa học là mức lƣơng đƣợc xác định tƣơng xứng với số lƣợng và chất lƣợng lao động mà ngƣời lao động bỏ ra để hoàn thành công việc.

Mức chi trả tiền lƣơng đƣợc hình thành có cơ sở khoa học sẽ đảm bảo tính công bằng, khoa học trong công tác trả lƣơng, kích thích ngƣời lao động làm việc, nâng cao năng suất lao động.

Để xác định mức chi trả tiền lƣơng hợp lý cần: Phân tích công việc, định giá công việc, xếp hạng công việc để tính tổng số điểm. Mức chi trả tiền lƣơng đƣợc tính bằng qu lƣơng/ tổng số điểm.

c. Cơ cấu tiền lương hợp lý

Cơ cấu tiền lƣơng là thành phần, tỷ lệ, mối quan hệ giữa các bộ ph n tiền lƣơng trong tổng số. Nói đến cơ cấu tiền lƣơng ở đây là nói đến mối quan hệ giữa tiền lƣơng cơ bản, phụ cấp lƣơng, tiền thƣởng và phúc lợi.

- Tiền lƣơng cơ bản là tiền lƣơng đƣợc xác định trên cơ sở tính đủ các nhu cầu cơ bản về sinh học, xã hội học, về trình độ phức tạp của công việc và mức độ tiêu hao lao động trong điều kiện trung bình của từng ngành nghề.

- Phụ cấp lƣơng là tiền trả công ngƣời lao động ngoài tiền lƣơng cơ bản. Nó bổ sung cho lƣơng cơ bản, bù đắp thêm cho ngƣời lao động làm việc trong những điều kiện đặc biệt.

- Tiền thƣởng là số tiền mà ngƣời sử dụng lao động trả thêm cho ngƣời lao động khi ngƣời lao động hoàn thành hoặc hoàn thành tốt công việc nào đó.

- Phúc lợi là khoản đãi ngộ gián tiếp về mặt tài chính cho ngƣời lao động để hỗ trợ cuộc sống và động viên tinh thần cho ngƣời lao động.

Việc xác định cơ cấu tiền lƣơng hợp lý có ý nghĩa quan trọng, ảnh hƣởng đến động lực thúc đẩy ngƣời lao động làm việc vì mỗi thành phần có một tác dụng riêng:

- Tiền lƣơng cơ bản và phúc lợi tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả, gắn bó với tổ chức.

- Phụ cấp có ý nghĩa kích thích ngƣời lao động thực hiện tốt những công việc trong điều kiện khó khăn, phức tạp hơn bình thƣờng.

- Tiền thƣởng là động lực để ngƣời lao động có thể hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và đạt kết quả tốt.

Để xác định cơ cấu tiền lƣơng hợp lý cần chú ý đến chiến lƣợc phát triển, đặc điểm công việc và truyền thống văn hóa của công ty.

d. Các hình thức trả lương phù hợp

Hình thức trả lƣơng là căn cứ xác định để ngƣời sử dụng lao động trả lƣơng cho ngƣời lao động.

Có nhiều hình thức trả lƣơng: trả lƣơng theo thời gian, theo sản phẩm, theo sản phẩm lũy tiến, lƣơng khoán.

- Trả lƣơng theo thời gian: là tiền lƣơng đƣợc trả theo tháng, theo tuần, theo ngày hoặc theo giờ, áp dụng đối với những ngƣời làm công tác quản lý, chuyên môn, k thu t, nghiệp vụ; những ngƣời làm các công việc theo dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị và những ngƣời làm các công việc mà trả lƣơng thời gian có hiệu quả hơn các hình thức trả lƣơng khác.

- Trả lƣơng theo sản phẩm: áp dụng đối với ngƣời lao động hoặc t p thể, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lƣợng, chất lƣợng sản phẩm đƣợc giao.

- Trả lƣơng theo sản phẩm lũy tiến: là hình thức trả lƣơng phần sản lƣợng trong định mức khởi điểm tính theo đơn giá bình thƣờng; phần sản lƣợng vƣợt mức khởi điểm sẽ tính theo đơn giá cao hơn.

- Lƣơng khoán: áp dụng đối với cá nhân hoặc t p thể ngƣời lao động, căn cứ vào khối lƣợng, chất lƣợng công việc và thời gian phải hoàn thành. [9]

Phải lựa chọn hình thức trả lƣơng phù hợp vì mỗi hình thức trả lƣơng thích hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của một số loại doanh nghiệp, tổ chức nhất định. Điều này sẽ đảm bảo tính công bằng, khoa học trong công tác tiền lƣơng, kích thích ngƣời lao động làm việc, nâng cao hiệu quả lao động góp phần đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức.

Để lựa chọn hình thức trả lƣơng phù hợp cần dựa vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng tổ chức vì mỗi hình thức thích hợp cho một loại công việc nhất định, có những yêu cầu, điều kiện áp dụng riêng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy cán bộ công chức, viên chức trường đại học quảng nam (Trang 29 - 33)